Kế hoạch chiến lược ngành cà phê cận nhiệt đới tại Úc (2010-2014)

Từ khi phát triển nổi bật vào những năm 90, ngành cà phê miền cận nhiệt đới tại Úc đã không đề ra kế hoạch chiến lược bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Kết quả là, quá trình phát triển chỉ giới hạn trong các sáng kiến của những công ty và cá nhân riêng lẻ trong thực tế quản lý ở các lĩnh vực trồng, thu hoạch và chế biến. Sự thiếu liên kết và chất lượng không nhất quán đã hạn chế sự phát triển của ngành.

Vùng cận nhiệt đới trong nội địa (xa bờ biển) phía bắc ven biển New South Wales và đông bắc Queensland, có tiềm năng cung cấp cà phê đặc trưng, chất lượng cao, ‘khí hậu mát mẻ’ phù hợp cho cả thị trường cà phê espresso và coffee plunger[1], sử dụng tập quán sản xuất tự nhiên thân thiện với môi trường. Với sản phẩm chất lượng nhất quán, giá cả thường đạt được ở mức cao.

australian-coffee-region

Ngành đã thành lập một tổ chức, Hiệp hội cà phê cận nhiệt đới Úc (Australian Subtropical Coffee Association – ASTCA)[2] vào năm 2008 bằng cách mở rộng tư cách thành viên, từ những người trồng cho tới những người cung cấp dịch vụ nông nghiệp, thu hoạch, chế biến, rang xay, người mua và ngành du lịch trong vùng, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục[3]. Mục đích là cải tiến/phát triển ngành cà phê cận nhiệt đới bằng cách phát triển thị trường tập trung vào sản phẩm đặc trưng với chất lượng cao, đáp ứng tập quán chất lượng và an toàn thực phẩm tốt nhất của thế giới. ASTCA hiện tại tập trung vào các thông tin dựa trên nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực của ngành từ trồng trọt, thu hoạch, chế biến, đánh giá chất lượng và kinh doanh mua bán. Những tổ chức dẫn đầu mới trong ngành hiện đang được cung cấp một thị trường và khách hàng vững chắc và tập trung vào sự phát triển tương lai của ngành.

Để hình thành và phát triển ngành, ASTCA nhận thấy nhu cầu phải phát triển một kế hoạch chiến lược, đúc kết từ chuyên môn và kinh nghiệm của những tổ chức sản xuất, chế biến, rang xay, kinh doanh đứng đầu trong toàn bộ chuỗi cung cũng như từ những tổ chức nghiên cứu và ngành du lịch.

Mục đích của kế hoạch chiến lược này là nhằm cung cấp văn bản khung cho sự phát triển hơn nữa của ngành. Văn bản này sẽ cung cấp phạm vi và khuôn khổ cho những người tham gia hiện tại cũng như những người tham gia tiềm năng trong tương lai, giúp họ trở thành một phần của ngành cà phê phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và mang lại lợi nhuận, được công nhận trên toàn cầu về chất lượng, nguyên chất và mùi vị đặc trưng.

Kế hoạch chiến lược (2010-2014)

Mục tiêu 1: Một tổ chức hoạt động hiệu quả

Thiết lập một tổ chức ngành hiệu quả nhằm thực thi kế hoạch chiến lược.

  • Thiết lập một Ban Thư ký (Secretarist) hiệu quả nhằm quản lý việc thực thi kế hoạch chiến lược.
  • Hình thành và duy trì các chiến lược truyền thông và liên kết ngành.
  • Thiết lập sự cộng tác với tất cả các bộ phận trong ngành cà phê.
  • Thiết lập mối liên kết với những tổ chức liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá và ban hành quy định cho ngành cà phê.Thực hiện nghiên cứu/khảo sát về vấn đề thiết lập mối quan hệ hợp tác với Hiệp hội cà phê đặc trưng của Úc (Australian Speciality Coffee Association) và những tổ chức cà phê quốc tế phù hợp khác.

Mục tiêu 2: Ngành có khả năng sinh lợi

Hình thành một ngành thống nhất, tập trung vào khả năng sinh lợi và cạnh tranh nhằm nâng cao sản lượng và hiệu quả cho toàn bộ chuỗi cung.

  • Xác định mức sản xuất và nhu cầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Đánh giá mối quan hệ giữa các mức sản xuất và nhu cầu trong tương lai.
  • Thiết lập các tiêu chuẩn (benchmarks) cho việc nắm giữ đất đai.
  • Khuyến khích mở rộng đồn điền ở vùng đất phù hợp trồng cà phê.
  • Khuyến khích hợp tác trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng cho thu hoạch và chế biến.
  • Thiết lập và duy trì nền tảng thông tin về tập quán ngành tốt nhất, thông tin này với nội dung bao quát và sẵn sàng được cung cấp.

Mục tiêu 3: Cải tiến và nghiên cứu

Thúc đẩy cải tiến và nghiên cứu nhằm tạo hỗ trợ cho sự phát triển cũng như khả năng sinh lợi của ngành và sản phẩm.

  1. Xác định các khu vực nghiên cứu ưu tiên.
  2. Xác định nguồn quỹ cho nghiên cứu và phát triển.
  3. Khuyến khích sự tham gia chủ động của ngành trong nghiên cứu và phát triển.
  4. Thiết lập trung tâm nghiên cứu chuyên về ngành cà phê liên kết với viện/trường đại học.
  5. Nâng cao ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành trong phạm vi vùng và quốc gia đến những nhà lập chính sách và cộng đồng rộng hơn.

Mục tiêu 4: Môi trường và đạo đức

Sử dụng thuộc tính tự nhiên của vùng, sản xuất cà phê không nhiễm sâu bệnh, nhằm hướng tới sản xuất bền vững phù hợp với môi trường và đạo đức.

  1. Bảo bệ tình trạng không nhiễm sâu bệnh của ngành cà phê cận nhiệt đới tại Úc.
  2. Sử dụng hệ thống sản xuất tự nhiên nhằm tăng sức khỏe cho cây và đất trồng.
  3. Thực thi những tập quán sử dụng nước hiệu quả nhất.
  4. Tối hiểu hóa tác động của quy trình sản xuất cà phê tới môi trường nói chung, và tới nguồn nước nói riêng.
  5. Tối ưu hóa lợi ích sử dụng của sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình chế biến.
  6. Thiết lập giấy chứng nhận carbon cho ngành.
  7. Thực hiện những tập quán khuyến khích đa dạng sinh học.
  8. Phát triển Quy tắc đạo đức và trách nhiệm doanh nghiệp cho ngành.

Mục tiêu 5: Chất lượng và nhất quán

Sản xuất cà phê chất lượng cao với vị đặc trưng, đảm bảo sự nhất quán, chất lượng và thống nhất.

  1. Đảm bảo cà phê nhân tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.
  2. Sản xuất cà phê chất lượng cao với vị đặc trưng.
  3. Thiết lập, nâng cao và duy trì quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng nhất quán và tính thống nhất của cà phê cận nhiệt đới của Úc.
  4. Phát triển và áp dụng phù hợp những tập quán quản lý tốt nhất cho tất cả các khía cạnh của chuỗi cung.
  5. Thực thi những văn bản này.
  6. Phổ biến và huấn luyện cho chuỗi kinh doanh, bao gồm cả người tiêu dùng, về các khía cạnh chất lượng và tính thống nhất của cà phê cận nhiệt đới tại Úc.

Mục tiêu 6: Cà phê cận nhiệt đới

Thiết lập và quảng bá đặc tính vùng, quốc gia và quốc tế của cà phê cận nhiệt đới của Úc.

  1. Nguồn gốc cà phê.
  2. Lập chương trình giới thiệu người tiêu dùng những đặc trưng của vùng, đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng độc nhất của cà phê.
  3. Khuyến khích những mối quan hệ trực tiếp giữa nông dân với nhau.
  4. Thiết lập sự cộng tác với tất cả những ngành có liên quan.

Mục tiêu 7: Marketing và xúc tiến thương mại

Phản ứng nhanh nhạy cũng như phát triển những nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng, tìm kiếm những cơ hội thị trường.

  • Phát triển chiến lược marketing nhằm quảng bá thương hiệu cà phê cận nhiệt đới.
  • Duy trì tính nhất quán trong các hoạt động marketing cho cà phê cận nhiệt đới của Úc.
  • Xác định các cơ hội trong vùng và cả nước nhằm quản bá cà phê cận nhiệt đới của Úc.
    Tận dụng các sáng kiến marketing năng động và sáng tạo.

Chú thích:
[1] French press, còn được gọi là press hot, coffee press, coffee plunger, cafetiere (UK) hoặc cafetière à piston, là dụng cụ pha cà phê được cấp bằng sáng chế bởi nhà thiết kể người Ý Attilio Calimani vào năm 1929.

http://en.wikipedia.org/wiki/French_press, truy xuất ngày 16/12/2011

[2] Webiste: http://www.astca.org/

[3] Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee and Cocoa Association – VICOFA), nếu xem danh sách hội viên của Vicofa (tại , sẽ thấy trong số 80 thành viên, đa số là công ty/văn phòng đại diện sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê (một số là nông sản), 5 ngân hàng, 1 công ty cơ khí.

Phương Nguyễn (Giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Trung Ngôn

    Mỗi tổ chức có một mục đích, một tiêu chí hoạt động khác nhau và do đó sẽ kết nạp những thành viên khác nhau. Tác giả đưa ra để so sánh ASTCA với VICOFA là để làm gì? muốn nói điều gì?
    Không thể bắt VICOFA phải giống ASTCA và ngược lại.

    1. menfuong

      Hi Trung Ngôn,

      Cám ơn comment của bạn.

      Mình chuyển ngữ từ bản tiếng Anh nhằm chia sẻ thông tin mà các tổ chức/quốc gia khác đang thực hiện. Mở rộng kiến thức, “biết người biết ta” là điều không thừa, đúng không?

      Mong những comments sau của bạn.

      Phương Nguyễn

      1. Trung Ngôn

        Mình cám ơn nội dung bài viết đã cung cấp thêm thông tin. Mình chỉ không đồng ý với chú thích số [3] về Vicofa. Nếu bạn thấy cần thiết thì viết hẳn 1 bài đặt vấn đề “Vicofa cần mở rộng đối tượng hội viên”.
        Theo mình biết Vicofa là Hiệp hội theo ngành nghề có tính xã hội rộng rãi nên không giới hạn đối tượng tham gia, miễn là tán đồng điều lệ. Có lẽ bạn hiểu hơn mình!

      2. menfuong

        Cám ơn bạn, mình sẽ chú ý điều đó và đó là 1 gợi ý hay để mình tìm hiểu tiếp. Mong nhận được những gợi ý hữu ích về sau của bạn.

  2. Phạm Ngọc Nam

    Chào bạn Phương Nguyễn,
    Qua bài dịch của bạn, mình đánh giá rất cao về niềm đam mê của bạn đối với ngành hàng cà phê.
    Mình cũng rất thích về bài dịch trên của bạn. Tuy vẫn còn một số hạn chế (vì đây là dịch nguyên bản: ý mình hạn chế chỉ áp dụng có thể được 60% trong hoàn cảnh ở VN) nhưng mình mong bạn có thêm nhiều bài viết hơn nữa để hoàn thiện thêm thông tin.
    Thêm nhiều thông tin hơn nữa, bài viết dịch hay hơn nữa để đưa đến bà con cà phê.
    Mình cũng rất muốn kết nối với những người có cùng đam mê cà phê với mình: Phương Nguyễn có thể email cho mình qua: KaffeeV@gmail.com
    Mình chúc bạn may mắn và hạnh phúc.

  3. Tranvger

    Cảm ơn Phương Nguyễn và Trung Ngôn về các thông tin và chính kiến của các bạn đã cung cấp. Minh mong sớm nhận thêm được nhiều thông tin và ý kiến mang tính xây dựng như thế này.

Tin đã đăng