Thiếu nước tưới là căn bệnh kinh niên ở vùng chuyên canh cà phê Đắk Lắk. Ngoài nguyên nhân biến đổi khí hậu, rừng bị suy giảm thì tình trạng thiếu nước còn do chính người trồng cà phê tự gây ra cho mình.
Đây là một mô hình rất hay và tiết kiệm chi phí, công sức lao động rất lớn. Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ từ từ đưa vào áp dụng.
Xem thêm: Tham khảo: – Mô hình tưới nước tiết kiệm hiệu quả
Bình thường, nông dân tưới khoảng 650 lít nước/gốc, trong khi mô hình tưới tiết kiệm do ngành nông nghiệp xây dựng chỉ mất khoảng 450 lít/gốc. Sau 25 ngày cho thấy, độ ẩm giữa hai kiểu tưới (ở độ sâu 30cm) là bằng nhau. Theo Sở NNPTNT Đắc Lắc, kiểu tưới tràn của nông dân đang gây lãng phí khoảng 200 triệu mét khối nước mỗi năm.
Mặt khác, hơn 80% diện tích cà phê của tỉnh vẫn chưa có cây che nắng và chắn gió, khiến lượng nước tưới nhanh chóng bị rút đi. Những năm hạn nặng, diện tích này phải tưới 5 đợt, trong khi cà phê có cây che nắng chỉ phải tưới 3 đợt. Và để có thêm 2 đợt tưới, hàng vạn giếng nước đã được khoan, đào khắp nơi khiến mực nước ngầm hạ thấp. Kết quả là nông dân càng chống hạn, hạn càng nghiêm trọng hơn.
Theo tính toán của ngành nông nghiệp, nếu hoàn thiện được hệ thống cây che nắng và chắn gió, áp dụng giải pháp tưới hợp lý, Đắc Lắc sẽ tiết kiệm được khoảng 300 triệu mét khối nước/năm cho 180 nghìn hécta cà phê . Lượng nước này tương đương 15 hồ chứa dung tích lớn.
Đó là chưa kể cả nghìn tỉ đồng tiết kiệm vật tư, công lao động và tăng thu từ cây che bóng mát (cây ăn trái). Lợi ích rõ ràng là như vậy, song các vườn cà phê ở Đắc Lắc vẫn phơi mình giữa nắng gió, được tưới kiểu … xả láng.
Vì vậy, ngành nông nghiệp đang phải ra sức xây dựng mô hình, tổ chức hội thảo, vận động nông dân nhằm đạt mục tiêu 80% số diện tích cà phê được che bóng và tưới tiết kiệm vào năm 2015.
Đây là một sự vất vả phi lý