Xuất khẩu cà phê có chiều hướng tăng mạnh trong nửa đầu tháng 8, giá cà phê nội địa cũng liên tiếp thiết lập mốc mới. Mặt hàng nông sản này vẫn đang tiếp tục đón đầu, phát huy được thế mạnh của mình.
Bà con rất phấn khởi khi giá cà phê không ngừng tăng
Đã hoàn thành 2/3 chặng đường
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vifoca), dự tính tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cà phê trong năm 2011, ước đạt 1,3 triệu tấn tương đương với trị giá gần 3 tỷ USD. Hiện nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt khiến giá cà phê luôn ở xu hướng tăng. Cùng với đó, các vùng trọng điểm trồng cây cà phê của Việt Nam đều có khả năng cho năng suất cao, khoảng từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cà phê sẽ đạt được những kết quả đáng kể trong việc nhắm tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt với mặt hàng cà phê, xuất khẩu ước đạt tăng 24% so với cùng kỳ. Tính đến đầu tháng 8, khối lượng xuất khẩu đạt 900 nghìn tấn, kim ngạch đạt khoảng 2 tỷ USD. Như vậy, ngành cà phê đã hoàn thành được 2/3 chặng đường. Chủ tịch Vifoca, ông Lương Văn Tự cho biết, thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu đang đẩy mạnh việc thu mua, hoàn thành hợp đồng giao hàng trong tháng 9
Thành công nữa của ngành cà phê là giá xuất khẩu tăng mạnh. Ông Lương Văn Tự cho biết, giá cà phê có lúc lên tới 2.500 USD/tấn, còn trung bình là 2.200 – 2.300 USD/tấn. Đây được xem là mức giá xuất khẩu cao nhất của cà phê Việt Nam từ năm 1999 tới nay. Cùng với đà tăng của cà phê xuất khẩu, trong nước, giá cà phê nhân xô tiếp tục có mốc giá mới, lên tới 49,7 triệu đồng/tấn. Kể từ đầu tuần trước tới nay, giá tăng gần 4 triệu đồng mỗi tấn. Mức giá này đã tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 54,8% so với mức giá trung bình của năm 2010. Bà con rất phấn khởi khi giá cà phê không ngừng tăng.
Trong 8 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp cũng đã mở thêm các thị trường mới đến vùng Trung Đông, Bắc Phi, Tây Á và Trung Âu.
Tiếp tục nâng giá trị bằng chất lượng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cà phê hàng đầu đã chú trọng việc chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Ngoài việc đầu tư các thiết bị tiên tiến chế biến khô, các doanh nghiệp còn tập trung xây dựng và lắp đặt các dây chuyền chế biến ướt (chế biến từ quả tươi), nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp xây dựng và mở rộng cơ sở chế biến cà phê bột xuất khẩu với sản lượng từ 100 đến trên 1.000 tấn sản phẩm.
Ông Nguyễn Long, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, cà phê tiếp tục bứt phá để phát huy thế mạnh. Ông Long khẳng định rằng, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ chắc chắn được hoàn thành. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng luôn gặp không ít những khó khăn trắc trở trên con đường xuất khẩu, nên để tránh rủi ro, theo ông Long, niên vụ tới, khi giá xuất khẩu biến động, doanh nghiệp cần theo sát diễn biến thị trường, đồng thời rút kinh nghiệm không bán hàng trừ lùi quá xa, tránh trường hợp đầu vụ bán không được giá, cuối vụ được giá thì hết hàng.
Theo TS Hoàng Quốc Tuấn – GĐ Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam), cũng vì thiếu quy hoạch nên ngành cà phê Việt Nam có tăng trưởng cao nhưng lại thiếu ổn định, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh và thị trường.
Đứng trước nhu cầu của thế giới, TS Nguyễn Long cho rằng ngành cần tạo sự đột phá trong chính sách, quy hoạch. Từ chỗ chỉ chú ý đến lượng thì nay xuất khẩu đánh vào chất, tạo ra thương hiệu lớn. Ông Long cho rằng, nói đến gạo, thế giới nhắc đến Thái Lan, cà phê của Brazil… “Mặc dù Việt Nam đứng trong top xuất khẩu cà phê, nhưng cái cốt lõi là phải tạo được giá trị gia tăng, phải tạo được thương hiệu. Ngành cà phê còn có thể làm tăng giá trị xuất khẩu bằng cách đánh mạnh vào chất lượng” – ông Long nhấn mạnh.
Để phát triển bền vững ngành cà phê, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cũng cho biết, dự thảo quy hoạch phát triển cây cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ sớm được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Cây cà phê sẽ có cơ hội được đầu tư xứng tầm để đón đầu nhu cầu sử dụng cà phê trên thế giới đang ngày càng lớn.
Bài viết không có gì mới, vẫn nhai đi nhai lại mấy vấn đề cũ rích: doanh nghiệp cần theo sát diễn biến thị trường, đồng thời rút kinh nghiệm không bán hàng trừ lùi quá xa, tránh trường hợp đầu vụ bán không được giá, cuối vụ được giá thì hết hàng…
Củ người mới ta bác à, nếu bác đã đọc rồi thì không cần đọc lại.
Mình la nông dân nên không hiểu mấy vụ này lắm, nhưng theo mình ngay bây giờ phải làm sao cho cafe Việt phải là một thương hiệu uy tín chất lượng trên thị trường quốc tế chứ cứ mong sản xuất nhiều mà làm chi cho mệt xác, tốn tài nguyên. Mà em thấy ở trên nói sản lượng trung bình cao 3 tấn/ha, như thế chỉ thuộc loại trung bình kém thôi cao cái gì mà cao.
Bà con làm ơn cho tôi hỏi , mình trồng xen cây cao su giữa đường đi của 2 hàng cà phê có hại gì cho cây cà phê không bà con , ai có kinh nghiệm hơn xin cho tôi biết ý kiến để tham khảo thêm , cảm ơn bà con nhiều !!
trong cay cao su voi cay ca phe tui chua tung thay ah , tui nghi ban nen trong xen voi tieu la hop li hon do, o cho tui aj cung trong vay ah than chaoVui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu! BQT
Giá cafe tăng, giá phân bón tăng, giá xăng dầu tăng, giá lương thực tăng, giá nhân công tăng,… trong khi đó người nông dân còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn như : dịch bệnh cây trồng, thời tiết thất thường, nhiều vùng hạn hán, bị chèn ép… hầu hết nhiều hộ gđ có từ 1-2 ha cafe thì trong thời bão giá như hiện nay thu nhập nhiều khi còn chưa đủ ăn ! Mà công nhận với đà này thì mừng là các doanh nghiệp đại lý kinh doanh cafe có phần phấn khởi.
Thiết nghĩ các tổ chức, doanh nghiệp cần có nhiều hơn nữa sự hỗ trợ và liên kết với người nông dân trồng cafe nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và sản lượng, tạo được sự an tâm tin tưởng cho người nông dân. Nâng cao vị thế xuất khẩu cafe Việt Nam.