Một chuyên viên làm việc lâu năm tại văn phòng đại diện một nhà nhập khẩu nước ngoài, sau khi đọc bài “Giá cà phê: nông dân cươi, doanh nghiệp mếu” đã gặp người viết, cung cấp thêm nhiều thông tin số liệu liên quan đến ngành cà phê Việt Nam. Cuối cùng, anh buông một câu kết thúc, “thua là phải”.
Những tài liệu mà anh ta cung cấp, với người ngoài cuộc là những con số thống kê khô khan nhưng với dân trong ngành, đó là những bí mật mà hiếm doanh nghiệp nào của Việt Nam có được.
Toàn bộ việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2007 – 2008 (niên vụ cà phê bắt đầu vào tháng 10 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 9 năm sau) và niên vụ 2008 – 2009 cho tới tháng 7 đều được thống kê chi tiết trong tài liệu này. Chi tiết tới từng lô hàng có sản lượng bao nhiêu tấn của từng công ty, ngày ký hợp đồng, ngày cà phê lên tàu, loại cà phê R1 hay R2, mức giá trừ lùi, nhà nhập khẩu, cảng đến của lô hàng; chẳng hạn trong tháng 12 năm ngoái, có 985 lô hàng cà phê được xếp lên tàu với tổng sản lượng 95.588 tấn.
“Tuy trong thống kê không có giá xuất, mà chỉ có giá trừ lùi nhưng với dân trong nghề cà phê, chỉ cần mức trừ lùi có thể tính được ra giá xuất dựa vào giá giao dịch của thị trường London với cà phê robusta và từ đó, tính ra lời hay lỗ dựa vào giá trong nước tại cùng thời điểm”, vị chuyên viên này giải thích.
Người viết càng bất ngờ hơn khi vị chuyên viên này còn cho hay rằng các nhà nhập khẩu nước ngoài không chỉ bỏ tiền ra mua thông tin từ nhiều nguồn, thuê chuyên gia phân tích như bảng số liệu xuất khẩu từng tháng của Việt Nam, mà họ còn thống kê diện tích cà phê của Việt Nam hiện có bao nhiêu và trong đó bao nhiêu đang trong kỳ thu hoạch với những chi tiết cụ thể, độ chính xác cao. Khi người viết tỏ vẻ không tin thì anh ta liền trưng ra một file excel dữ liệu diện tích cà phê của ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng để chứng minh.
Có lẽ các cơ quan ngành nông nghiệp nếu xem dữ liệu này không khỏi ngạc nhiên khi các nhà nhập khẩu cà phê nước ngoài thống kê diện tích cà phê trồng mới, diện tích cà phê đang trong kỳ thu hoạch tới từng huyện, từng xã. “Thậm chí sau khi thống kê diện tích, làm cơ sở dự báo sản lượng, họ không tin lắm và dùng cả ảnh vệ tinh, từ đó dùng quang phổ để phân biệt lá cà phê và lá cây rừng rồi dựa theo tỉ lệ để tính ra diện tích cà phê”, anh ta nói.
Và như để chứng minh lời nói của mình, anh ta còn bảo lâu nay các cơ quan chức năng của Việt Nam dự báo sản lượng cà phê từng niên vụ theo kiểu phỏng đoán chung chung, nên kết quả đều “trật chìa”. Trong khi đó, các nhà nhâp khẩu nước ngoài dự báo chính xác tới mức chỉ chênh lệch vài phần trăm; do vậy mà họ ít khi tin các dự báo của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đợt rớt giá cà phê vào cuối tháng 6 vừa qua làm các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam chịu thiệt, anh ta cho rằng các nhà nhập khẩu (kể cả các quỹ đầu tư, đầu cơ cà phê thế giới) “làm mưa làm gió” với các nhà xuất khẩu Việt Nam là vì họ biết tường tận từng lô hàng của từng doanh nghiệp trong nước, giao tháng nào, giá bao nhiêu và lời lỗ bao nhiêu để ép giá.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam, đầu tuần này cho rằng đợt giá thảm hại của cà phê Việt Nam vào cuối tháng 6 là do các quỹ đầu tư, đầu cơ (có khi các quỹ này cũng là người mua hàng của cà phê Việt Nam) lũng đoạn thị trường. Thế nhưng tại sao họ lũng đoạn được thị trường cà phê, nhất là Việt Nam? Trong khi đàm phán ký hợp đồng, anh ta kể, các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn ở thế yếu khi người mua hàng nắm tường tận “chân tơ kẽ tóc” của cả ngành cà phê Việt Nam lẫn từng doanh nghiệp cụ thể.
“Thua là phải!”, anh ta kết luận.
Xem thêm: Khảo sát mùa vụ cà phê Việt Nam, nước ngoài họ đã làm như thế nào?
quá hay, minh luon thua thiet, cxau hoi la tai sao????
Toi nghe noi khi danh gia san luong, cac chuyen gia nuoc ngoai den tung lo ca phe , tuong vung.
con VN thi sao? khong chinh xac dau.
Nói tóm lại là mình kinh doanh hàng thật – căn cứ thông tin trên giấy – Còn các quỹ đầu cơ kinh doanh thông tin thật và hàng trên giấy !
chào anh!
1. Anh cho mình hỏi cafe xô và nhân là gì?
2. người ta phân lọai càfe lọai 1, 2, 3…R1, R2…là thế nào?
3. anh có thể chỉ dùm 1 công thức rang cafe với khởi đầu khỏang 100 kg cafe thì cần bao nhiêu lượng gia vị?
4. cafe hạt mua về cất bao lâu thì bị hư hỏng? rang cafe rồi để bao lâu thì hết ngon?
cám ơn anh rất nhiều
gửi Phát – cà phê thóc là cà phê không có vỏ thịt bên ngoài , cà phê nhân là cà phê bóc vỏ thóc , cà phê nhân xô là cà phê quả khô qua máy xát khô không còn vỏ thịt và vỏ thóc .Cho cà phê nhân xô lên hệ thống sàng phân loại kích cỡ loại cà phê đóng gói xuất khẩu gồm các loại ( Theo t/c hiện tại ) Cà phê 7,1 là cà phê nhận được trên sàng phân loại có kích cở lỗ tròn 7,1 ly , cà phê r1 là loại lất trên sàng 6,3 ly , cà phê r2 lấy trên sàng có lỗ 5 ly v.v. Trong tiêu chuẩn trên kèm theo tỉ lệ lọt sàng ( Sang loại đó )<=10%,tùy theo hợp đồng mà các tiêu chuẩn kèm theo tỉ lệ hạt đen ,vỡ ,độ ẩm đo trên máy kett 2 ,hạt mốc ,hạt lẫn (khác chủng loại),tạp chất ,mùi vị v.v. ồ chắc bạn không phải dân làm cà phê rồi còn nhiều lắm …
“Thậm chí sau khi thống kê diện tích, làm cơ sở dự báo sản lượng, họ không tin lắm và dùng cả ảnh vệ tinh, từ đó dùng quang phổ để phân biệt lá cà phê và lá cây rừng rồi dựa theo tỉ lệ để tính ra diện tích cà phê”
Câu này có mùi bom nổ chậm.Không biết bản đồ không ảnh của ngành trắc địa bản đồ hay quân sự thế nào ( Có lẽ cũng không ai được tiếp cận loại bản đồ này) chứ bản đồ không ảnh phổ biến nhất hiện nay là google earth mà tôi vẫn thường xử dụng thì không thể phân biệt được bằng màu sắc hay bước sóng ánh sáng, chỉ có thể phân biệt cây trồng và cây rừng nhờ vào hình ảnh đặc trưng: cây trồng ngay hàng thẳng lối còn cây rừng thì không.
Dùng google earth có thể phân biệt tương đối các loại cây trồng có khoảng cách lớn như tiêu, cà phê. tuy nhiên, có thể bị nhầm lẫn với vườn cao su mới lớn vì nhìn từ trên cao nó cũng na ná.