Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá cà phê xuất khẩu nước ta, do các công ty xuất khẩu đăng ký trong tờ khai Hải quan, đang cao hơn so với giá niêm yết tại London khoảng 250 – 350 USD/tấn.
Lượng hàng xuất đi hàng ngày tuy nhiên chỉ vài chục tấn mỗi đơn hàng, cho thấy nguồn hàng thật đang rất khan hiếm.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cà phê robusta loại 2 của các công ty xuất qua cảng Cát Lái ở Tp. Hồ Chí Minh trong tuần trước dao động từ 2.400 – 2.550 USD/tấn. Cà phê robusta loại 1 xuất qua cảng Cát Lái và cảng Sài Gòn KV IV lên tới 2.550 – 2.700 USD/tấn.
Không chỉ xuất khẩu đạt giá cao, giá cà phê của các công ty trong nước chào bán cũng khá cao. Điển hình là công ty CP VLXD Thái Hà đang chào bán loại R2, 5% đen vỡ ở 2.550 USD/tấn, loại R1 sàng 16 – 18 giá 2.620 – 2.660 USD/tấn, cao hơn giá London tới gần 400 USD.
Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố tuần trước cho thấy, xuất khẩu cà phê nước ta tháng này chỉ khoảng 55.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 140 nghìn tấn những tháng trước đó. Tổng cục cũng điều chỉnh giảm lượng cà phê xuất trong tháng 6 xuống 67 nghìn tấn, thay vì 80 nghìn tấn đưa ra ban đầu.
Danh Chính (Giacaphe.vn)
Tầm nhìn và chiến lược gom hàng của các doanh nghiệp nước ngoài quá giỏi. Chỉ tính lúc họ mua là trừ lùi 160 usd/tấn và nay họ bán ra lại cộng từ 300-350 usd/tấn, với số lượng cà phê họ thu mua được nay bán ra họ được một số tiền khổng lồ đó là chưa tính giá lúc họ mua chỉ khoảng 35 đến 40 ngàn và lúc bán thì trên 50 ngàn. Đúng là DN ngoại đã giàu lại hốt bạc trong khi nhiều DN nội đứng bên bờ phá sản vì thua lỗ mà nông dân là người bị hệ lụy.
Bán giá cao thì tốt chứ đừng vội bán giá quá thấp, tới lúc cà phê lên ko kịp mua vào bễ hợp đồng coi như phá sản đấy.
Cà phê năm nay vẫn mất mùa chứ ko đạt năng suất như dự đoán đâu!
Các DN trong nước không vượt qua nỗi DNNN về chiến lược đâu (chưa nói đến tiềm lực về vốn), cũng tại DNTN làm ăn theo kiểu thiếu chiều sâu. Nông dân bán được giá cũng nhờ sự tham gia thị trường của DNNN đấy
Giá cà phê cao đó là điều đáng mừng đối với người nông dân trồng cà phê, giá cao phần lớn là do nguồn cung cho thị trường thiếu hụt, DNNN họ có chiến lược và có tiềm lực về vốn cho nên họ hơn hẳn các DN Việt Nam đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên cổ vũ cho các doanh nghiệp nước ngoài, bởi một khi các doanh nghiệp trong nước phá sản thì DNNN sẽ thao túng thị trường và như vậy hậu quả là người dân lại lãnh đủ. Công bằng mà nói thì xưa nay các doanh nghiệp trong nước chỉ vì cái lợi của riêng mình mà ép người dân (vì họ biết những thời điểm nào người dân cần bán), họ chưa có một chiến lược lâu dài và không có tiềm lực về vốn.
Có lẽ đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam, họ cần nhìn nhận lại cách kinh doanh của mình.
Mong muốn rằng những DNVN sẻ phát triển lớn mạnh ngang với các DNNN. Mong rằng các DNVN cần đặt lợi ích của người dân bên cạnh những lợi ích của mình.
Ký bán trên giấy, khi giao hàng lấy giá Luân Đôn trừ lùi, giá thế giới lên cao, giá trong nước bám theo, vỡ nợ cả bầy…. đấy là cách buôn bán ngày trước. Nay đã thay đổi , bán hàng ngay lấy giá Luân Đôn cộng thêm. Một người bán vạn người mua, cung nhỏ hơn cầu, giá thuộc về người bán, kẻ mua khó lòng ép giá.
Hội nhập để phát triển. Bà con nông dân thời @, thiên thời đia lợi, nhân hòa, cà phê, tiêu , điều, ca cao sẽ ngày càng có giá. Bà con nông dân hãy liên kết lại, quyết chí làm giàu, ngân hàng chon mặt gửi vàng đầu tư cho nông dân không sợ lỗ …
Hãy ứng xử theo cơ chế thị trường dần dần đâu sẽ vào đấy.
Là một người dân trồng cà phê, tôi nghĩ rằng phải có các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, như vậy người dân trồng cà phê không bị tư thương trong nước ép giá, từ trước đến nay người nông dân trồng cà phê phải thiệt thòi. Xảy ra tình trạng doanh nghiệp trong nước phải mua giá cà phê cao từ doanh nghiệp nước ngoài, vì chủ quan thấy cái lợi nhỏ mà không thấy cái thiệt hại lớn. Vào mùa nên mua với cái giá hợp lý so với giá xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước có những thuận lợi gấp 10 lần doanh nghiệp nước ngoài. Vậy tại sao không thiết lập mạng lưới gom mua caphe từ tận gốc của người nông dân lại tránh được thương lái chặn giá của người nông dân.
Một thực tế thật đáng buồn là Doanh nghiệp trong nước phải mua cà phê từ doanh nghiệp nước ngoài nhưng nhà nông hiện nay vẫn còn trữ lượng caphe cất giữ để chờ giá lên mới bán. Tại thời điểm này số lượng cà phê trong dân còn tương đối nhiều, vì lẽ những người sản xuất nhỏ không có vốn nên đã bán từ đầu mùa, còn những hộ sản xuất với số lượng hàng chục ha cà phê họ sẵn sàng trữ cà phê từ 2 -3 năm để chờ giá cao vì họ có vốn để đầu tư.
Xin có một chút chia sẻ với các doanh nghiệp trong nước mong rằng không phải mua với giá cao từ doanh nghiệp nước ngoài và người dân cũng bán sản phẩm của minh với giá cao và đúng giá trị thực của sản phẩm.
Cơ chế thị trường thay đổi từng ngày. Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại lâu dài là phải biết lấy lợi nhuận của người sản xuất lên hàng đầu thì họ sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn. Cứ ký trước rồi bán sau hệ lụy tiền lãi sẽ rơi vào người sản xuất gánh chịu. Việc thu mua lại của các doanh nghiệp nước ngoài mà không trực tiếp tổ chức thu gom ngay tại các địa phương cũng là do thiếu chủ động dẫn đến gián tiếp tiếp tay cho tư thường nước ngoài làm mưa gió thêm. Nếu theo đà này mình nhận định sản lượng vụ mùa sắp tới sẽ không cao như các dự đoán của một số cơ quan chức năng( Vì hiện tượng rụng trái khá nhiều đang xảy ra mà chưa có biện pháp khắc phục). Đấy là lý do đưa giá cafe thế giới lên cao hơn thời điểm hiện tại. Vị nào ký trước vào thời điểm nhạy cảm bây giờ không khác nào tự đưa doanh nghiệp vào khủng hoảng( bởi sẽ không thu mua được giá thấp vào vụ tới). Mấy lời chân tình cũng là chia sẻ nỗi lo lâu nay của bà con nông dân chúng ta. Thân chào.