Những người quen cho biết, cây trôm là một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân những năm gần đây. Y5Cafe xin giới thiệu với bà con một công dụng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên.
Nếu bây giờ bạn đến đất Bình Thuận, Ninh Thuận thì bạn sẽ gặp nhiều hơn cả là những rừng trôm. Bạn cũng có thể gặp những vườn cây này ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ ở miền Trung hay vùng cao Tây Bắc mà kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất của cây trôm là mủ trôm. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc, thân cây làm gỗ, hạt cây để ép dầu….
Nhưng khi đến với Tây nguyên bạn còn thấy cây trôm có một tác dụng đặc biệt khác nữa, đó là làm trụ tiêu. Từ xưa, trụ tiêu thường là những cây gỗ chết, hoặc trụ bêtông, gạch. Gần đây thì là những cây trụ sống như muồng, vông… Nhưng bây giờ bà còn có thể hoàn toàn yên tâm là có một loại cây vừa đảm bảo chức năng vừa đem thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là cây trôm. Bà con vừa có thể trồng cây trôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác.
Khi trồng cây trôm dùng làm trụ tiêu thì bà con chú trọng chủ yếu về kỹ thuật trồng tiêu như khoảng cách cây, kỹ thuật… Thông thường, trồng cây trôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, nếu trồng cùng một thời điểm thì phải trồng một cây cọc phụ. Khi cây tiêu leo bám bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên cây trôm để sau này có thể khai thác mủ.
Giá hạt giống trôm và cây giống không cao, (cây giống 2.000-2.500đ/cây, hạt giống 80.000-150.000đ/kg/khoảng 500hạt) và hạt giống ươm khoảng 1,5-2 tháng là trồng được.
Trôm là loại cây thân gỗ, sống tốt ở các vùng hạn; gỗ dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm… Mủ trôm, loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát.
Mỗi ha đất có thể trồng khoảng 1.000 cây trôm. Cây phát triển đến năm thứ 6 thì cho thu hoạch. Với giá hiện tại là 180.000 – 200.000 mỗi kg, một ha trôm cho thu nhập 80 – 100 triệu đồng mỗi năm. Cây trôm trồng một lần, chăm sóc tốt có thể khai thác lâu dài.
- Xem các bài khác trong chuyên mục “Trồng & Chăm sóc tiêu“
Nguyễn Vịnh – Y5Cafe
Giống cây trôm tại Buôn Ma Thuột được bán ở đâu?
Ở những vùng đất tốt như Cư M’Gar chỉ mới trồng 1 năm mà cây trôm đã cao 4-5m, đường kính thân gần 20cm, rất nhanh chóng để trở thành nọc cho tiêu leo. Việc chặt tỉa nhẹ nhàng hơn cây muồng đen nhiều vì cành trôm mềm hơn.
Nếu không khai thác mủ thì khoảng 10 năm là đường kính đến 40-50 cm, khai thác được gỗ làm ván sàn hay để làm hàng xuất khẩu, có giá trị cây lâm nghiệp thuộc loại cao.
Chào các bạn. Mình đã tìm hiểu nhiều về các loại cây dùng làm trụ tiêu rồi nhưng riêng cây trôm thì mình ko lựa chọn mấy chỉ xếp vào hàng sát cuối (đứng trước cây vông thôi). Nhược điểm của nó là rất lâu lớn. Bạn phải trồng trước khoảng 4 năm thì mới có thể trồng hồ tiêu được. Mình truớc nay chỉ vào diễn đàn để đọc tin tức và xem mọi người thảo luận nay thấy bài viết của bác Vịnh như vậy nên sợ mọi người đổ xô đi trồng trôm làm trụ tiêu thì thật khó sửa chữa. Mình ở Bình Phước là nơi đã từng “kinh qua” dịch bệnh làm chết tiêu mà nay Gia Lai đang gánh chịu nên việc trồng cây gì làm trụ cho hồ tiêu thì gia đình và bà con mình hơn ai hết đều hiểu rõ, riêng cây trôm thì không bao giờ là lựa chọn cả. Những ý kiến trên đây chỉ là kinh nghiệm được đúc kết của bà con trong vùng mình và mong các bạn phản hồi để chúng ta cùng tranh luận. Nơi mình ở những người trồng tiêu xuất sắc nhiều lắm nhưng trong số họ gần như không ai biết đến vi tính và diễn đàn này nếu không chắc họ sẽ không chịu bài viết của bác Vịnh đâu.
Chào bạn @tam_nguyen.
Mục đích đưa bài viết này lên là tôi muốn vừa giới thiệu cây trôm, một loại cây trồng lâm nghiệp có nhiều hiệu quả kinh tế như lấy gỗ, ván đóng đồ mộc xuất khẩu, mủ làm nguyên liệu chế biến giải khát, hạt lấy dầu… vừa dùng làm trụ tiêu, hạn chế tình trạng phá cây rừng lấy nọc.
Rất vui khi được bạn phản hồi trao đổi. Tôi chỉ ngạc nhiên là cây trôm liên quan gì với dịch bệnh cây tiêu mà bà con Gia Lai cũng như bạn và bà con Bình Phước “kinh qua”? Bạn cũng không nói rõ sau khoảng 4 năm thì cây trôm bạn biết to cở nào mới trồng tiêu được. Lý do bạn đưa ra để khẳng định “không bao giờ là lựa chọn cả” tôi thấy chưa có sức thuyết phục, mong bạn nói cụ thể hơn.
Riêng tôi, thực tình cũng chưa thấy cây trôm cụ thể, chỉ thấy qua hình ảnh bà con giới thiệu và tìm kiếm trên mạng nên rất muốn được bạn và bà con trao đổi để xác thực hơn.
Lời cuối, với tư cách của Y5Cafe, khi đọc trao đổi của bạn tôi cũng thấy buồn. Buồn là vì bạn hay vào diễn đàn đọc tin tức và xem mọi người thảo luận. Thế mà chung quanh bạn còn “nhiều lắm nhưng trong số họ gần như không ai biết đến vi tính và diễn đàn này” thì sao bạn không giới thiệu diễn đàn Y5Cafe với những “nhiều lắm” bà con chung quanh bạn? Tôi biết có người không biết vi tính để mở mạng hay phản hồi nhưng họ bảo con cháu mở giúp, thậm chí phản hồi giúp họ nữa. Đặc biệt trong nhà có các cháu học sinh cở cấp 2 bây giờ lên mạng, gõ phím thì người lớn còn phải thua nữa đấy. Mong bạn hãy chia sẻ những gì mình thấy trên Y5Cafe với bà con nông dân chung quanh mình. Hoặc có thể thành lập nhóm những người bạn của diễn đàn Y5Cafe để cùng nhau lên mạng và trao đổi kinh nghiệm với bà con khắp nơi. Bạn lưu tâm nhé. Trân trọng.
Bác Vịnh ơi !
Mấy năm trước tui thấy phía trong Chư Quynh, Êa H’Nin, cây trôm được bà con trồng làm trụ tiêu nhiều lắm. Theo bà con thì cây trôm lớn rất nhanh, nhưng vì cây gỗ mềm, cành nhánh dễ bị gãy vì mưa gió… chất lượng không bằng muồng đen nên không còn ai để mà chặt bỏ hết rồi. Còn trồng để lấy mủ hay kết hợp thì không ai biết, nay mới nghe lần đầu, ngạc nhiên quá.
Nếu trồng làm trụ thì cây trôm chỉ hơn cây vông như nhiều bác nói. Nhưng để lấy gỗ, lấy mủ nữa thì bà con vùng mình chưa quan tâm.
Đọc mấy bài của @tam_nguyen tôi chỉ thấy bạn ấy nói nửa vời, chưa nhiệt tình với cộng đồng.
Chúng ta lên diễn đàn là để chia sẻ những kinh nghiệm nhà nông với nhau mà bạn. Nhà nông chứ phải nhà khoa học đâu, có sai thì ta cùng nhau sửa chữa, bạn không nên ngại ngần.
Chỗ @tieuphong không sử dụng cây vông nữa, có phải là do ấu trùng con xén tóc đục thân làm gãy đổ vông không? Loại đó cũng dễ diệt mà.
Tôi đã trồng cây Trôm là trụ tiêu, tôi thấy cây trôm phát triển nhanh, trồng 1 năm (Cây tốt có thể cao gần 2m) là có thể cho tiêu bám được rồi. Dịch bệnh mà tôi thấy chỉ là sâu cuốn lá thôi và cũng dễ chữa. Tôi thấy trồng cây trôm cung rất có tiềm năng đấy!
Xin chào @tam_nguyen. Mong bạn vui lòng cho mọi người cùng biết sự liên quan dịch bệnh của cây tiêu và cây trôm như Nguyễn Vịnh đã nêu. Bà con ở Bình Phước đối phó với dịch bệnh như thế nào? còn cây vông thì bà con ở Đồng Nai đã loại khỏi danh mục làm trụ tiêu từ lâu lắm rồi. Chào thân ái.
Mình ở GL ! và mình cũng rất muốn biết là ở chổ bạn tam_nguyen làm sao mà chữa được bệnh tiêu chết hàng loạt và vàng lá vậy. Chổ mình bà con đang đau đầu vì vấn đề đó.
Bạn tham khảo bài này chưa?
https://giacaphe.com/15893/benh-chet-nhanh-chet-cham-cua-tieu/
Mùa khô vừa rồi tui tự mua hạt về ươm và trồng đầu vụ. Trôm nứt mầm mới đưa vào bầu. Lúc mới ươm tui mừng vô cùng vì cây phát triển nhanh và đẹp lắm nhưng xuống hố khoảng hai tháng cây đui đọt hầu hết luôn. Lúc trồng hớn hở bao nhiêu lúc đi thăm buồn bấy nhiêu. Về nhà trao đổi với ông xã tui nghĩ rằng nguyên nhân chắc do mấy anh em đồng bào phun thuốc cỏ ở đường băng không cẩn thận vương vào nên đui hết. Tui liền tìm cách thay thế cây sầu đâu nhổ từ bắc vào vì trồng muộn hơn ko.
Trồng cây sầu đâu kế bên ko nỡ lòng nhổ cây trôm vì nó vẫn sống chỉ đui đọt thôi mà, đến nay là 4 tháng rồi cây trôm chỉ phát triển chiều ngang (to hơn chiếc đũa) chứ ko tốt lên bao nhiêu so với lúc trồng.
Nhìn vườn tiêu cây trôm làm trụ như trên đẹp thật, còn trôm của tui có lẽ ko hợp thổ nhưỡng cũng nên. Tui ko biết tam_nguyen là ai nhưng các bạn hãy bình tĩnh coi lại phản hồi vì bạn ấy có nói cây trôm liên quan đến bệnh của cây tiêu đâu, chỉ ko hiếu ý nhau thôi mà.
Tui biết nhiều người có kinh nghiệm thực tế rất hay nhưng vì chút gì đó nên họ ko mở lòng chia sẻ. Những ai thực sự quan tâm đến bệnh cây tiêu tui cho sđt của những nhà xuất sắc đó vì tiêu của họ ko hề hấn gì khi cả làng quanh họ gần như xóa sổ.
Bạn cho biết bạn ươm giống trôm gì?
Có 4 giống trôm, nhưng để thích hợp với đất cao nguyên thì theo mình là chưa rõ, cần phải có thực nghiệm trước đã. Cây trôm là rất chịu vùng đất khô nóng như Ninh thuận, Bình thuận các bạn ạ.
Trước hết xin thành thật xin lỗi mọi người vì vội viết bài quá nên các ý còn lộn xộn khiến mọi người hiểu nhầm 1 số điểm: bây giờ đọc lại mình thấy cần phải có một số ý kiến như sau:
Về cây trôm thì nhược điểm của nó thì như các bạn Cư Kuin và chuotdong đã nói.
Về bệnh chết nhanh chỉ là ý nói bà con Bình Phước mình đã chịu thiệt hại từ hơn 10 năm trước cho đến nay, họ vượt đau thương và tiếp tục phát triển rất nhiều người đã trồng trôm làm giải pháp nọc nhưng đều phải chia tay cả. Còn việc phòng và chữa bệnh chết nhanh, mình thật may là được gặp gỡ nhiều người và lắng nghe và làm theo những kinh nghiệm của họ nên đến ngày hôm nay cây tiêu vẫn thấy rất ổn ko biết mai mốt sẽ ra sao. Những vườn của họ đều rất tốt và ko chết cây nào.
Nhắn bác Vịnh 1 lời là nông dân ta vẫn còn yếu tin học lắm chỗ em nói đến vi tính thì đa số bà con nghĩ ngay đến con cái họ và trò chơi điện tử bác ạ. Hơn ai hết em là người tiên phong tuyên truyền phổ biến tin học đấy bác ạ, ko như lời bác trách em đâu. Cũng may mà các bác ra đời diễn đàn này để có chỗ cho mọi người thảo luận.
Mình viết bài chỉ với 1 mục đích duy nhất là ko muốn mọi người mua cây trôm mà chưa rõ về nó thôi, không có ý gì khác và cũng không phải thảo luận về bệnh chết nhanh đâu. Chúc gia đình ta vui vẻ nha.
Bác nguyên ơi. Bác cho em sdt để em học hỏi thêm được không ạ… Em đang cần tư vấn ạ, nếu onl thì bác nhá cho em số này được k ạ 0982946119
Rất mong tam_nguyen chia sẻ kinh nghiệm phòng, chữa bệnh cây tiêu cho mọi người biết. Chân thành cám ơn.
Nhân nói chuyện cây trôm tôi nghĩ đến thời điểm cách đây khoảng 7-8 năm gì đó, tôi đã có trồng loại cây này. Hồi đó chủ yếu trồng với ý định khai thác mủ thôi vì giá ở TP HCM đến hơn 350.000đ/kg mủ. Tôi chở lên cho người nhà khoảng 10kg hạt để ươm trồng. Nhưng đúng như chuotdong nói, hình như cây này không hợp với khí hậu lạnh hay sao ấy, nó không phát triển được. Nay đã 7-8 năm mà đường kính mới có khoảng 15 cm và cành lá thì trụi lủi như con gà chọi. Không biết hình ảnh mấy cây trôm Bác Vịnh lấy ở đâu mà trông tốt chứ không như mấy cây của tôi. Mà cây này lớn lắm nha bà con, ở Nha Trang có vài trường học có cây này, nay thành cổ thụ rồi, đường kính gần cả mét lận. Nếu trồng 1.000 cây/ha thì dày quá, nó lên sao được.
Đúng vậy Cư Kuin ạ, hồi đó người ta chủ quan, đến khi trở thành dịch rồi trở tay không kịp. Bây giờ cây để làm trụ tiêu có nhiều lựa chọn, nên người ta không quan tâm đến cây vông nữa.
Theo tôi trụ tiêu tuyệt vời nhất vẫn là cây lồng mức, ưu điểm là tiêu rất dễ bám, cây trụ tuổi thọ cao, không bị sâu bịnh, chết bậy, hoa, lá , thân, trái, không hấp dẫn các loại sâu rầy, đặc biệt chưa thấy ấu trùng con xén tóc hoặc sâu đục thân làm hư trụ tiêu bao giờ, tỉa cành cũng dễ, nói chung có nhiều ưu điểm hơn các loại cây khác.
Tôi tán thành với bạn, rằng chúng ta là nông dân, chứ không phải nhà khoa học, mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ với mọi người. Tuy nhiên nếu ai đó có những chia sẻ chưa thuyết phục lắm thì bà con cũng nên nhẹ nhàng góp ý khuyến khích để các bạn cùng tham gia diễn đàn bổ ích này. Vài lời thô thiển, có điều gì sơ sót xin bà con bỏ qua cho. Trân trọng gởi lời chào đến mọi người.
Tôi cũng rất quan tâm đến việc chọn cây làm trụ tiêu, vùng tôi ở thì mọi người chọn cây lồng mức và một số mua trụ gỗ. Thời gian gần đây tiêu bị dịch bệnh chết nhanh, tôi cũng đã mua thuốc về phun và đổ gốc, nhưng cũng không chữa được, tiêu vẫn tiếp tục héo lá và chết, nhờ chị chuotdong cho tôi số điện thoại của mấy bác có kinh nghiệm chưa trị bệnh chết nhanh nhé. Cám ơn nhiều, chờ tin chị!
Qua bài viết thì tôi thấy cây trôm rất hữu ích với mảnh đất Tây nguyên, hầu như bộ phận nào của cây trôm cũng rất kinh tế . Thân thì trôm thì làm nọc tiêu rất tốt, lá trôm thì cho gia súc ăn, mủ trôm có giá trị kinh tế lớn. Còn về viêc thân trôm làm trụ tiêu hay bị gãy chắc lẽ do bà con trông tiêu trên cây trôm quá sớm làm cho cây chưa phát triển hết mà lại chịu sức nặng từ cây tiêu bám vào, làm cho cây trôm yếu đi khi chịu các trận mưa gió thì làm cho trôm gãy là điều tất yếu.
Chào các bác, tôi cũng là người đang tìm hiểu về cây trôm, nghe rất nhiều người ca ngợi về loại cây này về lợi ích của nó. Tôi ở Gia Lai, điều tôi quan tâm nhất là không biết cây này có thực sự làm trụ cho tiêu bám được không? Tôi tìm hiểu trên diễn đàn mạng rất nhiều nhưng đều nhận được những thông tin trái chiều nhau, khen có chê có, vì vậy tôi mạo muội lên đây hỏi các bác có kinh nghiệm thực sự đã từng trải cho tôi chút kinh nghiệm về loại cây này, xin bác nào có ý kiến hãy cho tôi bít địa chỉ cụ thể, để xác định đặc tính của tùy vùng cụ thể. Xin cảm ơn.
Chào bà con. Mình cũng nghe nói cây trôm trồng làm trụ tiêu nên vừa rồi mình có nhờ người mua được 3kg hạt giống và ươm đang lên tốt (trong bầu) được hơn 1400 cây. Mình cũng đã đt hỏi và được tư vấn của phòng nông nghiệp tỉnh Bình Thuận SDT 0623821551 là cây trôm trồng được trên các loại đất trừ chất đất bị nhiễm phèn nặng, không được trồng cây trôm ở những nơi đất bị ngâp úng, ở Tây nguyên nên trồng ở những nơi đất triền dốc, không nên trồng những nơi đất bằng vì mùa mưa sẽ bị chết úng. Còn khai thác mủ thì tùy theo điều kiện thỗ nhưỡng mà cây trôm cho chất lượng mủ cũng như thời gian khai thác nhanh hay chậm.
Cây trôm và cây tiêu có điểm tương đồng về sinh lý, đó là cây không chịu được úng mà chịu được khô hạn thì theo mình nghĩ nó rất thích hợp đễ trồng trụ tiêu. Lý do: những cây chịu được khô hạn thì bộ rễ phát triễn cắm sâu xuống đất vì vậy nó không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây tiêu.
Bác nào ở Gia Lai cho mình số DT đễ mình giao lưu và trao đổi kỹ thuật. Mình năm nay mới trồng thử, dự kiến khoảng 1 tháng nữa là xuống giống, tình hình nếu phát triễn tốt thì năm sau mình sẽ trống đại trà. Giống trôm cũa mình là giống trôm hôi.
Chào thân ái bà con!
Bác nào quan tâm đến giống cây trôm có thể liên hệ mình nhé, mình chuyên phân phối cây trôm trên toàn các tỉnh Tây nguyên có xe chuyên chở… Vui lòng liên hệ 0937300112 gặp Hưng nhé !
Chào bạn ! mình cũng đang nghiên cứu và tìm hiểu sơ qua về cây trôm, nhưng hầu hết là các nguồn tin trên mạng. Mình không biết là cây trôm có thích hợp với vùng đất pha cát, đất xám bạc màu không ? Năm nay mình dự định trồng thử khoảng 2ha ở huyện Iapa và huyện Dăkđoa. bạn cho mình hỏi thêm là bạn lấy giống ở đâu vậy, có đảm bảo uy tín không ? bao nhiêu tiền/ 1kg hạt ? Nều được thì giới thiệu cho mình với nha . SDT mình 01682307508
Sao họ bảo trồng cây trôm làm trụ tiêu dễ chết vậy ? Không biết trồng cây hông có thể trồng tiểu không nhỉ, các bác biết mách bảo cho em với ? Đất trắng pha cắt nên trồng loại cây gì tốt nhất các bác ?
Theo tôi, làm trụ tiêu bằng cây cóc rừng gần như không phải tỉa rong cành vì cành phát triển rất ít, nhưng ngày nay để kiếm được cây cóc rừng hơi bị khó.
Còn bạn Tam_nguyen nói đa số nông dân là yếu tin học thì cũng không đúng, vì tin học để lên mạng lướt web hay gõ tiếng Việt nếu người nào chịu đầu tư thì khoảng vài ba bữa là được, tất nhiên muốn gõ nhanh thì phải kiên trì. Tôi bầy cho một số người còn gõ bàn phím chậm một mẹo để gõ nhanh he. Bạn kiếm phần mềm gõ bàn phím kêu kỹ thuật viên tin học cài cho rồi mỗi tối chịu khó tập khoảng 15 đến 20 phút, vì tập lâu hơn dễ chán nản. Nhớ là ngón trỏ phải để ở phím J ngón trỏ trái để ở phím F lần lượt theo các ngòn đổ về phím :: và phím A, nhớ là đừng nhìn vào bàn phím phải nhìn lên bàn phím ở màn hình tùy theo phần mềm gõ phím, thời gian đầu hay bị sai nhưng dần dần sẽ đỡ, các phần mềm gõ phím người ta sẽ hướng dẫn cụ thể các ngón tay rõ hơn. Chúc bà con thành công.
Hồi tôi mới vô năm nhất ngành tin học cũng đâu biết gõ bằng 10 ngòn tay đâu nhưng sau 5 năm rưỡi giờ thì gõ rất tốt, nhưng tôi lại thích về làm vườn tự do đỡ căng thẳng đầu óc, thoải mái tinh thần biến thân thành nông dân chính hiệu.
Theo mình nên trồng cây sống để làm trụ tiêu vì it bệnh cho cây tiêu. Nếu gặp nhiều năm tiêu rớt giá, ít chăm sóc, tiêu vẫn sống. Mình đã quan sát nhiều vườn tiêu nếu trồng bằng trụ bê tông thì đẹp và năng suất cao một thời gian ngắn. Sau đó cây rất nhanh già cỗi. Nếu bạn trồng cây sống nên chọn các loại cây sau đây nhất là cây đậu mương ưu điểm gỗ tốt, làm chất đốt rất tốt, mọc thẳng rễ cọc rất sâu lớn nhanh ở giai đoạn đầu đặt biệt nếu chăm sóc tốt thì trồng tiêu và cây cùng một lúc mính đã thấy mô hình này năng suất tiêu cao và vườn đẹp không tưởng tượng được. Đến thứ hai là cây trôm còn gọi là cây gạo, thứ ba là cây bời lời trẻ em dùng hột để bắn ống thụt. Các cây khác mình có biết nhưng không có ưu điểm gì, mình không bàn đến ở đây.
Kính chào các bác trong diễn đàn!
Lời đầu tiên kính chúc mọi người sức khỏe, làm ăn phát đạt…
Vườn nhà tôi (Quảng Nam) rộng khoảng 0,5 ha hình vuông rất đẹp, tôi rất thích trồng nguyên một vườn tiêu bằng trụ sống vì vừa có tính thẩm mỹ, vừa sinh thái mát mẽ và có thu nhập kinh tế. Nhưng tôi đã tìm nhiều trang báo nhưng chưa biết trồng cây trụ sống như thế nào vừa lớn nhanh, vừa chắc chắn.
Bác nào biết chổ nào bán hạt giống cây giống Lồng Mứt và Hoa Sữa ko chỉ giúp em với!
Chân thành cảm ơn.
Xin chào các bác. Lời đầu xin chúc các bác một sức khỏe tốt. Hiện nhà tôi đang dự định trồng 2ha tiêu mà không biết nên chọn cây gì làm trụ sống cho tiêu bám. Tôi ở gần Đàlạt huyện Lâm Hà, qua đây xin các bác đã có kinh nghiệm chỉ giúp. Đất nhà hơi dốc và có gió. Mong sớm nhận được ý kiến của các bác.
Đang lang thang tìm hiểu về cây Trôm thì gặp diễn đàn này. Theo mình nghĩ những gì chúng ta cần thảo luận là cây Trôm và công dụng của nó:
Các bạn trồng cây Trôm mục đích là gì? Lấy mủ hay dùng làm trụ cây hồ tiêu:
Lấy mủ thì bài có nhiều bài viết nói rõ rồi, chúng ta không bàn ở đây.
Dùng làm trụ cây hồ tiêu thì các bạn cần trả lời những câu hỏi sao:
Cây Trôm trồng được ở những vùng đất nào? Cây Trôm 1 năm tuổi, được chăm sóc tốt thì đường kính thân là bao nhiêu? cao tối đa được bao nhiêu? còn sau 2 năm tuổi thì như thế nào, cái này là quan trọng nhất giúp chúng ta có cơ sở đánh giá được cây Trôm bao nhiêu tháng tuổi thì trồng được cây Hồ Tiêu.
Về vấn đề phát triển bền vững của cây Trôm như thế nào(sau, bệnh hại, gãy đổ….), các vấn đề sau bệnh hại có giải quyết được không? từ đó ta mới đánh giá được tính bền vững trong việc sử dụng cây Trôm là trụ leo cho cây Hồ Tiêu.
Sự tương tác qua lại giữa cây Hồ Tiêu và cây Trôm cả hai mặt có lợi và có hại. Biện pháp khác phục.
Khi chúng ta có những thông tin trên chúng ta mới đánh giá được có quyết định dùng cây Trôm là Trụ Tiêu hay không? về vấn đề mật độ thì mình nghĩ nó phụ thuộc vào mật độ trông tiêu thôi vì chúng ta chỉ dùng nó làm trụ chứ đâu có khai thác mủ. các bạn nhìn trên hình bài viết xem lúc cây Hồ Tiêu phát triển lớn lên có chỗ nào còn trống để khai thác mủ không? và khi trồng tiêu người ta đã phải rong nhanh để lấy sàng cho cây tiêu, vì thế mình nghĩ vừa khai thác mũ vùa dùng làm trụ năng xuất không cao, không có hiệu quả kinh tế
Cuối cùng mình là ks xây dưng, nhà tại Đồng Nai, con nhà nông chính tông , duyên nợ với cây Hồ Tiêu 15 rồi! gia đình mình vẫn sống chết với nó.
Kính chào các bác trong diễn đàn!
Tôi là công chức quèn, hiện dang ở QNam, dạo mạng lạc bước vào diễn đàn thấy các bác mình trao đổi kinh nghiệm trồng cây công nghiệp mà ngỡ như diễn đàn của các nhà khoa học, thật tự hào về người Nông dân Việt. Rất mong các cấp các nghành quan tâm tạo nhiều diễn đàn như thế trên nhiều lĩnh vực để bà con mình nâng cao dân trí, kinh nghiệm làm giàu.
Xin mách nhỏ với Bà con trông tiêu, quê tôi có cây BÚT nhiều địa phương gọi (xương bút) thân thẳng tán lá thưa rể cọc ăn rất sâu (gần như không có rể con) chịu gió bão tốt lắm. Vì QNam đất cằn nên không thể so sánh mức độ tăng trưởng với các vùng đất khác nhưng so với cây lồng mứt trên cùng thửa đất thì ăn đứt. Tôi đã trồng vài chục trụ tiêu (vườn nhỏ) biết được vài loại cây làm trụ tiêu sống như gạo, lồng mứt, sưa, và một số cây ăn trái khác mà theo bà con ở đây trông tiêu thì cây Bút có nhiều ưu điểm: Rể sâu không tranh thức ăn với tiêu, Tán vừa không tranh ánh sáng, thân thẳng và nhám tiêu dễ bám, chịu khí hậu khắc nghiệt nhất là gió bão và chưa thấy sâu bệnh gì. Nhược điểm chính của cây bút là khi trồng tiêu là cây tiêu luôn xanh tốt vì vậy mà ta không chủ động (xả lá hay hãm nước gì đó như Tây nguyên) làm tiêu ra trái đồng loạt được.
Cây Bút có phải là cây So Đũa bông dùng nấu canh chua không vậy chú
Hình cây so đũa đây:
http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=17167
Chào các bác Y5 tôi ở Đăk lăk đang tìm hiểu vê cây nọc sống cho tiêu mà ko biết loại nào là tốt nhất, phù hợp nhất. Nay tôi nhơ các bác chỉ giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác nhiều!
Mình đang có một số lượng lớn hạt giống cây trôm. Loại Trôm hôi, dùng để lấy mủ hoặc làm giá cây tiêu.
Bà con nào cần thì alo Vũ :0903953825, Long An.
Tôi ở Ea Ning, Cư Kuin, Đăk Lăk, tôi muốn mua cây trôm để trồng tiêu thì tôi liên lạc với cơ quan nào. Giá cả, phương thức vận chuyển và thanh toán?. Có ai biết thì hướng dẫn giúp với. Cảm ơn
Cây trôm có trồng được ở tỉnh Tây Ninh không hả bác Y5Cafe. Không biết 5 6 năm sau khi mọi người đổ xô trồng giống cây này thì giá cả sẽ thế nào, có giống các loại cây trồng khác ko. Khi thấy giá cao thì mọi người trồng nhiều. Giống như cây tiêu vậy, bây giờ đi đâu cũng thấy tiêu và tiều. Năm tói giá tiêu còn cao như bây giờ không, hay lại phải chặt bỏ hết, khi nào nông nghiệp mới thoát khỏi cái cảnh được mùa mất giá đây,
bác nào ở bà rịa vũng tàu thì cho em hỏi về cây tam thất tròng làm trụ tiêu , em nghe nói ơ vũng tàu có nhiều. xin cam ơn
Em chào các bác trên diễn đàn.e có một câu hỏi mà cần tìm sự giải đáp về các vấn đề liên quan đến cây trôm. Chuyện là e dự định trồng 1ha cây trôm để làm trụ tiêu thế nhưng e cũng hỏi một số bác đã trồng thì nghe nói giống này chậm lớn lắm,phải mất 4 năm mới hạ được cây têu.e đang rất phân vân.hỏi bác nào đã trồng thử cây này cho e xin ý kiến thật lòng.vùng đất e ở là eakar daklak.đất đen pha cát đất tương đối thoai
thoải cũng dốc tương đối.bác nào cho em xin số đt cho tiện liên lạc.có điều kiện e muốn đewns thăm nhà và học hỏi kĩ thuật trồng tiêu trên cây trôm hôi
bác nào ở gia lai chỉ chỗ e mua giống với ak
Cây trôm có 2 loại nha bà con, cây trôm mà bạn nói bị cùi là như con gà rù là giống trôm trắng, vỏ cây bạc bạc lâu lớn, còn 1 loại trôm trồng 1 năm cây cao 4-5 m là cây trôm xanh , da có màu nâu đất, vỏ sần sùi tiêu tự bám, ít phải cột.
Nhà mình ở xuyên mộc – Bà rịa vũng tàu có trồng mấy hacta cây nọc tiêu là cây trôm, ngoài ra mình có 2 cơ sở chuyên bán giống tiêu: tiêu luơn ươm bầu, tiêu cắt dây thân 5 mắt, tiêu dập và tiêu rọ, nọc trôm xanh. 1 vườn ươn ở vũng tàu và 1 vườn ươm ở Kon Tum. Anh em nào muốn xem hình ảnh vườn tiêu cây trôm hay muốn mua giống trôm, tiêu, hay một số kỹ thuật chăm tiêu đạt mình sẽ chia sẽ kinh nghiêm chăm vườn của mình. Thì liên hệ: 0977027999 Gặp Nam nhé!
Trân trọng!!!