Tìm hiểu về Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)

Cục dự trữ liên bang Mỹ, (tiếng Anh: Federal Reserve System –  gọi tắt là FED), là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang.

FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn.

Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.

Nguồn: Wiki
Nguồn: Wiki

Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act”  do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các “Quận” (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.

Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kỳ (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ. 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kỳ trước của ông ta không phải là một nhiệm kỳ trọn vẹn. Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc. Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006. Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.

FED có một số nhiệm vụ chính như:

– Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.

– Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.

– Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền…

– Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website.

Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng “một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED” cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.

Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng.

Chính vì vậy những chuyên gia tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED

Tổng hợp

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. meo mu

    bài viết ngắn ngủi quá, “đồng tiền đi liền khúc ruột” họ có thể làm trao đảo cả một nền kinh tế cường quốc thì có lẽ giá cả nông sản họ chỉ cần hắt hơi ở đằng Tây mà làm nông sản ở đằng Đông rơi vào dòng xoáy như cành củi khô giữa dòng nước lũ không sức kháng cự vậy; cũng có thể đưa bất cứ kẻ nào từ địa ngục thành hoàng đế quá.

Tin đã đăng