1
Phản hồiChăm sóc vườn cà phê sau cưa đốn
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Những vườn cây đã cho quả nhiều năm, thân cành già cỗi, năng suất giảm dần và không còn mang lại hiệu quả kinh tế có thể cưa đốn phục hồi bộ phận khí sinh bên trên. Thân được cưa trước khi mùa mưa bắt đầu 1 tháng, trong điều kiện ở Tây Nguyên có thể cưa vào tháng 3,4.
CƯA ĐỐN
– Vườn cà phê không còn khả năng cho năng suất cao, không hiệu quả thì tiến hành cưa đốn, phục hồi chuyển sang chu kỳ kinh tế 2.
– Cưa đốn vào đầu mùa mưa
– Cưa thân để lại gốc cách mặt đất 20-25 cm, bề mặt cắt phải thẳng và vát 1 gốc 45o, rong tỉa cây che bóng để ánh sáng khoảng 60-70%.
– Sau khi cưa 1-2 tháng giữ lại 4-5 chồi khỏe mạnh phân bố đều trên thân gốc, khi chồi cao 20-30cm tỉa bỏ giữ lại 2-3 chồi để tạo thân, thường xuyên tỉa bỏ các chồi vượt
– Trồng cây xen một số cây như cây họ đậu để che bóng mát vườn
– Chiều cao hãm ngọn 1,6-1,8 m và tiến hành các biện pháp tạo hình tỉa cành
CHĂM SÓC
– Các gốc cắt bón từ 5-10 kg phân chuồng, 0,3-0,5 kg super lân
– Rải đều 500 -1.000kg vôi/ha.
Tưới nước: bắt đầu tưới khi những lứa hoa đã hình thành mỏ sẻ, cứ 15-20 ngày tưới một lần cho đến đầu mùa mưa mỗi lần tưới 500-600 m3/ha, riêng lần tưới đầu tiên phải tưới đẫm: 700 – 800 m3/ha.
Chú ý: tưới không đủ lượng nước sẽ làm khô cành, thậm chí chết cây.
– Sửa cành: cắt bỏ các cành yếu, cành tăm hương, cành sâu bệnh, cành mọc quá gần nhau, tạo cho cây thông thoáng. Cắt bỏ các cành già, cành đã cho quả nhiều vụ, đầu cành chỉ còn 4-5 cặp lá, cắt sâu vào trong tán chừa lại 10-20 cm, để tạo các cành thứ cấp sung sức.
– Nếu bụi cà phê bị khuyết tán thì cần nuôi thêm thân bổ sung từ các chồi vượt.
– Phân bón: Lượng phân bón: Khi chuẩn bị trồng mới bón mỗi hố: 10-20 kg phân hữu cơ + 0,5 lân, trộn phân – lấp hố. Khi trồng mới bón thêm 25g urê + 25g KCL. Định lượng phân bón cho một ha: Với mật độ trồng 1.100 – 1.300 cây/ha:
Thời vụ bón:
Tháng 3 – tháng 4 (Đạm 35%, Kali30% ) , tháng 6-tháng 7 (Đạm 40%, Kali 40% ) , tháng 8- tháng 9 (Đạm 25%, Kali30% )
Loại phân
Đạm, Kali
Cách bón:
– Phân hữu cơ: đào hố theo hình vành khăn theo mép tán rộng 30cm sâu 30cm cứ hai ba năm bón một lần. Kết hợp với phân lân.
– Phân hóa học: Đạm và Kali trộn đều bón xung quanh gốc theo mép tán lá sâu 5-10 cm bón xong lấp ngay.
_____________________________________
Trần Thị Thiên Hương
(Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông & giống nông nghiệp)
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Vài kỹ thuật khôi phục vườn cà phê sau hạn hán (30/05/2016)
- Cách sử dụng phân vi sinh cho cây cà phê? (06/10/2015)
- Cây cà phê bị bệnh trắng lá! (17/06/2015)
- Bệnh cây cà phê cần giúp đỡ (19/03/2015)
- Biện pháp hạn chế nạn ăn cắp cà phê vào vụ thu hoạch (29/10/2014)
- Hình ảnh đẹp về cây cà phê Robusta giống TR4 (10/10/2014)
Thảo luận (1 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
cho chau hoi ve van de su dung thuoc hoa hoc nao phu hop voi nhu cau cham soc ca phe.vi du nhu vao mua ra hoa cua cay ca phe thi nen su dung nao thuoc nao cho phu hop?