Ông trùm cà phê Ấn Độ

“Đi bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ cũng sẽ thấy một quán Café Coffee Day (CCD)”. Với sức tăng trưởng mạnh và doanh thu khổng lồ, CCD đang trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh café ở Ấn Độ, cạnh tranh với Starbucks tại thị trường màu mỡ này.

Đi đâu cũng thấy Café Coffee Day

Tại Ấn Độ- quốc gia tiêu thụ trà lớn nhất thế giới, khi nhắc đến cà phê người ta sẽ nghĩ ngay đến V.G. Siddhartha – một người đàn ông khiêm tốn và gần như sống ẩn dật. Chuỗi cửa hàng Café Coffee Day (CCD) của ông đã quá nổi tiếng ở những khu ngoại ô của giai cấp trung lưu, những tổ hợp cao ốc văn phòng và các sân bay trong cả nước. Người ta nói rằng, “đi bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ cũng sẽ thấy một quán CCD ở gần đó”.

Akshay Raghoji, 24 tuổi, là khách hàng quen cua CCD. Anh thường đến đây để mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân hỗ trợ công việc sau này và cũng là để gặp gỡ bạn bè. Từ lâu, 1.075 đại lý CCD “phủ sóng” trên khắp 175 thành phố và thị trấn Ấn Độ đã trở thành địa chỉ quen thuộc, nơi những công ty mới thành lập tổ chức các cuộc họp kinh doanh ban đầu, những chuyên gia trẻ giao lưu trao đổi kinh nghiệm và thanh thiếu niên tụ tập tán dóc. Mong ước của ông chủ Siddhartha là, các quán cà phê của ông sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của những người trẻ Ấn Độ”. Là người không uống rượu, ông tự nhận việc nghiện cà phê là tật xấu nhất của mình.

cafe-coffee-day-big

Mỗi ngày “rút hầu bao” của 1,2 triệu khách hàng

Tuy nhiên, chuỗi quán cà phê này chỉ đóng góp một phần vào tổng doanh thu 225 triệu USD của ông Siddhartha. Các danh mục kinh doanh của ông gồm có: buôn bán hạt cà phê, xuất khẩu (Ấn Độ là nhà sản xuất cà phê lớn của thế giới nhưng xuất khẩu phần lớn sản lượng) và bán lẻ. Ông cho hay, công ty cổ phần Coffee Day Resorts của ông đang tăng trưởng ở mức 30%/ 1 năm. Ngoài những quán cà phê, công ty còn sở hữu 1.000 cửa hàng nhỏ và 14.000 máy cà phê tại 4.000 công ty khác. Tóm lại, ước tính thương hiệu này mỗi ngày có thể tiếp cận với 1,2 triệu khách hàng Ấn Độ. Ông Siddhartha cũng lấn sân sang cả đầu tư mạo hiểm, các dịch vụ tài chính, phát triển đất đai và khách sạn.

CCD có kế hoạch tăng trưởng gấp đôi về số lượng các cửa hàng nội địa trong vòng 3 năm, và hiện đã có mặt tại một số thành phố nước ngoài như Vienna, Prague và Karachi. Tại quê nhà, dù đã giành được vị trí đi đầu trong ngành nhưng CCD hiện đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt với liên minh Tata Group và Starbucks. Ông Siddhartha tâm sự: “Khi mới bắt đầu, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đạt 1/100 thành công như ngày hôm nay. Nếu tôi sinh sớm hơn 20 năm thì chắc chắn tôi đã thất bại”.

Năm 1983, Siddhartha, khi đó mới 21 tuổi, đã chuyển đến Bombay, vay bố một khoản tiền nhỏ để học về kinh doanh chứng khoán. Ông đã trải qua những chuyến xe buýt sóc kinh khủng, ở lại trong những nhà nghỉ tồi tàn, nhưng bù lại là được đến thăm văn phòng của nhà môi giới chứng khoán nổi tiếng Mahendra Kampani của công ty Tư Vấn Đầu Tư Tài Chính JM. Lúc đó ông sợ đi thang máy đến nỗi đã cuốc bộ lên tầng sáu của tòa nhà. Cuộc gặp với Kampani dù ngắn ngủi nhưng Siddhartha- một tài năng toán học, đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản.

Năm sau, ông quay về Bangalore và thành lập công ty chứng khoán Sivan chuyên mua bán cổ phần. Tận dụng sự thiếu hiệu quả của thị trường và mạng lưới liên lạc của bản thân, Siddhartha đã kiếm được một khoản kha khá. Ông kể: “Nếu đầu ngày tôi bỏ ra 1.000 USD thì cuối ngày tôi sẽ thu về 3.000 USD”. Nhưng ông cũng nhận thức được thị trường luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nên mỗi năm ông đều trích lợi nhuận để mua một đồn điền cà phê, đến năm 1992 đã tích trữ được 2.500 mẫu đất.

Khi tiến hành nghiên cứu cổ phần, ông phát hiện ra một điều rằng Coffee Board (dươi sự kiểm soát của chính phủ) trả cho người trồn cà phê 0,35USD/ 1 pound cà phê, trong khi giá bán cà phê trên thế giới là 1,2USD. Mức giá bèo bọt đó có nghĩa là nhiều chủ đồn điền cà phê sẵn sàng bán lại cho ông các đồn điền của gia đình họ. Khi việc buôn bán cà phê được tự do vào giai đoạn 1993-94, sau khi Siddhartha vận động chiến lược ở New Delhi, ông đã tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này trong khi tăng gấp đôi diện tích các đồn điền chỉ trong một năm. Hiện nay số tài sản này của ông đã lên đến 10.000 mẫu.

Luôn giữ chữ tín với đối tác

Nhưng đến năm 1994, việc kinh doanh hạt cà phê đối mặt với thứ thách lớn. Giá cà phê thế giới tăng lên 2,2USD/ một pound sau khi Brazil bị mất mùa do sương muối. Siddhartha lúc đó đã ký hợp đồng xuất khẩu 4.000 tấn. “Đối tác của tôi đều nghĩ tôi sẽ từ bỏ, nhưng tôi nói với họ rằng tôi sẽ không bao giờ thất tín”. Ông nỗ lực đáp ứng các đơn đặt hàng, và điều này đã được đền bù xứng đáng: Hai năm sau, công ty ông đã trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trong cả nước, mua và thiết lập một dây chuyền xử lý và rang cà phê với quy mô lớn.

Indian-coffee

Quay trở lại những ngày đầu Siddhartha chập chững vào nghề kinh doanh. Lúc đó ông nghĩ hạt cà phê chỉ đơn thuần mang lại giá trị hàng hóa. Cuộc nói chuyện tình cờ với một thành viên của gia đình sở hữu chuỗi quán cà phê Tchibo lớn nhất nước Đức đã “khai sáng” ông. Và năm 1994, Coffee Day được thành lập với 20 cửa hàng nhỏ xíu ban đầu.

Siddhartha có ý tưởng mở một quán cà phê trên đại lộ Brigade ở Bangalore, nhưng nhân viên marketing khuyên ông nên từ bỏ, vì thử hỏi có ai muốn mua cà phê của ông với giá 25 rupee trong khi những người khác chỉ bán với giá 5 rupee? Sau đó ông tìm đến những quán bia ở Singapore, nơi người ta có thể vừa lướt web vừa nhấm nháp hương vị cà phê ngon tuyệt. Trở về nước, ông quyết định mở quán cà phê Internet để thu hút những khách hàng trẻ. Café Coffee Day phụ vụ theo tách vào năm 1996, trở thành không gian cà phê tiếp cận công chúng đầu tiên của Ấn Độ. Khách hàng lướt web chi trả 100 rupee sẽ được phụ vụ một tách cà phê miễn phí.

Ẩn sau bề ngoài nhút nhát là một bộ óc sắc sảo

Siddhartha mở thêm vài quán cà phê, nhưng đối thủ là Barista đã có chỗ đứng rất tốt trong thị trường. Năm 2001, với 12 triệu USD hỗ trợ từ AIG, Siddhartha đã mang lại một diện mạo khác cho CCD bằng một cấu trúc và CEO mới. Đến năm sau CCD đã qua mặt Barista. Năm 2004, công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital đầu tư 20 triệu USD giúp Siddhartha mở rộng quy mô kinh doanh hơn nữa

Những người quen biết Siddhartha có nhận xét về ông thế này: “Ẩn sau bề ngoài nhút nhát là một bộ óc sắc sảo. Ông ấy luôn không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Ông có thể tức thì đánh giá được những nhân tố dẫn đến thành công cũng như những nguy cơ tiềm ẩn…”

Không dừng lại ở đó, Siddhartha còn sở hữu chuỗi Coffee Day Hotels gồm ba cơ ngơi sang trọng và đang xây dựng thêm bảy cơ ngơi nữa. Cuối cùng, tâm nguyện của ông là xây dựng khu nhà ở cao cấp gần các khu nghỉ dưỡng này dành cho các gia đình trung lưu Ấn Độ.

Siddhartha khéo léo mở rộng và tích hợp thêm các ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, với thị trường tiêu dùng cà phê ngày càng phát triển ở Ấn Độ, ông đã phải quay lại tập trung vào thị trường này. Con át chủ bài của CCD là nguồn nguyên liệu rẻ từ chính các đồn điền của ông chủ. Trong khi nhiều công ty quốc tế phải tiêu tốn 12 Euro để mua hạt cà phê rang thì CCD chỉ mất có 2 Euro. “Khâu có bất kỳ khâu trung gian nào trong chuỗi cung cấp sản phẩm của chúng tôi”, ông Siddhartha cho biết.

Bên cạnh đó, ông còn có 14 năm kinh nghiệm trong việc phát hiện các thị trường bán lẻ, đàm phán mua bán bất động sản và đào tạo con người.

Dù vậy, ông cũng nhận thức được rằng, phải có cả ba nhân tố: quy mô, chất lượng và kinh nghiệm mới có thể đánh bại những đối thủ như Starbucks.

CCD hiện có 19 cửa hàng trên thế giới và dự định sẽ mở rộng lên con số 250 cửa hàng tại ít nhất 10 quốc gia trong vòng 5 năm tới. Siddhartha hy vọng CCD sẽ lọt vào top 3 thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới. “Tôi muốn người Ấn Độ cảm thấy tự hào. Đó là ước mơ của tôi”, ông tâm sự.

Cạnh tranh với Starbucks

Tiêu dùng cà phê tại Ấn Độ vẫn khá khiêm tốn. Theo Arvind Singhal- chủ tịch công ty tư vấn bán lẻ Gurgaon, Ấn Độ có thể mở thêm 5.000 quán cà phê trong vòng 5 năm tới.

CCD của V.G. Siddhartha đang phải cạnh tranh nhiều hơn để dành được sự tăng trưởng đó. Đối thủ đáng gườm nhất là Starbucks của Seattle- chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới mà gần đây đã ký một thỏa thuận với Tata Coffee (một thành viên của tập đoàn Tata của Ấn Độ). Xuất khẩu tới 54 quốc gia, Tata Coffee sẽ giúp Starbucks tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại Ấn Độ.

Cả hai công ty này đều có kế hoạch mở các đại lý của Starbucks ở Ấn Độ vào cuối năm nay. Họ sẽ tham gia với Barista (hiện do Lavazza của Ý sở hữu), Gloria Jean’s của Australia và Costa Coffee của Anh. Tuy nhiên các đối thủ quốc tế cũng cần phải có một số điều chỉnh.

Ông Siddhartha nhấn mạnh: “Địa điểm trên các phố lớn là một vấn đề. Và ngay cả khi chúng ta tìm được địa điểm thì vẫn còn rất nhiều vấn đề khác như việc dẫn điện vào. Nếu nơi đó chỉ được nhận 20 kilowatt điện trong khi chúng ta cần 50 kilowatt thì chúng ta sẽ đặt máy phát điện ở đâu?”. Sau đó lại đến vấn đề giá cả. Ông Singhal nhận định, 4-5USD cho một ly cà phê có thể bình thường ở châu Âu, nhưng mức đó là không khả thi ở thị trường Ấn Độ.

Để đa dạng hóa lượng cổ phần cà phê đang tăng trưởng, năm 1993 ông V.G. Siddhartha đã mua cổ phiếu của công ty Infosys Technologies khi công ty này bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Vài tháng sau ông bán số cổ phiếu này và lãi gấp 8 lần số vốn ban đầu. Nhưng cổ phiếu này tiếp tục tăng giá và ông thú nhận đây là sai lầm lớn của mình.

Năm 1999, ông thành lập Global Technology Ventures, hỗ trợ vốn và tạo ra các công ty công nghệ Ấn Độ. Trong khi đó, công ty chứng khoán Sivan của ông phát triển thành Way2Wealth Securities với 550 chi nhánh chuyên bán bảo hiểm, quỹ tương hỗ và những phí tài chính khác cho những người mới trở nên giàu có ở Ấn Độ.

>> ‘Cuộc chiến’ trà – cà phê tại Ấn Độ

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. bò tót đực

    Thành công của ông trùm cà phê Ấn Độ thật đáng khâm phục là ước mơ của rất nhiều người tuy nhiên chúng ta cũng cần biết đến bối cảnh xã hội Ấn Độ khi đó, điều kiện ban đầu và hơn cả là tài năng, tầm nhìn chiến lược của Siddhartha; tài năng này cũng không thể từ trên trời rơi xuống được.

Tin đã đăng