Sản xuất phân bón ở Thái Hòa hướng đến nhiều mục tiêu

Hiện tại, tuy chỉ mới trong giai đoạn vận hành thử nghiệm nhưng nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh của công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Lâm Đồng đã chứng tỏ hướng đi đúng. Bởi, với đơn vị chuyên chế biến và xuất khẩu cà phê như Thái Hòa, việc sản xuất phân bón không chỉ vì lợi nhuận được sinh ra từ mặt hàng này mà còn hướng đến nhiều mục tiêu khác, đặc biệt là vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường.

Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Lâm Đồng hiện sở hữu 3 nhà máy chế biến cà phê và một nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Theo đó, nhà máy chế biến cà phê quả tươi có công suất 60.000 tấn/năm, nhà máy chế biến cà phê quả khô có công suất 120.000 tấn/năm và nhà máy chế biến cà phê hòa tan có công suất 2.000 tấn/năm.

Như vậy, mặc dù theo phân loại để xếp hạng, là đơn vị đang sở hữu một công nghệ rất hiện đại về chế biến cà phê ở tầm châu âu, nhưng Thái Hòa Lâm Đồng vẫn là đơn vị sản xuất công nghiệp có một lượng chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Và, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh được ra đời là nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thứ ba của Tập Đoàn Thái Hòa, sau hai nhà máy đặt ở Quảng Trị và Nghệ An.

nha-may-phan-vi-sinh-tap-doan-thai-hoa
Nhà máy sản xuất phân bón vi sinh của tập đoàn Thái Hòa ở Lâm Hà – Lâm Đồng

Ông Nguyễn Kim Tú- Phó tổng GĐ Công Ty CP cà phê Thái Hòa Lâm Đồng cho biết, với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, nhà máy sản xuất phân vi sinh của đơn vị đã được xây dựng xong và bắt đầu vận hành thử nghiệm từ cuối tháng 12/2009 đến nay.

Nhà máy có nguồn nguyên liệu chính là chất thải của các nhà máy chế biến cà phê của đơn vị: Xử lý vỏ quả tươi thành nguồn nguyên liệu hữu cơ và xử lý nước thải từ chế biến quả cà phê thu lại bùn lắng, để sau đó sản xuất ra phân bón hữu cơ vi sinh. Nói cách khác, với việc xây dựng và đưa nhà máy sản xuất phân hửu cơ vi sinh vào hoạt động, những phế phẩm trong chế biến cà phê của đơn vị trước kia được “vứt đi” thì nay được tận dụng làm nguyên liệu chính cho sản xuất phân vi sinh.

Nhờ đó, trong hoạt động chế biến cà phê sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế từ việc tạo ra loại phân bón hướng tới tính bền vững của hệ sinh thái, tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm chi phí sản xuất cho người dân…

Theo thiết kế, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Thái Hòa Lâm Đồng có công suất mỗi năm từ 10.000 – 15.000 tấn sản phẩm, tương đương với khoảng 30.000 tấn nguyên liệu vỏ cà phê tươi. Như vậy so sánh với lượng vỏ cà phê thải ra từ các nhà máy chế biến cà phê của công ty thì toàn bộ phế phẩm đó đều được đưa vào làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh của đơn vị.

Hiện tại, theo ông Nguyễn Kim Tú cho biết, vì đang trong giai đoạn “chạy thử”, nên công suất thực tế của nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của công ty chưa đạt đến mức tối đa theo thiết kế, nhưng về cơ bản, vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây đã được giải quyết một cách khá tính cực. Ông Nguyễn Kim Tú còn cho biết: “Hiện tại, phân bón hữu cơ vi sinh của công ty chúng tôi đang sản xuất theo bản quyền của fito hocmon nhãn hiệu “CON DÊ”.

Trong tương lai , chắc chắn chúng tôi sẽ có nhãn hiệu phân bón riêng, mang tên của Thái Hòa Lâm Đồng. Hiện tại việc đăng ký khảo nghiệm để đến hình thành một nhãn hiệu riêng của Thái Hòa Lâm Đồng cho sản phẩm phân bón vi sinh được làm ra từ nhà máy này đang được tiến hành”. Điều quan trọng hơn: Theo khảo sát trong vùng cà phê Lâm Hà và lân cận, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón vi sinh còn rất lớn, và ngày càng lớn hơn bởi quy mô sản xuất cà phê(và không chỉ riêng cà phê) trong vùng còn tiếp tục gia tăng. Bởi vậy, vấn đề nguyên liệu “đầu vào” của nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Thái Hòa Lâm Đồng là hoàn toàn yên tâm.

Về “Đầu Ra” điều đáng mừng là, mặc dù trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và Lâm Hà nói riêng có đến không dưới 100 nhãn hiệu phân bón các loại đang hiện hữu, nhưng nhờ ở chất lượng và giá thành thấp cùng với “sân nhà” khoảng 9.000 ha cà phê thuộc dự án sản xuất bền vững của công ty, nên theo lãnh đạo của Thái Hòa Lâm Đồng, năng suất thiết kế của nhà máy sản xuất phân bón vi sinh của đơn vị có lẽ là một con số không phải quá lớn trong tương lai gần.

Thái Hòa Lâm Đồng được xác định là đơn vị có vai trò trụ cột trong chiến lược đầu tư của Tập Đoàn Thái Hòa vào khu vực Tây Nguyên. Theo đánh giá của các chuyên gia với cụm nhà máy chế biến cà phê và sản xuất phân bón vi sinh theo quy trình khép kín lớn nhất Lâm Đồng hiện nay.

Thái Hòa Lâm Đồng chính là: “cụm nhà máy xanh”, vì không chỉ sản xuất sản phẩm cà phê chất lượng cao, mà đặc biệt còn sử dụng vỏ cà phê chế ra phân vi sinh để vừa có thêm sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và vừa khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do vỏ cà phê tươi thải ra.

phan-bon-con-de-profile1

quy-trinh-san-xuat-phan-bon-con-de
Quy trình, công nghệ sản xuất

Thông tin nhà máy

Nhà máy chế biến phân vi sinh
Cụm công nghiệp thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng
Thuộc công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng
Điện thoại: 063. 3 851 309 – Fax: 063. 3 850 986

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. cuba

    Thái Hòa cho biết cụ thể thành phần % của các thành phần chính : vỏ cà phê ?, than bùn?(?), phân gia súc?, phân lân?
    Giá 1 bao ở DAKLAK?

Tin đã đăng