Nhiều đơn vị sản xuất cà phê ở Đắk Lắk áp dụng biện pháp thâm canh kỹ thuật tiên tiến, sản suất thân thiện với môi trường, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm.
Qua phân tích sinh hóa, chất lượng sản phẩm cà phê nhân được cải thiện đáng kể, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm cà phê sạch có giá trị xuất khẩu tăng đáng kể, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk) có trên 2.000ha cà phê, trong đó phân vùng sản xuất cà phê sạch diện tích 1.200ha. Doanh nghiệp đã đưa tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh vườn cây và áp dụng quản lý dịch hai IPM. Trong quá trình sản xuất công ty thực hiện bón lượng phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ theo tỷ lệ hợp lý, vừa tăng độ phì cho đất, vừa bảo đảm vườn cà phê phát triển sung sức và sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Công ty không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm. Sau khi xây dựng cơ sở chế biến cà phê bột, công ty sử dụng trên 20% sản lượng cà phê quả tươi thu hoạch trên vườn cây này đưa vào chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm cà phê nhân sau khi xuất xưởng đạt chất lượng cao hơn so với những sản phẩm được chế biến khô và giá trị thu đựợc cũng cao hơn từ 5 đến 7%. Phát triển được vườn cà phê sạch, công ty đã mở xưởng chế biến cà phê bột chất lượng cao Coffe Victoria với sản lượng từ 500 đến 800 tấn sản phẩm năm.
Công ty cà phê Buôn Hồ là đơn thí điểm của Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện chương trình sản xuất cà phê sạch. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hàng năm công ty đã cải tạo những cây cà phê già cỗi năng suất thấp, bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép cây (dòng vô tính) với chồi ghép được lấy từ những cây cà phê có đặc tính ưu việt.
Sau khi đưa vườn cây vào kinh doanh, công ty đã tạo được vườn cà phê phát triển đồng đều, tỷ lệ sản phẩm cà phê R1 tăng. Năm 2008, công ty lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến ướt tiên tiến theo công nghệ Brazil, bảo đảm yêu cầu chế biến toàn bộ sản phẩm cà phê quả tươi của đơn vị và của bà con công nhân liên kết sản xuất.
Trong mùa thu hoạch, công ty thực hiện hái quả chín trên 90% và khi đưa vào xưởng chế biến sản phẩm được quản lý trên từng công đoạn theo tiêu chuẩn 10CTN95-98. Nhờ vậy, sản phẩm cà phê nhân của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, giá trị 1 tấn sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu cao hơn cùng loại từ 5 đến 10% và người lao động tăng thêm thu nhập 300.000-600.000 đồng.
Được khuyến khích của ngành nông nghiệp, các đơn vị Công ty cà phê Tháng Mười, Công ty cà phê Phước An, Công ty cà phê Ea Pôk (Đắk Lắk), Công ty cà phê Ea Sim, Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê Đ’rao và Công ty cà phê Ea Nin (Tổng Công ty cà phê Việt Nam) đã thực hiện sản xuất cà phê sạch bằng việc áp dụng quản lý dịch hại IPM, tăng lượng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình chăm bón; đồng thời tăng sản lượng cà phê chế biến từ quả tươi, quản lý chặt chẽ việc thu hái và phơi sấy sản phẩm.
Các công ty cà phê đã đầu tư các thiết bị mới như xay xát quả khô, đánh bóng hạt, tách màu, sàng lọc loại bỏ tạp chất và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm xuất khẩu được nâng lên, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
xin hỏi chuyên mục Y5 cà phê tin tức này do báo daklak điện tử cập nhật tin :anh Nguyễn Thế Hoa, thôn 19, xã cư ewi, huyện cư Kuin, Daklak làm cà phê đạt 7 tấn nhân/ 0,5ha” cập nhật dưới nhan đề NHỮNG THƯƠNG BINH TÀN NHƯNG KHÔNG PHẾ cập nhật hôm thứ 6, ngày 23/7/2010. có đúng không??? nếu đúng xin Y5 cà phê nhân rộng cho bà con. kính mong và cảm ơn!!.
Bác Vịnh cẩn thận quá! Không sao đâu mà.
Bác Vịnh ơi, bác là người bạn thân thiết của bà con nông dân rồi điều đó là niềm cứu cánh cho nông dân. Giá mà nông dân trồng cà phê biết thêm thông tin qua 1 đoạn clip về vườn cà phê đó, hay một bài viết của chính Y5 cà phê thông tin về cách chăm sóc thì không gì tuyệt vời hơn. Nếu được nhân rộng thì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc cà phê trong vòng 10 năm, 20 năm nữa là chuyện hoàn toàn có thể, nông dân rất yêu mến Y5 cà phê bác Vịnh ạ. Cháu cảm ơn Y5 ca phê nhiều!.
Meo mu không đọc ý kiến của bác Vịnh ở trên hay sao mà còn yêu cầu này nọ. Đào đâu ra clip khi mình cũng tham gia thổi phồng thêm một tin đã thiếu chính xác.
Dân làm cà phê đọc bài đó mà vẫn tin như meo mu ngẫm cũng thấy lạ?
7 tấn nhân cho 0,5ha, mơ ngủ chắc!
Cháu cảm ơn bác Vịnh đã chỉ cho cháu chỗ thiếu sót, tiếc là cháu chưa được tới tận nơi xem thực tế thế nào.
Chính Trung GL sai rồi! Meo Mu tính xem sao nhé: 7 tấn/ 0.5ha ==> 14 tấn / 1ha. một héc ta là 1.000 cây tức mỗi cây 14kg cà phê nhân, cứ 4,5 kg cà phê tươi được 1kg cà phê nhân vậy sẽ là 4.5 * 14= 63 kg cà phê tươi tức khoảng 1,3 bao (bao urê mà nông dân ta hay sử dụng), điều này hoàn toàn có thực nhưng không biết anh Trung đã thấy sản lượng này hay chưa ( dù chỉ là 1 cây trong 1 vườn cà phê ) ? còn Meo mu thì đã thấy rồi, có một cây là có 1 vườn, có một vườn là có 1 nhiều vườn, …chúng ta thường thích tin vào điều mà chúng ta cho là đúng. Sang năm tôi sẽ tới tận nơi xem sao vì tôi cũng là dân trồng cà phê, khi đó mới biết xác thực được. Nếu đúng thế tôi sẽ biết mình phải làm gì với khả năng của mình, tôi tin điều này hoàn toàn có tính khả thi và nhân rộng. Anh còn nhớ năm 1945 Thái Bình quê tôi chết đói rất nhiều, vài năm sau sản lượng lúa của Thái bình là 5 tấn/ ha đã được lịch sử Việt Nam ghi nhận nhưng bây giờ 17 tấn/ 1ha đến 18 tấn/ ha (ở Thái Bình tính 3.600 mét vuông là một ha) là chuyện bình thường, 5 tấn/ha bây giờ chỉ là dĩ vãng , anh Trung nghĩ sao?
Cuối năm bận rộn lắm, nhưng bác hỏi thì tôi xin trả lời :
1.Thấy cây nào chưa? dân cà phê thì có thể thấy cây 1 bao hay 1 bao rưỡi quả tươi là có, nhưng không thể suy 1 cây ra nhiều cây được? bác càng không thể suy 1 vườn ra nhiều vườn được. ( bác suy ra tôi thấy như bác đã làm gì bên quản lý cà phê thì phải? mấy anh cán bộ quản lý cà phê chỗ tôi hay suy ra bình quân theo kiểu đó để cho rằng năng suất của mình cao nhất vũ trụ! bác biết bình quân cà phê VN bao nhiêu trên 1 ha không?).
2. Sau năm 1945 ở Thái Bình được mùa nhưng phải đến xây dựng phong trào HTX, nông thôn mới sau đại hội III-1961 đi lên CNXH thì Thái Bình mới đạt 5 tấn/ha nên mới có bài hát “Chị Hai năm tấn”, bác quên rồi sao? Mà Thái Bình quê bác, bác không còn nhớ?
3.Thái Bình nói riêng và đồng bằng bắc bộ nói chung đều tính 3.600m2 là một mẫu, mẫu ta. Một mẫu ta khác với một ha (héc ta), cho dù có lên mặt trăng hay mơ mộng nhiều như bác cũng không ai tính một mẫu bằng một ha cả. Bác lại nhầm nữa rồi! Chỉ có một mẫu tây mới bằng một ha.
Gì đi nữa cũng là cuối năm, tôi xin chúc bác sang năm mới vui vẻ, lạc quan, mạnh khỏe và được mùa, bác nhà nông nhiều mơ mộng ạ !
…bác nói cũng có lí, mèo mù xin hàng không cãi. mèo mù không thay đổi niềm tin này bác Trung à: meo mu nghĩ cần giống cà phê tốt, chăm sóc đúng kĩ thuật theo thổ nhưỡng, khí hậu thì hoàn toàn được. nhà anh Hoa chăm sóc được là do phù hợp với năng lực sản suất của gia đình . hẹn bác Trung qua năm sẽ biết thực hư, mèo mù cũng chúc bác mạnh khỏe, vui vẻ và bội thu.