Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá tiêu kỳ hạn có chuỗi tăng trưởng liên tiếp. Các kỳ hạn giao tháng 11, 12 và tháng 1/2012 tổng cộng tăng lần lượt 1.715 Rupi, 1.380 Rupi và 1.050 Rupi lên mức 34.370 Rupi/tạ, 34.790 Rupi/tạ và 35.025 Rupi/tạ, tương đương 7.014 USD/tấn, 7.100 USD/tấn và 7.148 USD/tấn.
Thống kê của ngành Hải quan cho thấy, xuất khẩu tháng 10 vừa qua đạt 5.963 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 41,86 triệu USD. Tuy giảm 42,1% về lượng và giảm 39,7% về giá trị nhưng giá bình quân xuất khẩu tháng 10 vẫn đạt 7.140 USD/tấn, cao hơn 280 USD/tấn so với tháng 9.
Hoa kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất với 1.115 tấn đạt giá trị kim ngạch 8,38 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường hạt tiêu truyền thống như Đức 681 tấn giá trị kim ngạch 6,32 triệu USD, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 616 tấn giá trị kim ngạch 3,93 triệu USD, Hà Lan 428 tấn giá trị kim ngạch 3,37 triệu USD.…
Đặc biệt, tính trong vòng 10 tháng, có 3 nước sản xuất lớn cũng nhập khẩu hạt tiêu các loại là Ấn Độ 6.514 tấn giá trị kim ngạch 34,9 triệu USD, Indonesia 1.072 tấn giá trị kim ngạch 7,7 triệu USD, Malaysia 665 tấn giá trị kim ngạch 4,1 triệu USD. Trong đó Ấn Độ chủ yếu nhập để tái xuất và loại tiêu giá rẻ để bổ sung cho tiêu thụ trong nước.
Cách đây 3 tuần, khi giá tiêu rớt nhanh, nhiều nhà vườn lo ngại giá sụt theo đà giảm của nhiều loại nông sản, thậm chí trong một số nông hộ đã xuất hiện tâm lý ì xèo, tiếc nuối. Khi giá tiêu mới chững lại và có dấu hiệu khởi sắc liền kéo theo tình trạng xả hàng.
Các thương lái nhận định, lượng hàng được bung ra trong 2 tuần qua khá nhiều, có thể xem là đợt hàng dự trữ cuối cùng của nhà vườn. Chỉ có điều nhà vườn bán do tâm lý lo ngại giá rớt nên lợi nhuận không được như kỳ vọng.
Thương lái còn cho biết, số hàng xả ra vừa qua đi vào kho các công ty kinh doanh xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu vào kho của các đại lý lớn và các nhà đầu cơ nông sản cở bự.
Gần đây có một số dự báo cho rằng sản lượng vụ tới của Việt Nam sẽ không bằng vụ vừa qua vì tình trạng dịch bệnh vẫn hoành hành ở những vùng trồng tiêu chính và thời tiết bất thường nên năng suất sẽ không cao.
> Nhấn vào đây để xem bảng giá tiêu
Nguồn cung khan hiếm dự trữ thì cạn kiệt, nhu cầu thế giới ngày càng tăng giá sàn thì sập sình các nhà đầu cơ đang muốn làm trò gì dây ? Giá bèo thế này các bạn hãy đợi đấy. Các bạn VN dừng bị sập bẫy nhé.