Sở giao dịch ICE hôm qua thông báo sẽ tăng tỷ lệ ký quỹ đối với đường thô, ca cao, nước cam và cà phê trên thị trường kỳ hạn để chống lại biến động giá.
Đường bị tăng tỷ lệ ký quỹ mạnh nhất, tới 47%, áp dụng đối với các nhà đầu cơ và các quỹ phòng hộ. Đây cũng là mặt hàng có biến động mạnh nhất trong 1 tháng qua, tăng 24%.
ICE tăng yêu cầu đặt cọc với ca cao giao dịch kỳ hạn thêm 4,2% lên 1.750 USD đối với các nhà đầu cơ và 1.250 USD với các quỹ phòng hộ. Mức tương tự áp dụng với nước cam và cà phê arabica.
Tất cả sẽ có hiệu lực từ hôm nay 15/7.
Tỷ lệ margin là tỉ lệ ký quỹ, hay tỷ lệ % giá trị giao dịch mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản để đảm bảo những rủi ro khi tiến hành giao dịch hàng hóa trên sàn giao dịch.
Nguyễn Hằng (Giacaphe.com)
Cuối cùng điều mà “ai cũng biết” cũng được áp dụng. Trong tài chánh có 1 cách repo “nợ” này, không biết khi áp dụng margin theo tỷ lệ mới này thì các specs có tiến hành các chiêu lách không.
Có 1 người trao đổi với tôi hơn 1 tháng trước về vấn đề này và tựu trung như sau :
1. Các công ty đa quốc gia sẽ bơm vốn đầu tư để mở rộng sản xuất vì theo luật và theo tiến trình WTO (ngưỡng 2012) họ có quyền làm điều này.
Điều này có nghĩa là cái thông tư gì đó của Bộ Công Thương sẽ vứt ngay vào sọt rác khi ngày 1 jan 2012 đến.
Từ đó suy đoán : hàng đầu vụ mới của VN sẽ nằm đầy trong các kho (được niêm chì của bên các công ty giám định) chế biến và các kho ngoại quan của các công ty này .
2. Lúc trước khi tiền kí quỹ chưa tăng thì các specs chỉ cần ” chứng chỉ cấp 2″ là đã có tiền , giờ phải thêm 1 cấp nữa, có nghĩa thêm chi phí .
Suy đoán : các hợp đồng FOB sẽ là các hợp đồng lớn , vd như 6 conts là min chẳng hạn .
Quan điểm cá nhân : các vị chơi hàng giấy cần mua thêm sách đọc , nếu không sẽ chết mà không biết vì sao chết .
Cách hiểu và quan điểm là của riêng cá nhân tôi, vì vậy có gì chưa đúng xin đừng chấp nhất .
Anh Phạm Vỹ gì ơi, anh có biết đây là diễn đàn của người nông dân không ạ, anh viết kiểu tiếng anh hai hàng như thế thì thật là tội cho nông dân chúng tôi quá.
Anh Vỹ có thể có bài viết riêng về việc này để bà con nông dân hiểu thêm, rất mong!
Bài viết của anh Vỹ chắc là người thường xuyên cập nhật thông tin này. Mong anh thông tin và nói rõ hơn sàn cà phê này thì người nông dân có lợi gì ko? nhất là vụ cà phê tới đây, xin cám ơn.
Thông tin thêm cho bạn Hoang Tuyen Pleiku và bà con:
Anh Phạm Vỹ không những là người thường xuyên cập nhật thông tin này mà anh ấy là một trong những người đầu tiên thành lập ra trang web này cùng cộng đồng Y5Cafe.
Hey Hey anh Vỹ, lần sau chịu khó viết rõ các từ tiếng Anh sang tiếng Việt giùm luôn với để bà con đọc dễ hiểu hơn, mặc dù biết thế là khá mất công nhiều hơn và thường là từ ngữ dài hơn.
Thân
@ anh Hoàng và anh Lê Minh ,
Không cần phải viết ra dài dòng đâu ạ, chỉ cần giải thích thêm 1 chút thôi .
1. Về nguyên tắc các câu chữ như Repo (tức làm 1 tài khoản danh nghĩa thành 1 khoản ..nợ danh nghĩa mà khoản nợ đó có thể mua đi bán lại được) và Margin (chữ margin này nguyên thủy của nó là giá vốn – giá thành sản xuất , tạm hiểu như vậy) và trong kinh tế các chữ này tùy thuộc vào đang nói về cái gì, người ta sẽ hiểu theo ngữ cảnh, nhưng về cơ bản thì các chữ trên được Vỹ diễn nôm ra như vậy .
Chuyện tăng kí quỹ , có nghĩa như sau : tức là anh phải có 1 khoản tiền để ” locked” vào tài khoản của anh trước khi anh có thể giao dịch trên tài khoản đó . Tiền kĩ quỹ càng nhỏ thì ” biên độ biến động ” của stoploss và buystop càng lớn và khi kí quỹ lớn thì stoploss và buystop sẽ càng nhỏ .
Hiểu như thế nào ? có nghĩa khi xưa anh chơi hàng giấy khi giá biến thiên +- 20% chẳng hạn sẽ bị autofix (tự động chốt giá mà không cần anh chốt) thì bây giờ khi tăng kí quỹ lên cái biên độ biến động kia sẽ nhỏ lại .
Việt Nam mình thì gọi là ” ngưỡng giải chấp ” !
Nói chung khi chơi với quốc tế quý vị phải tập làm quen với các câu chữ quốc tế, vì đây là chuẩn chung .
2. Vì cách giải thích của Vỹ theo cách hiểu của riêng Vỹ, nên có sai sót xin quý vị cứ nhắc nhở giùm, cám ơn rất nhiều .
Vỹ-giacaphe.com
…”Chuyện tăng kí quỹ, có nghĩa như sau : tức là anh phải có 1 khoản tiền để ” locked” vào tài khoản của anh trước khi anh có thể giao dịch trên tài khoản đó . Tiền kĩ quỹ càng nhỏ thì ” biên độ biến động ” của stoploss và buystop càng lớn và khi kí quỹ lớn thì stoploss và buystop sẽ càng nhỏ .
Hiểu như thế nào ? có nghĩa khi xưa anh chơi hàng giấy khi giá biến thiên +- 20% chẳng hạn sẽ bị autofix (tự động chốt giá mà không cần anh chốt) thì bây giờ khi tăng kí quỹ lên cái biên độ biến động kia sẽ nhỏ lại”… sao anh vỹ nói thế nhỉ? Thực tế khi ký quỹ tăng thì với cùng một lượng hàng trên giấy, về lý thuyết sẽ gồng gánh được biên độ rộng hơn chứ và ngưỡng autofix cũng nới rộng ra
Thực sự mình thấy vốn kiến thức của anh Vỹ rất dồi dào.
Về tỷ lệ ký quỹ tăng lên theo cách hiểu của mình :
Thứ nhất đối với sở giao dịch hàng hóa thì việc nâng tỷ lệ ký quỹ sẽ hạn chế nhiều hơn rủi ro khi nhà đầu tư bỏ hợp đồng- tài khoản.
Đối với nhà đầu tư cũng vậy, với tỷ lệ ký quỹ thấp thì lợi nhuận thu lại trên một đồng vốn bỏ ra cao tuy nhiên nếu thua lỗ cũng sẽ nặng hơn. Mình ví dụ thế này: với mức ký quỹ 10% ta có 50 triệu trong tài khoản sẽ mua được 10 tấn cà phê (cà phê 50 triệu/tấn). Còn với mức ký quỹ 100% thì tài khoản là 50 triệu ta mua được 1 tấn cà phê. Khi giá giảm 1 triệu/tấn thì với mức ký quỹ 10% ta sẽ lỗ 10 triệu, với mức 100% thì ta chỉ lỗ 1 triệu.
Kết luận nâng tỷ lệ ký quỹ cũng hạn chế được rủi ro cho nhà đầu tư.
Mong mọi người chỉ giáo thêm cho Hoàng. Cảm Ơn!