Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn DIỆP KỈNH TẦN cho biết, sẽ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh cà phê theo hướng những doanh nghiệp đủ điều kiện mới được tham gia xuất khẩu.
> Xuất khẩu cà phê phải có giấy phép
Thị phần các doanh nghiệp trong nước đang bị thu hẹp do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mở rộng mạng lưới thu mua trực tiếp từ người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh?
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, hiện có 13 doanh nghiệp nước ngoài có đại lý, chi nhánh thu mua cà phê ở Việt Nam, với lượng cà phê thu mua là 377.000 tấn, chiếm 30% sản lượng. Chúng tôi đã rà soát lại các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết của Việt Nam về quyền mua của các doanh nghiệp FDI. Thực tế, họ đều mua cà phê qua các doanh nghiệp tại Việt Nam và chúng ta không thể bắt lỗi họ được.
Nói doanh nghiệp FDI có lợi thế cạnh tranh hơn vì được tiếp cận vốn rẻ cũng không hẳn chính xác. Tôi được biết, có doanh nghiệp FDI vay ngoại tệ với lãi suất không hề rẻ (8-9%/năm), sau đó bán lấy VND để mua cà phê nguyên liệu, đến khi xuất khẩu có ngoại tệ thì đem trả lại ngân hàng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước vay nội tệ để mua nguyên liệu, nhưng khi xuất khẩu có ngoại tệ lại bán ra thị trường tự do, chứ không bán cho ngân hàng. Vì vậy, theo tôi, phải nhìn nhận vấn đề một cách công bằng. Vấn đề cốt lõi hiện nay là các doanh nghiệp trong nước phải kiểm điểm lại mình, tự vươn lên, bởi Nhà nước đã hỗ trợ họ rất nhiều.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thua lỗ. Có lẽ, ngành cà phê nên thu hẹp đầu mối xuất khẩu để lành mạnh hóa thị trường, giống như ngành gạo, thưa Thứ trưởng?
Nên có quy định doanh nghiệp đủ điều kiện mới được tham gia xuất khẩu cà phê để lành mạnh hóa thị trường. Bộï Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đều ủng hộ phương án này. Tôi cho rằng, làm được điều này sẽ cải thiện rất lớn hình ảnh, uy tín, thương hiệu cà phê Việt Nam. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, mang về mỗi năm khoảng 2-3 tỷ USD, nhưng gần 70% doanh nghiệp trong tổng số 160 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê làm ăn không hiệu quả. Sắp xếp lại đầu mối xuất khẩu cà phê để hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá là việc cần thiết.
Thưa Thứ trưởng, niên vụ cà phê 2011-2012 sắp bắt đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có động thái gì để tháo gỡ khó khăn về vốn thu mua nguyên liệu cho các doanh nghiệp?
Sản lượng cà phê nhân trong niên vụ sắp tới ước đạt 1 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp trong nước thu mua khoảng 70%, tương ứng số vốn khoảng 32.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn này sẽ được quay thành hai vòng, như vậy, nhu cầu vốn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2011-2012 khoảng 16.000 tỷ đồng.
Năm nay, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đã sớm chủ động phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để trao đổi về vấn đề vốn thu mua cà phê niên vụ 2011- 2012. Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước đảm bảo sẽ cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp thu mua cà phê. Các ngân hàng thương mại cũng ủng hộ chủ trương này. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay 5.000 tỷ đồng.
Vì vậy, tôi cho rằng, việc đáp ứng nhu cầu vay vốn 16.000 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu không phải là khó. Vấn đề lớn nhất hiện nay là, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê có đủ điều kiện để vay vốn hay không, bởi trong 2 năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí không trả được nợ ngân hàng.
-Sắp xếp lại các DN, gạt bỏ những DN làm ăn không có hiệu quả… có phải là chiêu lợi dụng chính sách nhằm loại bỏ lẫn nhau theo lối cạnh tranh không lành mạnh?
-Sắp xếp lại đầu mối xuất khẩu cà phê để hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá là việc cần thiết. Nhưng lấy gì bảo đảm các DN còn lại không lợi dụng vị thế để ép giá nông dân?
Mong rằng các bộ cần tham khảo ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ chủ trương này.
Cũng là cách hay, không để gà nhà đá nhau. Nhưng e rằng độc quyền rồi người khổ vẫn là dân.
Anh bảo độc quyền nghĩa là sao?
Đề nghị Bộ NN và Bộ Công thương nói rõ DN phải như thế nào mới đủ điều kiện được XK cà phê? đọc qua bài “Xuất khẩu cà phê phải có giấy phép” thấy nỗi lên mấy ý sau:
1/ DN đã thành lập được trên 2 năm, đã tham gia XK ở niên vụ trước trên 5.000 tấn/ năm, nếu đúng như vậy thì các DN mới thành lập gần đây thì làm sao có cơ hội? trong khi năng lực vốn và con người của họ không hề thiếu?
2/ DN phải có kho bãi, xưởng chế biến… đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm…? về khía cạnh này liệu có phù hợp khách quan và thực tiễn không? Có lẽ là không! bỡi vì DN có thể thuê kho cơ mà hoặc ký gửi tại kho tiêu chuẩn (Ví dụ ký gửi tại kho BCEC), hơn nữa hiện nay có quá nhiều DN đang kinh doanh kho bãi (các DN này có thể không kinh doanh cà phê). Còn xưởng chế biến để làm ra hạt cà phê xô thì có bao nhiêu công đoạn? xay nghiền, sàng phân cấp, đánh bóng, cân và đóng bao… có cần nhất thiết phải đạt chuẩn an toàn VSTP hay không?
DNXK cà phê thành công là tiềm lực về vốn, con người chứ không phải phụ thuộc vào các qui định, điều kiện như trên. Hơn nữa, nếu ban hành qui định trên liệu có vi phạm Luật Doanh nghiệp hay không?
3/ Đưa XK Cà phê vào diện quản lý giống như XK Gạo liệu có phù hợp?
Nói đến Gạo chúng ta liên tưởng ngay đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, hỗ trợ, cứu trợ thiên tai bão lũ… mặc khác gạo là nhu cầu cấp thiết ngay trong nước (80 triệu dân x 180kg/ đầu người năm) quả là con số không nhỏ! cho nên chủ trương quản lý chặt chẽ các đầu mối XK Gạo là hoàn toàn đúng.
Nếu áp đặt mô hình quản lý vĩ mô về Gạo cho hạt Cà phê thì chẳng khác nào mục đích cuối cùng là xuất phát từ lợi ích nhóm mà thôi!
Mong được thảo luận cùng các bạn và bà con!
-Thứ trưởng nhìn nhận vấn đề: Nói doanh nghiệp FDI có lợi thế cạnh tranh hơn vì được tiếp cận vốn rẻ cũng không hẳn chính xác. Tôi được biết, có doanh nghiệp FDI vay ngoại tệ với lãi suất không hề rẻ (8-9%/năm), sau đó bán lấy VND để mua cà phê nguyên liệu, đến khi xuất khẩu có ngoại tệ thì đem trả lại ngân hàng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước vay nội tệ để mua nguyên liệu, nhưng khi xuất khẩu có ngoại tệ lại bán ra thị trường tự do, chứ không bán cho ngân hàng. Vì vậy, theo tôi, phải nhìn nhận vấn đề một cách công bằng. Vấn đề cốt lõi hiện nay là các doanh nghiệp trong nước phải kiểm điểm lại mình, tự vươn lên, bởi Nhà nước đã hỗ trợ họ rất nhiều.
-Nhưng giải pháp thì chỉ lo cho doanh nghiệp mà thôi: Sắp xếp lại đầu mối xuất khẩu cà phê để hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá là việc cần thiết.
-Câu hỏi mà Bộ NNPTNT phải đặt ra là: giải pháp nào để giá thu mua cafe ngay từ đầu vụ phải đảm bảo cho người nông dân có lãi, để đở khổ cho nông dân nghèo khi cafe thu chưa xong mà tiền đã sắp hết.
Theo tôi chủ trương này là rất đúng, thanh lọc được những DN làm ăn yếu kém, không hiệu quả thua lỗ kéo dài có bóng nhưng không có hồn. Làm như vậy sẽ lành mạnh hóa thị trường cà phê VN đồng thời sẽ tạo ra uy tín và chỗ đứng của cà phê VN ở thị trường thế giới. Thường một chủ trương nào mới đưa ra đã ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của một nhóm người nên không thể có lời ra tiến vào là điều đương nhiên. Các bộ ngành làm việc này chính là cho đại đa số người dân là điều đáng quý dám lọai bỏ những cái yếu kém, lạc hậu đã tồn tại lâu nay rất hoan ngênh. Giống như cây cà phê bị bệnh rỉ sắt cũng vậy nếu để thì cũng tốn nước tưới, phân bón, công chăm sóc nhưng năng suất người dân thu lại chẵn bao nhiêu, tốt nhất là cưa nó đi để nẩy mầm và ghép chồi sẽ được cây cà phê đẹp và năng suất hơn. DN cũng vậy lọai bỏ DN này thì DN khác sẽ mọc lên đây là quy luật.
Tôi ủng hộ chủ trương này! Rất mong bộ CT, bộ NN&PTNT, Hiệp hội cà phê VN sớm đưa vào áp dụng.
Cách nhìn nhận này rất chung chung, cảm tính. Phân tích của bạn duchuy ở trên rất thuyết phục. Cách lý giải “gạt bỏ những DN làm ăn không có hiệu quả” chỉ là một chiêu lừa bịp rẻ tiền. Quyết định quản lý này chỉ có lợi cho các doanh nghiệp lớn. Đằng sau đó, ngoài các doanh nghiệp lớn, ai có phần nữa thì không khó để đoán ra. Quyền sinh, quyền sát khi rơi vào tay một nhóm người sẽ gây nên hậu quả khôn lường đối với đời sống bà con nông dân và nền kinh tế.
Mong các bạn chú ý.!
Đây là lúc thị trường cà phê giá cao, và có lãi. Chứ giá cà phê mà hạ giống như năm 1994-1995: giá 1 kg cà phê không bằng 1 kg cà pháo (lúc đó cũng có Hiệp hội cà phê: lệ phí cà phê lúc này là 5 hay 10USD/tấn) thì chẳng thấy doanh nghiệp to lớn nào hợp sức lại dành nhau làm đầu mối xuất khẩu giống như bây giờ.
Theo tôi quyết định này của 2 bộ NN&PTNT và bộ CT là phục vụ lợi ích nhóm, trái với Luật Doanh Nghiệp và nhất là kinh tế thị trường.
Mình rất đồng ý với ý kiến của hai anh:Dang Minh Toan và Duchuy, xin góp chút ý tóm lại như sau:
1. Một quyết định phục vụ một nhóm người rất dễ dẫn đến tiêu cực hơn tích cực.
2. Một nền kinh tế mạnh thì sẽ có nhiều DN mạnh. Nhưng cơ hội bị giới hạn chỗ của DN nhỏ thì làm sao mới có nhiều DN mạnh.
3. Quyết định như vậy không đúng với bản chất nền kinh tế thị trường.