Starbucks ngừng mua cà phê vì giá tăng cao

Craig Russell của Starbucks cho biết, hoạt động mua cà phê của Starbucks gần như chững lại trong 4 – 5 tuần qua do giá cà phê nguyên liệu tăng cao.

Giá cà phê Arabica theo tiêu chuẩn của Starbucks đã tăng gần 90% trong năm 2014 lên mức giá cao nhất trong hơn 2 năm, chạm mốc 2,15 USD/pound.

ca phe starbucks
Giá cà phê liên tục tăng cao trong năm qua khiến việc mua bán cà phê nguyên liệu của Starbucks đình trệ

Việc tăng giá bắt nguồn từ lo ngại rằng, đợt hạn hán tồi tệ nhất của Brazil trong nhiều thập kỷ sẽ kéo giảm trầm trọng sản lượng của Starbucks – hãng sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và chiếm 1/3 nguồn cung cà phê hàng năm của thế giới.

Ông Russell cho biết, những người trồng cà phê chỉ vừa mới bắt đầu thu hoạch và vẫn còn quá sớm để nói về tầm ảnh hưởng của việc mất mùa. Ông cũng chia sẻ rằng, Starbucks không chạy theo thị trường nên chiến lược của công ty có tính ổn định cao.

Theo báo cáo của Starbucks, lợi nhuận quý I của công ty tăng lên đạt 427 triệu USD.

Theo ông Russell, Starbucks đã định giá cho một số loại cà phê trong năm tài chính tiếp theo nên hiện tại, công ty không cần phải mua cà phê nữa.

Starbucks đã ký các hợp đồng cà phê có kỳ hạn, thậm chí đến 2 năm, nhưng sau này mới được định giá. Tất cả số cà phê của công ty đều đã được đặt mua và định giá cho năm tài khóa 2014, chỉ có khoảng 40% là được đặt mua và định giá cho năm tài khóa tiếp theo.

Nhiều người dự báo rằng sản lượng cà phê của Brazil sẽ giảm. Hội đồng cà phê quốc gia của Brazil ước tính năng suất của vụ thu hoạch sẽ giảm 10% so với vụ mùa trước đó.

Volcafe thuộc tập đoàn thương mại hàng hóa ED&F Man đã hạ triển vọng năng suất của vụ mùa năm 2014 với mức giảm 11% và dự đoán, thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự thiếu hụt cà phê trong mùa này.

Phát ngôn viên của Starbuck cho biết, công ty hiện không có kế hoạch nâng giá cà phê gói cũng như tại các quán cà phê. Ông Russell cũng nói thêm rằng, Starbucks có thể sẽ chuyển hướng mua cà phê từ Colombia nhiều hơn.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. thongnguyen

    hiện tại nông dân cũng gần hết cà bán rồi giá này thì nông dân cũng chưa có lãi là bao ngưng mua thì nông dân chúng tôi củng không còn cà bán nữa chờ tới mùa nhé

    1. dieulinh

      Theo tôi thì bài viết này khó dập được cơn bão giá nếu xét theo yếu tố tăng giá do sản lượng của Brazil giảm vì những lý do sau:

      1. “Starbucks là hãng sản xuất cà phê lớn nhất thế giới” – Họ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm hoạch định và quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu. Mọi thứ đã được hoạch định từ năm trước chứ không phải đợi đến bây giờ mới có quyết định ngưng mua hay tiếp tục mua khi giá có biến động. Trạng thái họ “ngưng mua” và “có thể” chuyển sang mua ở Columbia cho thấy đây là cách họ xử lý “khủng hoảng” khi giá đã tăng “quá cao” (Cà A ở Brazil) ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí và lợi nhuận. Khi họ chuyển sang mua cà phê ở Columbia nhiều hơn không có nghĩa là lượng cà phê của Brazil vì thế mà dư thừa, mà cũng không có nghĩa là giá cà phê ở Columbia giảm xuống khi cầu nhiều hơn.

      2. Lợi nhuận quí I của họ tăng cũng đã năm trong kế hoạch của họ rồi. Giá cà phê chỉ mới bắt đầu “cơn hoản loạn” thực sự từ tháng 3/2014. Thời điểm mà Starbucks cũng chốt được doanh thu và lợi nhuận của quí I/2014 rồi. Vậy nên, nếu có ảnh hưởng thì cũng phải ít nhất là trong hai quí cuối của năm nếu họ quản trị tốt khi gặp phải cơn bão giá. Chưa kể, lợi nhuận được cấu thành từ nhiều yếu tố. Mà các anh lớn này họ khôn ngoan lắm chứ không có chụp giựt như cách làm ăn của ta, chỉ thấy lợi nhuận trước mắt. Họ có cái nhìn dài hạn và biết điếu chỉnh như thế nào cho hợp lý.

      3. Cái “40% cho năm tài khóa 2014” cũng là trong kế hoạch đấy thôi. Starbucks lớn như vậy mà chạy theo thị trường thì không phải lớn rồi. Vậy nên, thị trường có như thế nào thì cũng đã nằm trong chiến lược “xử lý khủng hoảng” của họ cả rồi.

      Tới lượt mình, các anh cà R cũng phải biết có kế hoạch thì không bị giật lên thì ít mà kéo xuống thì nhiều như thời gian vừa qua. Thật là đáng buồn cười nếu giá bung lên với sản lượng dồi dào, thậm chí là mấy con cá mập phải “ồ lên” vì sản lượng xk của VN, đúng không quí vị. Nước sản xuất cà R lớn nhất thế giới đấy chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình theo chiều hướng như thế thì chúng ta cũng đừng lăn tăn, băn khoăn câu hỏi tại sao và vì sao.

      Không thể so sánh nhưng đủ để chúng ta suy ngẫm khi nhìn giá tiêu. Giá thị trường Ấn Độ tăng đến gần 240K/kg mà giá tiêu tại thị trường VN chỉ khoảng 160K/kg. Nhưng dẫu sao cũng là tăng rất đáng kể rồi mà lý do chẳng phải là bàn giấy hay bàn xi măng gì hết mà là một yếu tố rất thực: Cung < cầu và chúng ta quyết tâm giữ lại sau những bài học kinh nghiệm từ những năm trước.

      Vậy nên, tới đây chúng ta cũng cần khôn ngoan hơn & rút kinh nghiệm cho mình đấy nhỉ.

      Đó là ý kiến của riêng tôi khi theo dõi tình hình giá cả và trao đổi của anh em bà con trên diễn đàn.

      Chúc cho những ai còn cà được nhận giải thưởng xứng đáng cho sự bình tâm và ý chí chiến đấu của mình.

      1. Kinh Vu

        Những bài này thì chúng ta đọc để biết thông tin xảy ra chung quanh mình mà thôi các bạn à, có vẻ các bạn đã quá nhạy cảm và tốn năng lượng bình luận về nó, đừng cố tìm đường đi của sao trên trời khi cho rằng bài viết có thể dập được bão giá.

      2. Khiem Nguyen

        Chính xác, làm sao chúng ta biết được nhưng mua vì lý do gì? Đôi khi chỉ vì chờ kết quả thay đổi công thức pha chế chuyển từ A sang R thì sao? Hiiiii

  2. thanhvannguyen

    Trời ơi! Sao giá cà phê tăng chậm thế. Biết đến khi nào thì .mới lên tới 220 đây. Chán thật rồi. Em mong BBT có bài bình luận gần như là chính xác để nông dân chúng em có căn cứ định giá cà cho mình. Em thấy mỗi người một kiểu em ko biết phải theo ai cả?

  3. tiến dũng

    Cà A giá cao như vây sao không sang cà R mua. Giá 50k là em bán cho anh thoải mái mà xay xát, việc gì phải ngừng mua. Mùa tới 60k chưa chắc em bán đâu nghe!

  4. ngocthanh

    Mình cảm thấy thông tin của bài viết thiếu độ chính xác. Khi giá lên thì hô hào độc tin cõ lợi. Còn khi giá xuống thì toàn tin bất lợi.

  5. Nga hoàng

    Thương hiệu cà phê Starbucks vào kinh doanh tại Việt Nam, bán cà phê cho người Việt uống, nhưng lại đem cà phê nơi khác đến. Nếu cà phê chúng ta chưa đáp ứng được chất lượng thì Stabucks có thể đầu tư vùng nguyên liệu chất lượng cao để tiêu thụ cà phê cho người Việt nữa chứ. Cho họ kinh doanh như vậy người Việt có thiệt đơn thiệt kép không?

  6. Nông Cà

    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Trung Nguyên, người được coi là “vua cà phê” của Việt Nam cho rằng, Starbucks “không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”.
    Nếu đúng vậy thì việc Starbucks ngừng mua cà phê khi giá tăng là điều dễ hiểu(!?)

    1. cánh cam

      Comment này chính xác!. Bảo đảm dân ghiền cà phê của Việt chúng ta không thể uống được cái thứ gọi là coffee của họ đâu. Nó đã ko ngon mà còn đắt gấp mấy chục ly cà phê đặc biệt của dân VN mình đấy!
      Ờ mà sao A tăng quá mà R mình lẹt đẹt giữ ta? 2200 của mình chắc lâu thấy. Thôi lỡ rồi kệ! Chờ tiếp!

  7. Trần Văn Đoán

    trong kinh doanh phải có chiến lược rõ ràng dài hạn quyết đoán trong sử lý thông tin. Thắng thua chỉ là một trò chơi tiền bạc? Tâm vững . Khả năng này chỉ có ban biên tâp nhiệt tình gúp đỡ bà con chúng ta, viết một khung sườn trong sử lý và mua bán cà phê rồi bà con chúng ta cùng thảo luận để đi tới 1 quyết sách chiến lược trong mua bán cà phê giảm bớt rủi do. Thực tình trong 1 gia đình vợ chồng nhiều khi còn bất đồng. Một cộng đồng thì khó vô cùng

  8. phuhaipro

    Cái cty này bán 1 ly caphe hơn giá cả kg caphe nhân vậy mà giá lên có tý đã tuyên bố ngưng mua caphe, vậy chắc tính mua đậu với bắp chắc… Đúng là 1 tập đoàn chỉ vì lợi nhuận cao nhất. Là người Việt tôi kêu gọi hãy dùng hàng Việt, Việt Nam cố lên.

  9. lee van tin

    strabuck tiêu thụ cà A là chủ yếu, nếu muốn bàn về giá R, phải xem nhận định bên Nestle cafe thì hợp lý hơn. nhưng qua bài báo này ta thấy Nếu đúng là các tập đoàn họ đã kí kết hợp đồng nguyên liệu sớm từ 1-2 năm, vậy nên dù tình hình cung cầu căng thẳng nhưng họ không bị ảnh hưởng nhiều, nghĩa là nhu cầu thực sự phải mua giá cao từ các nhà rang xay là chuyện có nhưng mức độ ra sao??
    vậy nên giá cao chỉ có thể do giới đầu cơ tác động mạnh => đó là giá ảo, không bền vững, biến động mạnh.

  10. Trần Đình Sơn La

    Một bài viết rất hay nhưng cần người đọc dụng chút công suy nghĩ. Nếu người đọc chỉ nghĩ đến giá để bình luận, thì e chưa thấy hết ý nghĩa của bài viết. Ta cứ tin rằng người dịch bài này ra tiếng Việt là sử dụng được, thì hãy nghĩ xem… Starbucks ngưng mua vì… giá tăng, nhưng lại chuyển qua mua cà phê Colombia, giá càng cao hơn vì Colombia đang có mức cộng trên giá Ice New York, còn Brazil mua bán đang ở mức trừ lùi! Thấy lạ không?
    Nếu tinh tế một chút, bạn sẽ thấy có thể chất lượng tách cà phê năm nay của cà phê Brazil không đạt yếu cầu. Mà…cà phê arabica là thế, không xài được là bỏ chứ không giống như robusta. Do vậy…họ phải chuyển sang Colombia. Còn arabica Brazil để đó cho rang xay nội địa dùng…chắc (theo tôi đoán) sẽ dùng làm cà phê hòa tan. Như vậy, robusta sẽ có một thứ cạnh tranh nữa…chính là arabica kém chất lượng.
    Cái thế của robusta ở Brazil và ở Việt Nam vì thế hãy đừng chủ quan. Với robusta VN, sẽ có robusta nước khác+Brazil cạnh tranh, nay có thêm ảbica kém chất lượng của Brazil cạnh tranh. Đau đầu đấy!
    Mong các bạn có cách nhìn mở… mới thấy hết vấn đề. Còn nếu chỉ chê anh này, đạp anh kia, có ích gì, chỉ hại gan mình mà trí mình cũng khó dung nạp điều khác lạ… dù nó cũng tồn tại sờ sờ đó. Mình có chửi hay ném đá nó, nó vẫn tồn tại cơ mà!

    1. Anh Văn

      Ý kiến @Trần Đình Sơn La là xác đáng.
      Tôi bổ sung thêm để bà con hiểu rõ hơn: Theo giá giao dịch tại sàn NY
      -Cà phê arabica natural Brazil có giá cố định trừ 20 cent/lb.
      -Cà phê arabica washed Colombia có giá cố định cộng 28 cent/lb.
      Tuy nhiên, không bỏ đi đâu cả. Không xài rang xay (chính) thì dùng phối trộn (phụ) hay hòa tan. Nói bỏ là tự mâu thuẫn.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

92