Nếu không có mưa, tỷ lệ mất mùa cà phê có thể lên tới 30%.
Theo nguồn tin từ địa phương, mạch nước ngầm gần như đã cạn kiệt, nhiều hộ gia đình phải ròng ống bơm hơn 2 cây số để tìm nguồn nước cho vườn cà phê.
Cà phê Buôn Ma Thuột đang bước vào thời kỳ quả non, tỷ lệ đậu quả được người dân đánh giá cao.
Theo tính toán của bà con nông dân nếu thời tiết tiếp tục khô hạn đến hết tháng 4, tỷ lệ mất mùa trong niên vụ 2010-2011 sẽ vượt con số 15% của niên vụ trước.
Một nông dân trồng cà phê ở Buôn Hồ cho biết: “Nếu từ giờ đến hết tháng 4 có mưa thì tỷ lệ mất mùa năm nay sẽ ở mức thấp từ 5 đến 7%. Nếu không thì có thể lên tới 30%”.
Cơn mưa lớn trong tuần trước cứu hàng ngàn ha cà phê khỏi tình trạng khô hạn. Nhưng mưa lớn cũng khiến mạch nước ngầm rút xuống sâu, gây tăng hạn trong giai đoạn quyết định sản lượng vụ mùa này.
Xem thêm: Tiết kiệm nước tưới cho cà phê
Cà phê ở Đ’rao năm nay nếu đến tháng 4 mới mưa thì đến cuối năm mất khoảng trên 40 phần trăm vì năm nay cà phê tưới sớm hoa non không nở được. tiếp đến là tưới muộn găp rét một số hoa bị khô không nở. Song có một số nở bị gặp sương nên bị thối rất nhiều. Lại bị mất mùa tiếp rồi bà con ơi.
Tôi là chuyên gia về lâm nghiệp, cách đây nhiều năm đã cảnh báo về tình trạng phá rừng để trồng cafe. Mỗi khi cafe tăng giá thì hàng nghìn ha rừng tự nhiên bị phá không thương tiếc, làm môi trường tự nhiên thay đổi, khả năng dữ nước và điều tiết nước không còn. Nếu tình trạng nay vẫn tiếp diễn thì chỉ khoảng 10 năm nữa cafe sẽ diệt vong vì không có nước tưới. Để kinh doanh cafe bền vững các nhà môi trường, lâm nghiệp khuyến cáo nên trồng xen các cây lâm nghiệp, cây che bóng, tạo rakhu vườn nhiều tầng nhiều tán làm giảm lượng bốc hơi nước, bộ rễ chằng chịt sẽ lưu dữ nước lâu hơn. Gần đây có một giống cây đa tác dụng đang được nhiều nông dân quan tâm là cây Mac Ca là cây rừng nhưng lại cho giá trị kinh tế rất cao (cao gấp 4 lần thu nhập từ cafe) khi trồng xen với cafe vùa có tác dụng chắn gió, vừa dữ ẩm cho vườn nên sản lượng cafe luôn cao và ổn định.
Mắc-ca thu lợi nhuận gấp 4 lần cà-phê thì sao không khuyến khích phá cà-phê để trồng mắc-ca nhỉ??
Cái nào có lợi nhất thì mình trồng thôi, trên cùng 1 đơn vị diện tích, thu lợi gấp 4 lần, lại có lợi cho môi trường, vừa chắn gió vừa giữ ẩm cho đất.
Nếu được vậy thì tôi xin chuyển sang trồng mắc-ca, không hiểu đầu ra thế nào? Xin bạn hoàng phúc nói cho rõ.
Xin cám ơn, nhưng tôi chỉ sợ cây mắc-ca thành cây mắc cổ thì chết.
Việt Nam ta có cái mạnh là việc phát triển số lượng diện tích, số lượng hàng nông sản rất lớn, rất cao. Tuy nhiên đây cũng là cái yếu của ta, ta chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, làm ăn tự phát thiếu quy hoạch lên mới xẩy ra hậu quả như mất rừng, nước ngầm cạn kiệt, đất đai ngày càng bạc màu, năng suất ngày càng giảm. Nếu không có chính sách đúng đắn và thực thi mạnh thì chẳng thể thoát được cái vòng luẩn quẩn này, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Bạn Thanh Hào thân mến, bạn gõ từ khoá “cây mac ca” sẽ có nhiều bài viết về cây này. Chúng tôi không khuyến khích phá cây này trồng cây kia vì trong một quần thể luôn có tương tác cộng hưởng ví dụ trồng xen cafe với mac ca hầu như cây mac ca ăn ké phân và tốn cùng một công tưới nước, dọn cỏ trong khi đó mình vừa thu được mac ca và cafe. Hiện tại có 2 nhà máy chế biến lớn donafood ở Đồng Nai và Thaibinhfood ở tỉnh Thái Bình ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp nhỏ cả VN và nước ngoài đi thu gom để xuất thô. Tại Hawaii sản lượng năm nay ước chừng 8 tấn/ha giá năm nay cao vào khoảng 4$/kg trong khi đó xét về khí hậu và đất đai thì Tây nguyên có phần vượt trội.