Sẽ có khoảng 50 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, tương đương 1/3 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay sẽ phải rời thị trường cà phê vì không đủ điều kiện để được cấp phép xuất khẩu nếu nhà nước áp dụng việc cấp phép xuất khẩu cà phê dựa theo một số điều kiện nhất định.
> Xuất khẩu cà phê phải có giấy phép
> Thu hẹp đầu mối xuất khẩu cà phê
Một phần ba doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ rời thị trường!?
Ông Đoàn Triệu Nhạn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết như vậy và cho rằng việc đưa ra điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam là cần thiết để nâng cao uy tính của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
“Chuyện đưa ra điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã được đưa ra tranh luận từ nhiều năm trước nhưng bây giờ mới bắt đầu, tuy chậm nhưng cũng đến lúc phải áp dụng để ngành cà phê Việt Nam mạnh hơn”, ông Nhạn nói.
Ông Nhạn cho biết, lâu nay, uy tính, thương hiệu cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng đều xuất phát từ nguyên nhân từ các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu nhỏ, vì những doanh nghiệp này không đầu tư dây chuyền chế biến cà phê đạt tiêu chuẩn, thiếu hệ thống kho tàng.
Tuy nhiên, trước thông tin này, ông Nguyễn Xuân Thái, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi, Đắk Lắk cho rằng, việc đưa ra điều kiện xuất khẩu cà phê là trái với quy luật thị trường, thay vào đó cần xem tính hiệu quả của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê để làm tiêu chí chứ không thể căn cứ vào số lượng cà phê xuất khẩu hằng năm rồi mới cho phép doanh nghiệp đó được phép xuất khẩu hay không.
Ông Thái dẫn chứng, vừa qua có doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với khối lượng 150.000 tấn/năm nhưng khi thống kê lại thì doanh nghiệp này bị lỗ vì những những quyết định mua bán không hợp lý. Do đó, theo ông Thái cần xem lại quy định doanh nghiệp đủ điều kiện đã tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê 2 năm liên tục với lượng cà phê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm sẽ làm khó doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có số lượng ít nhưng hiệu quả cao.
Trước vấn đề này, ông Nhạn cho rằng, mục đích cuối cùng của xuất khẩu cà phê có điều kiện (nói nôm na là phải có giấy phép) là giúp ngành cà phê Việt Nam nâng cao chất lượng, uy tính trên thị trường.
Thật là chẳng ra gì! Chỉ biết làm cho rắc rối thêm thôi chứ có giúp gì được cho doanh nghiệp và nông dân đâu. “Lại giấy phép con – Lại tạo thêm vùng độc quyền” doanh nghiệp nhỏ chỉ có nước trốn. Cơ hội nào để DN nhỏ phát triển?
Dễ ẹc, cứ thống kê trên tỷ lệ sỗ đầu tấn xuất khẩu của DN bị đánh giá chất lượng thấp trên Liffe hay bị khách hàng khiếu nại, trả về thì biết anh nào làm giảm uy tín của cà phê Việt. Chứ không thể căn cứ vào “ông to” (chắc chắn ông vốn của Nhà nước hay được Nhà nước bảo kê thì phải to hơn rồi) hay căn cứ vào “ông cho ăn to” là trái với quy luật cạnh tranh của thị trường và nhất là trái với Luật Doanh nghiệp. Bộ Tư Pháp phải tuýt còi ngay.
Tôi nhất trí với ý kiến của sếp Thái ở Cty cà phê Thắng Lợi, phải căn cứ vào chất chứ không chỉ căn cứ vào lượng. Xuất khẩu ồ ạt mà không chú ý vào chất thì chỉ làm giàu cho các nước nhập khẩu chứ nước mình và nông dân mình càng thêm nghèo mãi mà thôi. Uy tín không chỉ ở số lượng. Lượng cho nhiều mà mang tai tiếng khắp thiên hạ thì có nên chăng?
Thôi rồi. Nông dân không còn con đường lựa chọn bán cà phê cho ai nữa rồi!
Nếu vậy thì Chính phủ phải định ra giá sàn theo từng thời điểm, lấy cái gì để làm căn cứ… không thì nông dân bị ép giá, phen này là chết chắc.
Qui định kinh doanh XK cà phê có điều kiện là trái với Luật Doanh nghiệp hiện hành, không phù hợp kinh tế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích nhóm mà thôi!
Thử thống kê xem hiện nay DN “lớn” hay DN “nhỏ” đang thua lỗ, DN nào nợ ngân hàng nhiều nhất, DN nào “xù” đối tác hàng trăm ngàn tấn hàng vào cuối niên vụ vừa qua?
Đây là cái phao cuối cùng để các “ông lớn” bám vào trước khi chìm giống như Vinashine đã chìm! Trước đó Vicofa đã vận động các ngân hàng vứt cho các “ông lớn” cái phao tạm trữ đấy thôi!
Vì lợi ích nhóm mà loại các DN vừa và nhỏ khỏi cuộc chơi hay sao?
Đề nghị khi ban hành các qui định, chủ trương cần cân nhắc xem có vi hiến và vi phạm pháp luật không?
Các DN vừa và nhỏ hãy liên kết lại và có kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ xem xét.
Đúng là lại muốn “Tạo ra vùng độc quyền” nữa rồi. Hiện nay xu hướng này đang trở lại.
Nếu đưa ra quy định phải đầu tư chế biến, phải có vùng nguyên liệu, phải có nhà máy mới được xuất khẩu thì về khía cạch thực tế Nhà Nước đã bóp nghẹt hoạt động thương mại. Những đất nước làm thương mại nỗi tiếng như Hồng Kông, Singapore họ đâu có cần đưa ra lắm quy định như vậy, họ vẫn mua bán, làm thương mại khắp thế giới. Đất nước họ giàu là nhờ làm thương mại, dịch vụ.
Nếu đưa ra tiêu chí xét thành tích xuất khẩu của những năm trước để cấp phép thì đúng là ngăn sông cấm chợ, không cho những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh.
Thử nhìn lại việc cấp phép con cho xuất khẩu gạo: Cố tình gạt ra bớt doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đưa ra đủ thứ quy định, nhưng đến nay vẫn đã có 125 DN đủ điều kiện, được cấp phép (vẫn còn thêm). Đáng ra phải mừng vì chuyện này, các doanh nghiệp đã củng cố lại theo yêu cầu, nhưng rồi ông VFA lại công khai đưa ra ý kiến không đồng tình, vì ông này chỉ muốn độc quyền thao túng, độc quyền kiếm lợi nhuận mà thôi.
Đang có ý kiến ngoài lề cho rằng Nhà Nước đang tranh ăn với dân (thông qua các DN nhà nước).
Thiết nghĩ: Để vận hành nền kinh tế minh bạch, Nhà Nước chỉ nên ban hành luật, quản lý giám sát cho tốt, không nên can thiệp quá sâu, can thiệp thô bạo vào nguyên tắc thị trường, không nên tạo ra những vùng độc quyền cho bất kỳ nhóm lợi ích nào cả.
Có như vậy thì nền kinh tế vận hành mới minh bạch, hiệu quả.
Không nên để cho người dân nghĩ là Nhà Nước tranh ăn với dân. Nhà Nước phải chấp hành nghiêm túc Luật – Luật Doanh nghiệp.
Xuất đi đâu mà xuất! Bán cho DN nước nước ngoài ngay tại TPHCM chứ có đưa đi được km nào.
xuat khau ca phe ( muon giu duoc uy tin , thuong hieu ca phe Viet Nam …) can phai dc xem xet mot cach khach quan , toan dien va co trach nhiem … ca 2 yeu to : hoac la so luong xuat khau hoac hieu qua (( lAI, LO ) chi la dieu kien (CAN) ma thoi ….mac du van phai tuan theo qui luat cua kinh te thi truong, nhung voi Viet Nam cung kien quyet phai co su quan ly cua Nha Nuoc nhu Ong Doan Trieu Nhan dat van de la hoan toan dung dan ) van de la thuc thi nhu the nao cho phu hop …. voi san luong ca phe cua Viet Nam hang nam so voi cac nuoc san xuat ca phe tren the gioi thi cac nuoc phai dang ((gom )) Viet Nam … van de con lai la : ai lam cong tac xuat khau, va xuat khau nhu the nao de dam bao uy tin va thuong hieu la mot viec lam het suc can thiet va mang tinh cap bach …noi nhu Ong thai : roi loan thi truong (( tranh mua , tranh ban )) cac daonh nghiep nho tham gia xuat khau tinh hieu qua vi nhu : trong ) 0.1 ha hoa hong thi ban di loi 50 trieu de nhan voi dien rong ca hang tram ngan ha va so sanh la dieu phi ly …..
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu để gửi phản hồi!
Hạn chế đầu mối xuất khẩu là tạo thế đặc quyền đặc lợi, làm tiền đề cho cơ chế XIN-CHO ngóc đầu dậy.
Chắc là bộ CT muốn tái sinh thêm nhiều MAI VAN DAU nữa rồi.
Vụ hạn chế này và với việc rớt giá liên tục khi gần ngày thu hoạch cà phê (VN) cho thấy mặt hàng này có quá nhiều người bám trên lưng nông dân. Không còn hiệu quả khi chúng ta cứ bo bo giữ cây trồng này. Tôi sẽ chuyển đổi cây trồng khác-Tiêu chăng, có thể lắm. Cây này chưa bị quản mà đang có anh hàng xóm thi nhau gom hàng đẩy giá. Năm nay nhiều người trúng đậm, không biết khi mình có thu thì còn giá cao nữa hay lại tính chuyện hạn chế như cà phê đây. Ôi nông dân chạy trời không khỏi nắng !
Không biết mấy ông trên bộ Công Thương không hiểu tình hình thực tế của mấy ông kẹ xuất khẩu cafe nhiều (thực ra là bán cho mấy cty nước ngoài có VP tại TP.HCM chứ có ai bán trực tiếp ra nước ngoài đâu), hay cố tình làm vì mấy ông này “lỡ ân oán” với mấy chú doanh nghiệp lớn này ko mà đưa ra cái quy định tréo ngoe đó. Thực ra mấy ông doanh nghiệp này co nhiều cty xù hàng, giao hàng chất lượng kém mất uy tín của cafe Việt, hiện tại hầu hết đều bị lỗ chỏng vó nên mới vận động nhà nước hỗ trợ hết cách này tới cách khác, đúng là quá nhục, không biết tự cải thiện mình đi toàn nhờ ô dù.
Mong rằng bộ Tư pháp tuýt còi cái quy định này, Chính Phủ nên thanh tra mấy ông làm cafe nhiều thì biết ngay thực trạng của nó.
Cứ theo đà này, thì chắc Việt Nam xin rút khỏi WTO, trở lại thời bao cấp cho rồi. Mấy ông DN nhà nước này làm ăn kém quá, cạnh tranh không nổi nên cay cú nghĩ ra đủ thứ để giữ miếng bánh đây mà.
Nhà nước đã có lộ trình cho mấy Ông thay đổi tư duy, nhưng mấy Ông cứ khư khư tư duy cũ, lạc hậu như vậy chừng nào Việt Nam mới phát triển? Không làm nổi thì nghỉ, chứ cứ ngồi mãi làm gì?
Theo mình biết thì chất lượng cafe xuất khẩu kém, làm ăn thua lỗ là do các doanh nghiêp cafe lớn của nhà nước. Nhập cafe tươi thì kiểm tra cho có rồi con buôn nhét tiền vào túi mấy ổng cỡ nào cũng qua, giá thì trên trời, nợ của con buôn thì như chúa chổm.
Ngân hàng xuống xiết nợ thì nguyên kho cafe lớn nhưng chỉ có hai hàng ngoài cùng là cafe còn ở giữa thì toàn là bao trấu.
Vậy hỏi còn đâu chất với lượng nữa mà bây giờ còn thánh tướng.
Cứ để cho mấy ông nội này xuất khẩu thì Việt nam chỉ còn nước chặt hết cafe đi thôi, dân đen chết đói.
Nếu thực sự muốn nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam, không khó để biết được DN nghiệp nào làm ăn thực sự có hiệu quả. Mấy năm qua các bạn cứ điểm mặt các Đại gia trong ngành cà phê thử xem có Đại gia nào ăn lên làm ra, hay toàn đang “Sống không xong mà chết cũng không ai cho chôn”.
Tôi nhất trí với ý kiến của bác Thái phải căn cứ vào chất chứ không chỉ căn cứ vào lượng. Uy tín không chỉ nằm ở số lượng hàng XK.
Các nhà hoạch định chính sách có kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong năm qua không? doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, doanh nghiệp nào “xù” hàng nước ngoài hay là thua lỗ đầy trong đó mà cứ la ó doanh nghiệp đủ điều kiện mới được xuất khẩu là một điều không phù hợp Luật Thương Mại.
Theo tôi biết một số doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất được ít hàng nhưng vẫn có lãi và có uy tín với bạn hàng nước ngoài vậy làm sao không cho họ xuất khẩu. Vậy theo tôi cứ để như hiện nay doanh nghiệp nào làm ăn có uy tín để họ tiếp tục phát huy và nhà nước nên tạo điều kiện cho họ, cứ để các doanh nghiệp tự khẳng định mình!
Thu hẹp các DN XK không phải là biện pháp ngăn thua lỗ, nếu xét 1 cách khách quan thì có thể thấy là các DN nhỏ bán cafe ít lỗ hơn các ông lớn nữa. Trường hợp các nông trường, họ chỉ làm ra từ 2000-3000 tấn/năm và kinh doanh rất có hiệu quả trên sản lượng của mình thì sao? có chăng thì nên có biện pháp giám sát các công ty lớn để đảm bảo việc XK cho có hiệu quả.
Ông Đoàn Triệu Nhạn là 1 trong những người góp phần làm suy yếu ngành cà phê Việt Nam. Hiện nay ông đưa ra ý kiến phải có giấy phép khi xk cà phê là rất cực đoan, nền kinh tế thị trường thì không thể “ngăn sông cấm chợ” như thế được, mọi DN phải được cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Nếu DN nào không đủ sức thì buộc phải rút khỏi cuộc chơi. Vừa rồi một số DN làm xấu hình ảnh cà phê VN do không giao hàng đều tập trung ở DN lớn. Đừng đưa nền kinh tế thụt lùi về thời bao cấp. Đề nghị các cấp có thẩm quyền phân tích kỹ trước khi ra quyết định. Vì lợi ích cho nông dân, đất nước chứ đừng vì một nhóm nào đó.