Biến động rất lớn trên thị trường hàng hóa trong thời gian gần đây khiến nhiều hoạt động giao dịch đầu cơ trên thị trường quốc tế gây thua lỗ nặng cho nhà đầu tư.
Với các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến nghị của những nhà cung ứng dịch vụ trung gian như phòng sản phẩm phái sinh của các ngân hàng là: hãy giao dịch đúng với mục đích đã đặt ra nhằm bảo hiểm rủi ro về giá.
Giải thích về việc nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam thua lỗ trong khi giá xuất khẩu cà phê liên tục tăng cao và doanh nghiệp có tham gia giao dịch kỳ hạn trên các sàn hàng hóa, cán bộ thuộc bộ phận sản phẩm phái sinh hàng hóa một ngân hàng lớn cho rằng, đó là do các đơn vị này ham mua bán đầu cơ.
Ví dụ, một doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn cà phê, giao hàng vào tháng 12, vào thời điểm đó họ chỉ có trong tay 10 tấn, còn thiếu 90 tấn. Doanh nghiệp sẽ bảo hiểm rủi ro về giá bằng cách chốt hợp đồng mua tương lai tháng 12 với khối lượng 90 tấn. Trong thời gian đó, doanh nghiệp gom mua của người dân để đủ số lượng 90 tấn xuất khẩu, song chưa gom đủ số lượng cà phê trong dân, thấy giá cà phê trên sàn hàng hóa tăng cao, doanh nghiệp bán hợp đồng tương lai đã chốt với kỳ vọng khi giá xuống sẽ mua lại, đồng thời tập trung thu mua trong dân để có hàng xuất khẩu. Giá cà phê tiếp tục tăng cao, vượt giá doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu, dân hết hàng nên tăng giá bán ra, doanh nghiệp không gom đủ hàng để xuất khẩu và bị phạt hợp đồng, dẫn đến thua lỗ. Trong trường hợp này, từ mục đích giao dịch hàng hóa để bảo hiểm rủi ro về giá, doanh nghiệp ham lãi trước mắt, mua đi bán lại đầu cơ khiến mục đích ban đầu thất bại.
Với thực tế giá các nguyên liệu hàng hóa liên tục tăng nhanh, sau đó sụt giảm mạnh với mức độ biến động rất lớn tới hàng chục phần trăm như thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch hàng hóa trên các thị trường quốc tế đã cháy tài khoản ký quỹ, dẫn đến thua lỗ và gây ra tâm lý e ngại sử dụng công cụ giao dịch phái sinh để bảo hiểm rủi ro về giá.
Có 2 lý do được các ngân hàng tổng kết dẫn đến thua lỗ của doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch hàng hóa: không tuân thủ đúng chiều giao dịch thuận – ngược và giao dịch không sát khối lượng giữa hàng thực và hợp đồng tương lai. Không loại trừ có doanh nghiệp dựa vào phân tích và trải nghiệm thực tế của mình trong ngành, chấp nhận mạo hiểm đã thắng lợi, những số lượng này rất thấp. Với doanh nghiệp sản xuất, mục tiêu phòng ngừa rủi ro về giá mới là cao nhất.
Theo thống kê tại một số ngân hàng, lượng khách hàng giao dịch hàng hóa để bảo hiểm rủi ro về giá với các mặt hàng bông, kim loại, đậu tương (thức ăn gia sức) đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ công cụ này, nhiều doanh nghiệp đã tránh được thua lỗ rất lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, nhập khẩu thép và thức ăn gia súc khi giá nguyên liệu biến động mạnh. Tổng giám đốc một công ty dệt may lớn cho biết, giá bông nguyên liệu đã tăng 500% trong 2 năm qua, quý I năm nay ghi nhận mức giá cao kỷ lục 2,27 USD/lb, sau đó giảm 50%, rồi lại tăng mạnh. Hợp đồng xuất khẩu quần áo được công ty này ký từ đầu năm, chốt giá trước, nhờ sử dụng hợp đồng mua tương lai, doanh nghiệp không lo về nguyên liệu, tất nhiên phải chấp nhận bỏ ra một khoản phí.
Tuy nhiên, câu chuyện về phí bảo hiểm tương lai cho các giao dịch hàng hóa đang là mối e ngại với nhiều doanh nghiệp. Giám đốc bộ phận dịch vụ ngân hàng so sánh, giống như khách hàng mua bảo hiểm thân vỏ xe hơi, kết thúc năm không có sự cố gì xảy ra, chủ xe tiếc 10 triệu đồng và tự nhủ giá như không mua bảo hiểm, hoặc cho rằng có kinh nghiệm đi xe rồi nên năm sau quyết định không mua bảo hiểm nữa, nhưng sau đó xe lại bị cây đổ va phải, anh lại ước giá như mình đã mua bảo hiểm. Không ít doanh nghiệp thấy mức phí của sản phẩm phái sinh khá cao đã e ngại hoặc cho rằng, việc giao dịch tương lai không cần thiết. Do đó, so sánh với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng xuất khẩu tương đồng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia…, tỷ lệ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp.
Một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng cho thấy, doanh số mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng tăng cao trung bình 20 – 30%/năm nhưng các giao dịch giao ngay chiếm từ 90 – 95%, giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 5 – 10%. Trong khi đó, quyền chọn ngoại tệ lẽ ra là công cụ phái sinh được doanh nghiệp quan tâm do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn trong trạng thái tăng, giảm bất thường.
Đa số nông dân là những hộ nghèo. Từ lâu nông dân đã có (hợp đồng mua bán tương lai) bán cafe, lúa bắp, tiêu điều… non. Giá trị sản phẩm thường thì chỉ bằng 2/3 giá trị tính theo thị trường bình thường (thị trường không nóng, không đóng băng), phần thiệt luôn là nông dân.
Ở đây tôi không muốn dùng từ như bị ép giá,làm giàu bất chính… (có ai ép anh đâu, anh tự nguyện đấy chứ, có thỏa thuận rõ ràng), mặc dù những người bán, thường là những người nghèo, hoặc gặp phải sự cố trong cuộc sống, nghiệt ngã cay đắng lắm, không còn cách nào khác, nếu không thì vay nợ với mức lãi cao. Hoàn cảnh vậy đấy, đến mùa thu hoạch tất nhiên sản phẩm phải “đội nón ra đi, gió vào nhà trống là vậy”.
Vấn đề là không có nguồn dự trữ, để trang trải trong thời gian giáp hạt. Để giải quyết được gốc lõi của vấn đề, theo tôi một trong những cách là phải có sự hỗ trợ của nhà nước, bằng cách lập ra ngân hàng chính sách tựa như cho sinh viên vay vốn để đi học vậy. Có thể làm thí điểm trong vài năm hoặc ở địa phương nào đó. Nông dân họ chắt chiu lắm, trụ được vài năm là thoát nghèo, đến lúc đó mới nói đến chuyện găm hàng đợi giá. Vài suy nghĩ thô thiển, mong sự đóng góp của bà con. Kính gởi lời chào đoàn kết.
Bạn phân tích nghe vô lý! DN đang thiếu 90 tấn hàng thật thì tại sao họ mua 90 tấn hàng giấy? đó là sự vô lý trong bảo hiểm rủi ro về biến động giá. Lẽ ra khi giá lên họ phải nhanh chân bán ngay 90 tấn hàng giấy và nhanh tay mua gom 90 tấn hàng thật ( càng nhanh càng tốt), an toàn nhất là họ mua 90 tấn hàng thật và bán ngay 90 tấn hàng giấy cùng thời điểm chứ. Phân tích như bạn thì thử hỏi trong trường hợp mua 90 tấn hàng giấy xong thì giá hạ họ sẽ xử lý như thế nào?
Đúng mà bạn, để tôi ví dụ cụ thể sẽ thấy ngay: Hàng giấy ở đây là ngầm hiểu hàng mua kỳ hạn ở các sàn (London , NewYork) và giá hàng thật luôn lấy cơ sở từ giá của các sàn này. Cty đã ký bán 100t giá 2000$ (giả sử tỷ giá 20.000d tương đương giá nội địa 40.000đ/kg) cho khách hàng nhưng mới chỉ có 10t, trong khi chưa gom được hàng thật thì xu hướng giá tăng lúc đó nông dân cũng muốn găm giữ ko chịu bán làm cho giá càng tăng nhanh nếu ko mua kịp thì sẽ lỗ to buộc Cty phải vào thị trường kỳ hạn mua ngay 90t giá 2020$ ( 40.400đ) xem như phải chịu lỗ 400đ/kg, rồi từ từ mua hàng thật vào, mua đến đâu thì bán bớt hàng giấy đến đó.
1, Lỡ như giá xuống 1900$ (= 38.000đ) thì hàng giấy lỗ 120$ (2.400đ) nhưng hàng thật lãi 2000đ do đó lỗ 400đ,
2, còn nếu giá lên 2100$ (=42.000đ) thì hàng giấy lời 80$(1.600đ) nhưng hàng thật lỗ 2000đ do đó cũng lỗ 400đ
Vì vậy khi đã thực hiện bảo hiểm giá như trên thì dù có xuống bao nhiêu hay lên bao nhiêu cty cũng lỗ 400đ thôi. Còn nếu ko mua kịp mà ko có bảo hiểm nhỡ nếu giá tăng thêm nữa thì sẽ lỗ nặng, và dĩ nhiên nếu giá xuống sẽ lời to. Nghĩa là sẽ bớt rủi ro khi giá lên nhưng cũng mất cơ hội khi giá xuống bạn ah và ngược lại khi Cty bán hàng giấy.
Chúc diễn đàn vui vẻ!!!
Tại thời điểm DN ký hợp đồng bán giả sử giá 2000$/T, DN đang thiếu 90T hàng thật, sau đó giá lên 2100$/T , DN mua 90T hàng giấy với giá 2100$/T và tiến hành thu mua ngay 90T hàng thật với giá 2100$/T, như vậy DN đã có đủ 90T hàng thật và đang ở vị thế mua 90T hàng giấy (với cùng giá vốn 2100$/T) .
Đến kỳ giao hàng thật theo hợp đồng:
1/ Nếu giá lên 2200$ (DN vẫn chỉ giao hàng giá 2000$/T theo hợp đồng)
– Hàng thật lỗ 100$/T (mua 2100$ bán 2000$)
– Hàng giấy lãi 100$/T (mua 2100$ bán 2200$)
2/ Nếu giá xuống 1900$ (DN vẫn chỉ giao hàng giá 2000$/T theo hợp đồng)
– Hàng thật lỗ 100$/T ( Mua 2100$ bán 2000$)
– Hàng giấy lỗ 200$/T ( Mua 2100$ bán 1900$)
Cầu trời giá lên để nông dân bớt khổ và DN có lãi!
Tôi có nói là đã mua hàng thật đến đâu thì phải bán ngay hàng giấy đến đó, mới gọi là thực hiện bảo hiểm giá chứ ! Còn nếu đã mua hàng thật mà ko bán hàng giấy đi thì lúc đó lại chuyển sang vị thế mua trước. Phải thực hiện mua hàng thật bán hàng giấy đồng thời . Còn nếu đã làm vậy mà vẫn thua lỗ nhiều thì còn nhiều lý do khác nữa phân tích ra dài dòng lắm lắm.
Mua hàng thật đến đâu thì bán hàng giấy đến đó là đúng, Trong bài báo lại nói DN đang thiếu 90 T hàng thật, DN mua ngay 90 T hàng giấy, sau đó thấy giá lên, DN bán 90 T hàng giấy kiếm lời (trong lúc đó vẫn chưa mua gom đủ hàng thật), giá tiếp tục lên nữa DN không chịu nỗi lỗ hàng thật đành chấp nhận vi phạm hợp đồng. Như vậy không thể xem là bảo hiểm giá được.
Ok, Bạn phân tích hoàn toàn chính xác .
Tôi đồng ý với cách phân tích và nhận định của bạn HOÀI BẢO, nếu như doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chăc ăn “mua chín bán mười” thì rủi ro gần như không đáng kể. Có điều họ thấy dễ ăn quá mà, nên chấp nhận mạo hiểm, nhât là những người có máu đỏ đen “được ăn cả ngã về không” nên khi phán đoán sai thì dẩn đến thua lỗ và phá sản thôi.
Lâu nay chúng ta luôn nghĩ hàng giấy (hợp đồng kỳ hạn) là xấu, là rủi ro nhưng thực tế việc mua bán hàng thật cũng có khác gì. Nếu ta mua rồi bán ngay kiếm chút chênh lệch giá thì ko có gì đáng bàn cả. Nhưng nếu ta mua 100t hàng thật nhưng ko bán mà cất kho đợi giá lên thì có khác gì mua 100t hàng kỳ hạn nào, hoặc là người ta bán cà phê non cũng như bán trước hợp đồng kỳ hạn thôi. Một số nhà đầu tư /DN chết trên sàn kỳ hạn vì tham lam, ko sử dụng việc mua bán trên sàn đúng mục đích và đúng khả năng tài chính. Chúng ta phải nghĩ đến tính tích cực của một phương thức kinh doanh và phải có những phán đoán của riêng mình, mỗi loại hình kinh doanh đều có ưu và khuyết điểm riêng.
Thực ra tôi rất có hứng thú với đề tài này, bạn nào có cùng sở trường thì ta offline nào……….
Mình đang làm đề tài về vấn đề này đấy, cho mình học hỏi nhé :) email: menfuong@gmail.com. Mình chỉ rành về lý thuyết thôi à.
Thực ra có lẽ nên cần thống nhất thuật ngữ khi đề cập đến các công cụ tài chính này – sản phẩm phái sinh (derivatives).
Các công cụ tài chính phái sinh này thường bao gồm hợp đồng kỳ hạn (futures contract), hợp đồng giao sau (forward contract), hợp đồng quyền chọn (option contract) và hợp đồng hoán đổi (swap contract).
– Futures contract (rút gọn – futures): nhiều người dùng là hợp đồng tương lai, hợp đồng giao sau là chưa chính xác. Vì tên gọi futures trong hợp đồng này luôn luôn có “s”. Nên gọi là hợp đồng kỳ hạn, vì tính chất “kỳ hạn” rõ ràng của nó. Tháng giao hàng (futures month – rút gọn của futures delivery month) của các hợp đồng kỳ hạn là vào tháng 1,3,5,7,9,11.
Futures được chuẩn hóa (standardized) và giao dịch trên trên thị trường tập trung (futures exchange)
– Forward contract: có khi dịch là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng triển hạn nhưng xét theo tính chất linh động và giao xa của nó, nên được gọi là hợp đồng giao sau.
Forward thì tùy biến, theo từng yêu cầu (customized) và giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC – over the counter).
Sử dụng để bảo hiểm (hedging) giá hàng hóa bằng các công cụ tài chính phái sinh này thường bằng hợp đồng kỳ hạn (futures) và hợp đồng quyền chọn (option) hơn.
Vài dòng chia sẻ và mong được sự góp ý của mọi người để hiểu rõ hơn.
Tên gọi và cắt nghĩa không quan trọng lắm đâu bạn à! vấn đề là phải hiểu được điều kiện của loại hình hợp đồng và vận dụng cho đúng. Theo tôi với mỗi đối tượng cụ thể (ví dụ như cà phê và nhóm hàng nông sản, vàng và nhóm hàng kim loại, dollar và nhóm tiền tệ…) tùy theo mục tiêu mà chọn loại hình hợp đồng phù hợp. Hoặc như cà phê cũng tùy vào mục tiêu mua bán giao ngay, giao xa, đầu cơ theo kỳ vọng (giá xuống hoặc giá lên) hoặc bảo hiểm giá cho hàng thật đang nắm giữ mà chọn loại hình hợp đồng phù hợp.
Vài ý kiến chia sẻ cùng bạn! Chúc bạn hoàn thành luận văn thật tốt!
Cám ơn comment của duchuy nhé.
Vì bài của Hoài Bão có câu “người ta bán cà phê non cũng như bán trước hợp đồng kỳ hạn thôi”. Vì là dân học thuật, nên đọc “hợp đồng kỳ hạn” là mình liên tưởng ngay đến futures, mà futures thì phải chuẩn hóa, nên trong trường hợp này có thể nói là người ta bán trước theo “hợp đồng giao sau” (forward contract).
Mình nghĩ, để thảo luận hiệu quả thì nên chăng mọi người cùng hiểu theo 1 ngôn ngữ chung – nghĩa là các thuật ngữ được dùng thống nhất. Sau đấy bàn mấy cái sâu hơn nữa sẽ càng hứng thú hơn.
Mà mình thì cũng mê chủ đề này lắm lắm. Mong được cùng thảo luận với duchuy hơn nữa.
Tôi đang trồng cà phê Arabica ở Lâm đồng, vụ mùa này tôi và một số người bạn đã liên kết lại và quyết định bán bảo hiểm giá cho cà phê niên vụ này rồi, mặc dù chưa thu hoạch nhưng 2/9/2011 vừa qua chúng tôi đã bán trên sàn ICE với giá 290 cent/lb ( khoảng 6380 USD/tấn), hiện tại giá trên ICE là 230 cent/lb ( khoảng 5060 USD/tấn).
Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, chúng tôi sẽ bán hết hàng thật (không phụ thuộc vào giá thị trường) và mua lại vị thế của mình trên ICE và xem như vụ mùa này chúng tôi đã bán xong sản phẩm của mình với giá 6380 UDS/tấn đó bạn.
Duc huy ah, bạn đúng là nông dân thời @ rồi, tôi thực sự hoan nghênh cách làm của bạn và những người bạn của bạn…hix…, hy vọng nhiều người hiểu được mặt tích cực của các sàn giao dịch…
Lâm Đồng có ai giao dịch trên sàn Ice? Không có đâu. NH nào bảo lãnh cho tham gia sàn Ice? bà con biết 1 lot trên Ice bao nhiêu không?
Lâm Đồng có mấy anh xưa nay vẫn đánh trên sàn Liffe, lên bờ xuống ruộng mà vẫn cứ bám. Cuối cùng được đồng nào thì phí dịch vụ ăn hết, cóc mò cò xơi mà.
Không nơi nào đánh bạc thoải mái như ở VN, không chỗ nào đánh bạc sướng như đánh trên… sàn !
Thân gửi bạn Dambri!
Tại Lâm đồng bạn có thể tham gia mua bán trên sàn ICE và cả sàn LIFFE. Ngân hàng TechcomBank chấp nhận ký quĩ và giao dịch giúp cho bạn (tất nhiên có thu phí). Tuy nhiên ngân hàng sẽ không chấp nhận cho đối tượng là cá nhân, hộ gia đình mà chỉ chấp nhận cho Doanh nghiệp. Khối lượng 1 lot trên ICE là 37500 pounds (xấp xỉ 17 tấn), còn trên LIFFE là 10 tấn, bạn có thể tìm hiểu để biết thêm chi tiết bạn nhé.
Sử dụng công cụ thị trường kỳ hạn để bảo hiểm giá thì không thể xem là đánh bạc được bạn ạ! Người nông dân hãy tự lo liệu cho chính mình là tốt nhất.
Ah, tuyệt! (xin lỗi vì comment phía dưới ko thấy nút “trả lời” nên mình comment trên đây).
Mình đã lên Daklak, ở đấy 45 ngày. Trong thời gian ấy có hỏi 1 cô và 1 chú nông dân, nhưng họ chưa tiếp cận được với thị trường kỳ hạn này. Nay lại biết bạn – người trồng cà phê lại liên kết lại với những người trồng khác để thực hiện giao dịch kỳ hạn thì thật tuyệt.
Trong quá trình làm đề tài, người trồng cà phê ở một số nước cũng liên kết nhau để thực hiện điều tương tự, mình cứ lo là khó áp dụng tại Việt Nam. Không phải cho rằng Việt Nam mình kém, mà là vì mình e là sử dụng thị trường kỳ hạn đã từng để lại ấn tượng ko tốt thời gian qua, khá mới và phức tạp nữa nên người trồng cà phê ít dùng.
Bạn có thể trao đổi với mình cách mà cả nhóm liên kết thực hiện được ko? Email mình đây: menfuong@gmail.com. Cám ơn bạn nhiều nhé!
Hơn nữa, kích thước hợp đồng kỳ hạn Arabica trên ICE lại khá cao (37.500 pounds ~ 17 tấn) so với diện tích trung bình mà người trồng cà phê Việt Nam sở hữu (theo mình biết thì trung bình 1-2 ha và năng suất trung bình 2 tấn/ha), khó mà một người riêng lẻ bảo vệ (hedge) mình trước rủi ro giá cà phê.
Một là liên kết lại với nhau để bảo vệ như bạn và nhóm của bạn làm.
Hai là tập hợp người trồng cà phê lại theo mô hình liên kết 4 nhà, DN đứng ra thực hiện điều này. Điều này cũng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVN với DN nước ngoài. Dĩ nhiên, đòi hỏi DNVN phải thực hiện thế nào “cho phải”.
Ba là phát triển sở giao dịch hàng hóa (commodity exchange) và thực hiện cả giao dịch kỳ hạn (futures), là cách tay nối dài, địa phương hóa các hợp đồng kích thước lớn, giao dịch bằng ngoại tệ thành hợp đồng kích thức phù hợp và bằng đồng nội tệ.
Đó chỉ là vài suy nghĩ trong quá trình thực hiện luận văn. Có chỗ nào chưa phải, mong những người đã thực sự thực hiện bảo hiểm giá như bạn gợi ý thêm.
1/ Cách tốt nhất là nông dân tự bảo vệ lấy mình, đừng trông chờ vào DN, vào hiệp hội…
2/ Liên kết 4 nhà? nghe lý thuyết suông quá? các phương tiện truyền thông đưa mô hình liên kết 4 nhà trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi nhiều lắm, nhưng chưa thấy “dự án” nào thành công trên diện rộng cả
3/ Phát triển sở GDHH? nghe cũng khó khả thi! làm sao người nông dân tiếp cận được? hơn nữa mở sở GDHH có thu hút được các nhà “phi nông dân” không, trong khi các kênh đầu tư khác như BĐS, Vàng, Ngoại tệ, Lãi suất tiết kiệm… cũng không kém phần hấp dẫn, thủ tục, pháp lý đơn giản và không cần quá nhiều kinh nghiệm và hiểu biết.
Bạn Hoài Bão hình như đang công tác tại BCEC phải không nhỉ? nếu đúng vậy thì bạn có thể cung cấp thêm cho mọi người trên diễn đàn này cùng biết về tình hình giao dịch trên BCEC hiện nay được không? Tôi vào trang web BCEC mà không thấy gì cả! liệu người nông dân có thể trở thành thành viên giao dịch trên BCEC không?
Rất vui khi được duchuy quan tâm, tôi ko công tác ở BCEC mà là ở đơn vị hợp tác với BCEC, tôi rất quan tâm đến phương thức KD qua sàn giao dịch nên BCEC cũng là mối quan tâm của tôi. Nói thật với nhau thì hiện tại BCEC giao dịch chưa có nhiều – cụ thể con số thì tôi chịu, kể cả giao dịch hàng thật lẫn kỳ hạn vì rất nhiều lý do khác nhau .Tuy nhiên tôi biết BCEC đã làm rất nhiều để nhằm giới thiệu quảng bá những lợi ích khi tham gia ở sàn, đặc biệt sàn là địa chỉ tin cậy để nông dân, hoặc nhà đầu tư, người đầu cơ…. lựa chọn khi muốn gửi kho chờ giá lên. Với bà con nông dân chỉ cần mang bản CMND photo công chứng đến ký giấy đăng ký làm thành viên là có thể tham gia giao dịch rồi, có thể bán, có thể mua hoặc gửi kho tuỳ nhu cầu mỗi người. Mùa thu hoạch sắp đến rồi, hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ tin cậy để gửi gắm tài sản khó nhọc làm ra.
Bạn nào quan tâm có thể gọi đến BCEC/Phòng Quản lý thành viên -0500 3877555, hoặc Cty Môi giới VNCB -0500 3877776, họ sẽ rất nhiệt tình tư vấn.
Cám ơn Bạn đã thông tin cho mọi người cùng biết! bạn có thể thông tin lại trong bài ” tổng hợp thị trường cà phê tuần từ 3/10 đến 8/10″ được không? Ở đó mọi người đang thảo luận khá sôi nỗi về BCEC đó bạn!
Thân chào! chúc vui vẻ!
Nông dân là vậy đó!? là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi. Tất cả đều ăn và sống trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Làm nhiều nhất lại là người khổ nhất. Còn người không làm ngồi chỉ tay chỉ chân cũng được an sung mặc sướng. Hi vọng kiếp sau tôi ko còn là một nông dân.
Vấn đề bài viết nêu ra là thực tế gặp phải ở một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng có năng lực yếu kém hay hạn chế trong giao dịch trên sàn hàng hóa kỳ hạn. Nếu dự báo tốt và hiểu rõ về nghiệp vụ thì hoàn toàn có thể xữ lý tốt để mang lại lợi nhuận, trong tình trạng xấu có thể giảm thiểu tối đa.
Tôi ví dụ, nếu doanh nghiệp mua 10 tấn cà phê thực của dân trong ngày thì khi phiên giao dịch châu Âu và Mỹ mở cửa doanh nghiệp lập tức đối ứng – hedging hàng ở nước ngoài (giao dịch trên “bàn giấy” ở sàn Life và New York).
Trường hợp không có cà phê thực để giao doanh nghiệp vẫn có thể mua/bán trên sàn kỳ hạn và vẫn có thể kiếm được lời từ thị trường này nếu đủ năng lực. Sự thất bại của doanh nghiệp VN thực ra là yếu kém về trình độ phân tích và dự báo cũng như nghiệp vụ.
Thực ra như ví dụ của bạn thì các doanh nghiệp đã hiểu, nhưng để thực hiện họ cần thêm 1 khoản vốn nữa mà vấn đề vốn lại là khó khăn lớn nhất.
Còn việc khi không có hàng thật mà doanh nghiệp tham gia mua bán kì hạn để kiếm lời (có khi lỗ thêm) thì là đầu cơ rồi, như bạn gì ở trên bảo là đánh bạc cũng đứng. Nói doanh nghiệp Việt nam yếu kém về trình độ phân tích dự báo hay nghiệp vụ cũng chưa hẳn, ván bài do các nhà tư bản soạn ra liệu họ có chịu thua thiệt cho chúng ta thắng ko. Vài dòng góp ý.