Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp

Polyme hấp thụ nước là sản phẩm có khả năng giữ được trên 100g nước/1g polyme khô. Sản phẩm này được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh, làm phụ gia chống thấm trong xây dựng, sản xuất hoa khô, đệm chống thấm….

how-to-prepare-soil-for-planting-6

Trong nông nghiệp, nó được sử dụng để giữ ẩm và cải tạo đất, vận chuyển cây trồng đi xa, sử dụng cùng phân bón và phụ gia cho cây trồng trong chậu. Với khả năng lưu giữ được một lượng nước lớn, hút và nhả nước nhiều lần, sử dụng polyme hấp thụ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chống hạn cho cây trồng và giữ ổn định sinh thái đất.

Việc đưa polyme hấp thụ nước vào đất còn làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón do các ion trong thành phần phân bón có thể khuyếch tán vào các lỗ xốp của mạng lưới polyme hoặc liên kết với các nhóm – COO của axit acrylic (nhờ các liên kết phối trí, lực hút tĩnh điện…) và cung cấp dần cho cây trồng, nhờ đó phân bón không bị rửa trôi nên không gây ô nhiễm môi trường nước.

Thử nghiệm sản phẩm polyme hấp thụ nước trên cây cà phê và trên cây chè tại tỉnh Lâm Đồng:

Năm 2005 Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã tiến hành thử nghiệm trên cây cà phê ở huyện Di Linh, với liều lượng 200g và 300g polyme/01 gốc cà phê. Kết quả cho thấy khả năng giữ ẩm rất tốt, giữ được trong đất trên 11 tháng, cây chịu hạn rất tốt so với đối chứng tại địa phương phải tưới 3 đợt trong mùa khô.

Năng suất tăng so với đối chứng 20% sản lượng, hạt to, bóng, tỷ lệ 2 nhân/quả cao. Trong mùa khô phải tưới 3 đợt chi phí: 15.000đ/cây, nếu bón sản phẩm polyme giữ nước của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt sẽ giảm giá thành 50% đỡ tốn công tưới.

Viện cũng đã tiến hành thử nghiệm trên cây chè tại Thị Xã Bảo Lộc, với liều lượng 3kg polyme/01 hàng chè (diện tích 01 hàng chè: 64m2). Cây chè phát triển tốt, không có hiện tượng héo, năng suất tăng 20 – 25% so với đối chứng, làm tăng giá trị trong mùa khô 140 – 150% (giá chè búp tươi mùa khô cao hơn mùa mưa). Sau mùa khô cây chè phục hồi nhanh và cho búp nhiều, nhanh hơn một tháng so với không sử dụng sản phẩm polyme giữ ẩm.

Từ những thử nghiệm trên cho thấy cần khuyến cáo sản phẩm polyme giữ nước rộng rãi trên thị trường để nhân dân sử dụng, nhất là các vùng không có hệ thống thuỷ lợi. Vì sản phẩm polyme có thể dùng trong cải tạo đất, duy trì nước và dinh dưỡng cho cây nhờ nước có sẵn, giảm sốc cho cây và các ảnh hưởng khác do khô hạn.

Sản phẩm này giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lượng nước và tần suất tưới tiêu và bón phân. Sản phẩm này dùng cho cây lâu năm, cây ngắn ngày, cây dài ngày và cây kiểng.

Giới thiệu kỹ thuật ứng dụng sản phẩm polyme giữ ẩm vào mùa khô đối với cây cà phê kinh doanh tại Lâm Đồng:

Lượng polyme sử dụng bón cho 01 gốc cà phê từ 200g – 300g. trước khi bón cho cà phê ta tiến hành phối trộn polyme với đất mùn hoặc đất bột theo tỷ lệ 1,5 – 2g polyme/01kg đất. Nếu trong thời gian khô hạn thì cho vật liệu trương nước, ngâm vật liệu vào nước trong thời gian khoảng 4 – 6 tiếng sau đó trộn đều với đất.

Hỗn hợp này được rải đều xung quanh gốc cà phê theo đường kính tán và được phủ trên lớp dễ mặt của cây ở độ sâu 20 cm, sau đó lấp lên trên hỗn hợp (polyme + đất) 1 lớp đất dày 10cm. Thời gian tiến hành rải hỗn hợp (polyme + đất) vào cuối mùa mưa (thời điểm chỉ còn một hoặc vài trận mưa cuối mùa) để tận dụng được những trận mưa cuối cùng giúp cho hạt polyme giữ được nước tối đa và hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. thời gian tốt nhất vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch.

Bài viết được cung cấp bởi: Sở NN-PTNN tỉnh Lâm Đồng

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. cuba

    chắc nó đắt nên chưa ai sử dụng theo cái trật lất của bài báo trên,
    – nếu bón cuối mùa mưa thì đất sẽ kéo dài độ ẩm vài tháng, cây không ươm hoa để trổ được, như vậy sẽ kéo dài ra hoa của cafe, dẫn đến 1 loạt hổn loạn về sau.
    – chỉ tốt khi bón vào lần tưới đầu tiên !!! sẽ giữ nước kéo dài khi cây đã ra hoa , kết quả,
    vài ý thiển cận !

  2. HoaThuan

    tác giả bài báo này biết 1 mà chưa biết 10!
    chưa bao giờ hiểu về cây trồng hoặc cây cafe,
    chưa biết khi nào thì cây sẽ trổ bông,
    chưa biết giá 1 kg polyme trên là bao nhiêu
    …quá non nớt về kiến thức…
    chỉ biết nói như 1 đứa trẻ mẫu giáo: có nước trong đất cây sẽ sống lâu hơn!!!
    Vài ý…”thiển cận “thế thôi , tất cả nông dân biết nhiều hơn thế ,,,
    Nhà báo ơi là nhà báo!

  3. Nhin khong duoc

    Đọc đi đọc lại phần ứng dụng vào cây cà phê đến 5-6 lần mà không hiểu tác giả muốn viết gì!
    -“Lượng polyme sử dụng bón cho 01 gốc cà phê từ 200g – 300g. trước khi bón cho cà phê ta tiến hành phối trộn polyme với đất mùn hoặc đất bột theo tỷ lệ 1,5 – 2g polyme/01kg đất.”
    Như vậy ta phải trộn để bón cho 1 gốc khoảng 100-150 kg đất, có nghĩa là 1ha (1300 cây) = 130-175 tấn đất mùn hay đất bột. Công trộn bình quân…?
    -“Hỗn hợp này được rải đều xung quanh gốc cà phê theo đường kính tán…ở độ sâu 20 cm, sau đó lấp lên trên hỗn hợp (polyme + đất) 1 lớp đất dày 10cm.”
    Có nghĩa là phải rải hổn hợp dày 10cm. Tính bình quân công cuốc rảnh sâu và công gánh để rải hỗn hợp trên (khoảng 150 tấn) cho 1ha cà phê bình quân…?
    Bón 1 ha hết khoảng 300kg polyme là hết….tiền?
    Tôi không dám tính ra số liệu cụ thể vì ngại bà con nghĩ rằng tôi đã lẩn thẩn ngồi tính vớ vẩn! Và cũng không dám khuyên bà con cuốc gốc cà phê vào cuối mùa mưa, sẽ làm hỏng bộ rễ cần cho cây cà phê đủ sức để chống chọi khi mùa khô sắp đến.
    Không biết lần thứ bao nhiêu rồi bà con ta đọc những bài báo “không giống ai”!

  4. DVN

    Có một cách giữ ẩm cho đất khá hiệu quả trong mùa khô . Sau khi làm bồn ,bỏ phân và bơm đầy bồn nước , bạn đổ xuống 50 ml nhớt thải (lọai nhớt thải của ô tô ,xe máy ..). 1lít nhớt giá 6000 đồng dùng cho 20 gốc cà phê. Lớp màng do nhớt tạo ra sẽ làm nước chậm bốc hơi và làm cho phân bón không bị mất ni tơ .

    1. nloc

      Chống mất nước kiểu này là kiểu đau đầu thay vì uống thuốc thì lấy cây đánh ống quyển ! miễn bàn thêm vì lợi bất kể hại, nông dân nào có chút hiểu biết sẽ không làm cách này vì sẽ hủy hoại môi trường , về lâu dài chắc bỏ đất, uống nước bẩn ..! Đây là kiểu đời cua cua ráy, đời cáy ..chết liền!!!

    1. DVN

      -Trong nhớt thải đương nhiên là có 1 ít chất độc như chì (Pb), nhưng với liều lượng chỉ 50 ml/gốc thì ảnh hưởng đến cây cà phê là không đáng kể. Trong các sản phẩm phân bón ngọai nhập nếu bác tinh ý hòa tan vào nước sẽ thấy có 1 lớp dầu mỏng nổi lên. Để an tòan hơn tôi giới thiệu cho bác 1 lọai dầu khác gía còn rẻ hơn cả nhớt thải, đó là dầu điều do nhà máy Donafood ở Biên Hòa sản xuất từ vỏ điều. Lọai dầu này tuyệt đối an tòan, chỉ có điều họ không bán lẻ, phải mua cả phi và nhìn chung là vận chuyển hơi líc kích.

      1. DVN

        Ha ha ha…gửi Cuba :
        Thiên hạ tỉnh, thiên hạ say.
        Thiên hạ lăn quay là thiên hạ chết.

Tin đã đăng