Bù lãi xuất – nguy cơ của các nhà xuất nhập khẩu cà phê ?

usdBù lãi xuất? vì sao ?

Động thái hạ lãi suất cơ bản sẽ gây áp lực lên tỉ giá VND/USD. Mặt khác, lãi suất tiết kiệm giảm sẽ khuyến khích người dân đầu cơ vàng hoặc ngoại tệ, trong đó kênh ngoại tệ thường được ưu ái hơn.

Thường thì người ta hạ lãi suất để doanh nghiệp tiết giảm chi phí và kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng VN thì do tình hình “đặc biệt “  vì 1 khi giảm lãi xuất cho vay thì cũng đồng thời phải giảm lãi suất huy động  nhưng do lạm phát chưa được loại trừ  mà người dân thì thích “chuyển mọi thứ qua dollars trong 1 nên kinh tế tư nhân thích dollars hoá “ sẽ tạo nên 1 sức ép lên tỉ giá ………..nên việc bù lãi xuất  nhằm hạ trần lãi suất cho vay  ( thay vì giảm lãi suất tái cấp vốn hay tái chiết khấu ) là hợp lí.

Việc USD tăng giá cùng với vàng đang cho thấy tâm lý này của người dân ( không còn ai dám đầu cơ bất động sản và đầu cơ cổ phiếu như trước ).

Lúc này câu hỏi đặt ra là VND sẽ mất giá tiếp tục? biên độ +-3% sẽ giản ra ? đây là câu hỏi còn tranh cãi và chưa thống nhất, nhiều người suy đoán rằng: điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng và “đóng” biên độ USD/VND và những  người khác  thì suy đoán ngược lại.

Thực tế cho thấy năm nay XNK sẽ giảm, đầu tư FDI và các nguồn thu ngoại tế khác sẽ giảm và đứng ở góc độ nhà nước thì các việc sau là việc nhà nước  phải làm: Bảo đảm việc làm, giữ cán cân thanh toán quốc tế ở mức “được bảo vệ” do đó việc dễ thấy là nhà nước buộc phải hạ giá đồng VND  nhưng hạ giá đến đâu ? 5% hay 6% ? Việt Nam ta có 1 hiệu ứng tâm lý chạy theo trào lưu cực kì cao( tâm lý bầy đàn) do đa phần là sản xuất nhỏ nên các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương khi nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1 cách đột ngột. Lúc này tỷ giá đang có lợi cho xuất khẩu và giảm nhập khẩu, và khi việc bù lãi xuất đã bắt đầu vào “tua” thì lợi thế này còn rõ ràng hơn nữa .

Nguy cơ và 1 kịch bản có thể bị lợi dụng
Như chúng ta đã biết Việt Nam ta sử dụng “tỷ giá danh nghĩa “ (Nominal Exchange Rate) và gắn chết vào USD do đó 1 khi cán cân thương mại thay đổi (có nghĩa là xuất và nhập không cân đối) thì ngay lập tức  nguy cơ xáo trộn thị trường sẽ xuất hiện  và lúc đó việc phá giá VND hay việc bán ra dự trữ ngoại tệ sẽ là điều bắt buộc.

Vấn đề này cũng có mặt lợi và hại của nó: thường thì ngân hàng trung ương “luôn biết trước” khối lượng (volume) hàng xuất khẩu  do việc xuất khẩu này ít biến động, tuy nhiên sẽ thực sự là 1 viễn cảnh bi đát nếu việc phá giá VND đi cùng với việc nhập siêu  và thật không may đây chính là kịch bản gần đây của các nước lánh giềng quanh ta.

Vậy nguy cơ cho các nhà xuất khẩu ngành cà phê là ở đâu ?
Về cơ bản các hình thức buôn bán cà phê của Việt Nam chỉ là các hợp đồng dạng FOB(Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là “Giao lên tàu”) hay Physical tức chỉ dừng lại khi giao hàng lên tàu xong là xong.

Nhưng chuyện này chưa kết thúc với các đại diện nước ngoài. Các đại diện này thực tế chính là các văn phòng của các Fund (quỹ đầu tư) hoặc Specs tại Việt Nam. Họ cũng sẽ nhìn ra “kịch bản” sau 8 tháng nữa của VN (tức thời hạn chót của việc bù lãi xuất) do đó sau khi họ có 1 lượng hàng đã mua của VN thì ngay lập tức kí “bảo hiểm” các hợp đồng này và song song đó kí mua các hợp đồng USD theo kiểu có thời hạn ( có thể là mua ngay trong nước hoặc 1 kênh nào đó ) dựa trên chênh lệch giá “ suy đoán” giữa thời điểm hiện tại và thời điểm đáo hạn các hình thức mua bán nêu trên , chính vì điều này mà vừa qua chúng ta thấy xuất hiện các hiện tượng gọi là “siết” hay “ vắt” hàng trên tháng 1 mà nguyên nhân được xem do 1 Specs làm .

Việc các quỹ làm như vậy: tức vừa có hàng thật lại vừa song song với các hình thức bảo hiểm khác đã vô hình chung tạo ra 1 hình thức bán khống, nhưng không phải bán khống hàng hoá mà là bán khống  “tỷ giá và chênh lệch lãi xuất”  (có thể hiểu là khi VN có thêm 1 đồng USD thì cũng có nghĩa sẽ xuất hiện 1 hedge cho USD này vào thời điểm “bùng” của các quỹ – tức thời điểm họ tất toán tất cả các hợp đồng của họ khi tỷ giá hay lãi xuất thay đổi).

Thường để làm được việc phá giá VND hay Tỷ giá của VN không phải là 1 chuyện dễ dàng gì nhưng rõ ràng trong thời điểm VN mới chỉ xuất khoảng 35% sản lượng vụ 08-09 do đó việc bỏ ra khoảng 500 triệu USD với 1 quỹ có máu mặt nào đó nhằm “kiểm soát” lượng hàng còn lại của VN không phải việc quá khó đối với họ.

Nếu đến hạn (như dự tính của fund và specs) mà việc phá giá VND và tỷ giá được ngân hàng nhà nước “bù đắp” bằng 1 chiêu thức nào đó thì khả năng duy nhất mà các quỹ fải làm là chuyển tháng hợp đồng. Lúc này thị trường trông sẽ giống như 1 cuộc bán tháo và lãnh đủ vẫn là giới xuất nhập khẩu việt nam Vì đa phần các nhà xuất nhập khẩu đều bán trừ lùi.

Dĩ nhiên bài viết này chỉ được viết 1 cách rất chủ quan theo suy nghĩ của Ban Quản Trị(BQT) www.y5cafe.info nhưng cũng hy vọng nó đem đến nhiều ý nghĩa với quý bà con, bởi có thêm 1 thông tin thì quý bà con cũng có thêm 1 lựa chọn và BQT chúng tôi cũng chỉ hy vọng các bạn sẽ lựa chọn đúng .

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng