Trừ bệnh hại cho cây cà phê

Trường hợp vườn cà phê bị rụng lá trơ cành, bạn cần kiểm tra lại vườn cà phê của mình và xác định đúng đối tượng để xử lý cho tốt.

1. Đầu tiên là bệnh khô cành quả do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn từ khi cây cà phê ra hoa đến trái chín. Bệnh làm khô đen lá, quả, cành và thậm chí cả thân.

Trên lá: Các vết bệnh có vòng đồng tâm. Đặc biệt nấm bệnh hay xâm nhập ở đầu lá nên thường thấy lá khô cháy từ ngoài chót lá vào.

Trên cành: Bệnh thường tấn công trên các cành đang hóa gỗ, xâm nhập chủ yếu ở đầu cành mang quả và các vết nứt tạo nên những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Nếu bệnh nặng, nấm tấn công cả cành lớn và lan vào cả thân, làm rụng lá, để lại những cành trơ trụi khô đen.

Trên trái: Bệnh để lại những vết lõm ở phần vỏ sau đó trái biến màu nâu nhạt, khô đen và rụng sớm.

Biện pháp phòng trị bệnh khô cành quả là bón đầy đủ N, P, K và một số vi lượng như Mo, Mg,… góp phần làm giảm bệnh nhất là lúc cây đang mang trái. Sử dụng thuốc DIPOMATE phun phòng khi cây đậu trái hoặc vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 dương lịch) và dùng một trong các loại thuốc như CARBENZIM, THIO-M, BENDAZOL, … phun 2 lần cách nhau 2 tuần lúc cây xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc lúc mưa nhiều (khoảng tháng 6, tháng 7 dương lịch).

2. Loại bệnh thứ hai cũng có khả năng gây chết cành là bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra, đây cũng là một loại bệnh tấn công trên cành, đặc biệt ở gần nơi cháng ba (nơi phân cành). Lúc đầu vết bệnh màu phớt hồng, sau đó dầy lên và màu hồng càng rõ, trên mặt có lớp bột hồng nhạt, rất mịn (đó là bào tử của nấm) vết bệnh phát triển chạy dài dọc theo cành và dần dần bọc hết chu vi cành. Phần cành, lá, quả nằm phía trên vết bệnh sẽ bị úa vàng và rụng sớm, cuối cùng cành sẽ chết khô. Khí hậu nóng ẩm và vườn cây rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nặng.

Để phòng trừ bệnh nấm hồng, cần cắt cành bệnh tập trung đem đốt. Nếu vết bệnh mới phát sinh trên các cành lớn gần thân thì dùng Bordeaux 5% hoặc các thuốc có hoạt chất Validamycin như VANICIDE 5SL với nồng độ cũng 5% quét lên cành, có thể quét 2 lần cách nhau 7 ngày. Khi thấy bệnh có khả năng lây lan mạnh thì phun Bordeaux 1% hoặc Vanicide 5SL nồng độ 1,5-2% để phòng cho các cây còn lại trong vườn.

3. Một đối tượng nữa có thể gây hại thân cành cà phê, là loại sâu hại tương đối khó phòng trị, đó là con mọt đục cành.

Triệu chứng điển hình là lá và thân bị chết hoại chạy dài từ lỗ mọt đục vào đến cuối cành, cành bị héo rũ 5-7 ngày sau khi bị mọt tấn công do mọt làm thành các đường hầm và hang hốc trong cành, lỗ đục của mọt nhỏ (kích thước < 1mm) và nằm ở mặt dưới của cành nên hơi khó phát hiện.

Mọt đục cành gây hại chủ yếu vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5-6) hàng năm.

Biện pháp đối phó với mọt đục cành là:

  • Cắt bỏ và tiêu hủy các phần bị mọt hại .
  • Trồng cây che bóng cũng có tác dụng hạn chế mọt đục cành.
  • Dùng những loại thuốc có tác dụng lưu dẫn và xông hơi như DRAGON, PYRINEX, SAGO SUPER, GÀ NÒI, LANCER,… sẽ có hiệu quả cao hơn các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Thời gian gần đây, bà con nông dân ở một số vùng trồng cà phê đã sử dụng hỗn hợp DẦU KHOÁNG SK99 (20cc) + thuốc trừ sâu SAGO SUPER 20EC (25cc)/bình 8lít hoặc SK99 (20cc) + Dragon (10cc) /bình 8lít đã đạt hiệu quả rất khả quan để phòng trừ mọt ભục cành và cả rệp sáp hại cà phê.

Y5cafe tổng hợp

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng