Tổng hợp thị trường cà phê tuần từ 07 đến 11/10/2024

Kết quả kết thúc phiên cuối tuần, giá Cà phê arabica tháng 12 giảm 2,70 cent và cà phê robusta tháng 1/25 đóng cửa giảm 62$, nằm ở mức 4680$/tấn.

Nguyên nhân gây giảm giá phiên cuối tuần được cho là do đồng real Brazil yếu. Đồng real giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào hôm giao dịch thứ sáu.

Tuy nhiên, phần lớn các thông tin phân tích đều cho rằng tình trạng tồn kho cà phê thấp vẫn đang giữ thế chủ đạo, hạn chế đà giảm của giá cà phê.

Thông tin cho biết lượng cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận lưu giữ trên sàn giao dịch New York đã giảm 640 bao vào hôm thứ Năm tuần qua, nằm ở mức 808.252 bao và lượng tồn kho cà phê robusta đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng rưỡi là 4.191 lô vào thứ Sáu.

Người trồng cà phê Brazil một lần nữa đẩy nhanh doanh số bán cà phê arabica nhưng đã làm chậm tốc độ đàm phán với cà phê robusta/conillon.

Khảo sát của SAFRAS cho thấy, cho đến ngày 9 tháng 10, doanh số bán của người trồng cà phê đạt khoảng 62% vụ mùa cà phê 24/25 của Brazil, tăng 6% so với tháng trước.

Doanh số bán hàng Robusata/Conillon đã chậm lại, khi người trồng đang kiềm chế sự bán ra do giá sụt giảm mạnh trong thời gian qua. Tuy vậy với mức giá hiện thời thì vẫn được cho là vẫn còn rất đắt đối với ngành rang xay địa phương.

Lượng hàng xuất khẩu cà phê từ Brazil tiếp tục tăng tốc vào đầu mùa vụ mới. Dữ liệu từ Cecafé cho thấy, vào tháng 9, có đến 4,12 triệu bao cà phê nhân đã được xuất khẩu, trong đó 3,19 triệu bao là cà phê arabica và 911 nghìn bao là cà phê robusta/conillon. Bao gồm 358 nghìn bao cà phê thuộc loại đã rang, tổng lượng hàng xuất khẩu từ Brazil trong tháng 9 đạt 4,46 triệu bao 60 kg, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khối lượng cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điểm nổi bật là conillon/robusta, tăng gần 50%, trong khi lượng hàng xuất khẩu arabica chỉ tăng 13% trong cùng kỳ. Bên cạnh khối lượng cao hơn, giá cả lại tăng trở lại, tác động tích cực đến doanh thu, tăng 55% so với năm ngoái và đạt tổng cộng 3,11 tỷ đô la trong ba tháng đầu của mùa kinh doanh 24/25.

Đã có báo cáo cho biết vụ thu hoạch của Việt nam vừa mới bắt đầu với mức độ nhẹ, mặc dù vẫn còn mưa lớn ở một số nơi trong khu vực trồng chính của Cao nguyên Trung phần.

Trung tâm Dự báo Khí hậu của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ đã điều chỉnh dự báo của họ xuống mức thấp hơn khi cho rằng chỉ có 60% khả năng xảy ra hiện tượng La Niña vào cuối năm nay, mức dự báo trước đó của họ là 74% khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết tiêu cực này.

La Niña theo truyền thống là hiện tượng mang theo lượng mưa lớn cho các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương trong đó ảnh hưởng đến các vùng trồng cà phê có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu này như ở Colombia, Indonesia và Peru, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khô hạn đối với các vùng trồng cà phê arabica ở Đông Nam Brazil. Cường độ và thời điểm của loại thời tiết này, sẽ được những người tham gia thị trường cà phê theo dõi chặt chẽ.

Chênh lệch giá Robusta tháng 11 và Arabica tháng 12 giữa thị trường London và New York đã thu hẹp thêm trong phiên giao dịch cuối tuần, ghi nhận ở mức 31,85 cent/pound. Điều này cho thấy giá Robusta đang trở lại với giá trị cao hơn.

Thông tin cho biết hãng Cafe nổi tiếng Starbucks sẽ hợp tác với các trang trại cà phê ở Guatemala và Costa Rica để phát triển các hoạt động về nông nghiệp nhằm tìm cách giảm thiểu những tác động xấu ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đối với chuỗi cung ứng của mình.

Hiện Starbucks mua khoảng 3% cà phê arabica trên thế giới từ hơn 450.000 nông dân trên 30 quốc gia. Mặc dù có sức mua lớn, Starbucks vẫn phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng trong việc cung cấp cho hơn 39.000 cửa hàng trên toàn cầu, đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt tiếp tục tác động đến năng suất tại quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil.

Giải pháp của Starbucks là phát triển các biện pháp can thiệp tại trang trại, chia sẻ hạt giống, nghiên cứu và thực hành trên toàn ngành để giúp nông dân giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”, Theo Michelle Burns, Phó chủ tịch điều hành của Global Coffee and Sustainability, Starbucks cho biết.

Starbucks sẽ nghiên cứu các giống cà phê lai tại cả hai trang trại ở các độ cao và điều kiện đất khác nhau. Trang trại ở Costa Rica, cũng sẽ khám phá việc sử dụng cơ giới hóa, máy bay không người lái và các công nghệ khác để hỗ trợ lực lượng lao động.

Trong một tin khác về thời gian hiệu lực về chính sách nhập sản phẩm nằm trong khuôn khổ luật chống phá rừng của Châu Âu.

Các nhà sản xuất châu Á hoan nghênh sự trì hoãn trong luật chống phá rừng của EU

Các nhà sản xuất từ ​​ngành công nghiệp dầu cọ của Malaysia cho đến ngành cà phê của Việt Nam hôm thứ Năm đã hoan nghênh quyết định của Liên minh châu Âu về việc hoãn thực hiện các quy tắc chống phá rừng của mình.

Việc trì hoãn kéo dài một năm đã gây ra sự phản đối ngay lập tức từ các nhóm bảo vệ môi trường, nhưng luật này đã đang phải đối mặt với sự phản đối đáng kể từ nhiều chính phủ và ngành công nghiệp. Họ đã chỉ trích luật này, vốn nhằm mục đích ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thúc đẩy nạn phá rừng, vì các quy tắc gây nhầm lẫn và các yêu cầu về tài liệu phức tạp mà họ cho rằng sẽ đặc biệt gây thêm gánh nặng cho những người nông dân sản xuất nhỏ.

Quyết định hoãn lại của EU tạo nên một sự nhẹ nhõm, Theo ông Trịnh Đức Minh, chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho biết. “Việc gia hạn thời gian là cần thiết và hợp lý”, ông nói với AFP, Ông cũng lưu ý rằng giá cà phê đã tăng khi các công ty tích trữ trước thời hạn thì hiện nay có thể sẽ bị giảm sụt.

Khi luật được thông qua vào năm 2023, luật này được ca ngợi là một bước đột phá lớn trong việc bảo vệ thiên nhiên và khí hậu. Luật này yêu cầu các nhà xuất khẩu ca cao, đậu nành, gỗ, gia súc, dầu cọ, cao su, cà phê — và các mặt hàng có nguồn gốc từ những sản phẩm đó — phải chứng nhận rằng hàng hóa của họ không được sản xuất trên đất bị phá rừng sau tháng 12 năm 2020.

Các quốc gia bao gồm Malaysia và Indonesia đã lên tiếng phản đối các quy định mới và làn sóng chỉ trích ngày càng lớn hơn khi thời hạn thực hiện vào tháng 12 đến gần, trong đó Brazil và Hoa Kỳ là một trong những quốc gia lên tiếng bày tỏ lo ngại. Hội đồng Dầu cọ Malaysia hoan nghênh việc trì hoãn được đề xuất là “chiến thắng của lẽ thường”.

Quyết định này là “một sự giải tỏa đáng hoan nghênh cho tất cả các doanh nghiệp đã nêu bật nhu cầu trì hoãn”, người đứng đầu cơ quan Belvinder Kaur Sron cho biết.

Bên cạnh những hoan nghênh cho sự trì hoãn thi hành luật này, thì cũng có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ những nhà hoạt động môi trường, theo Bà Uli Arta Siagian tại nhóm môi trường WALHI của Indonesia cho biết. Bà thừa nhận những thách thức trong việc thực hiện các quy tắc, nhưng cho biết không có gì bảo đảm rằng việc trì hoãn trong một năm sẽ khắc phục được những thách thức đó. “Đối với chúng tôi, quyết định này thật đáng thất vọng”.

Nhìn chung, giá cà phê vẫn sẽ tiếp tục giữ trong khung giá cao bởi những vấn đề về tồn kho và sản lượng bởi ảnh hưởng những thời tiết bất lợi của hai nước trồng hàng đầu là Brazil và Việt nam.

Kinh Vu (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng