Cà phê arabica tháng 12 đóng cửa tăng nhẹ 0,50 cent/pound vào thứ Năm và cà phê robusta tháng 11 đóng cửa giảm 1$, nằm ở mức 4911$/tấn.
Thị trường đã trải qua một phiên giao dịch trái chiều, tuy kết thúc phiên cả hai thị trường không tăng giá nhiều nhưng lại được xem là một phiên kết thúc mạnh bởi trước đó đã có sụt giảm tương đối xa, nhất là với Robusta khi đã sụt giảm đến 41$/tấn.
Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia đã báo cáo rằng sản lượng cà phê của họ trong tháng 8 là 177.000 bao hoặc tăng 20,29% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số là 1.049.000 bao. Liên đoàn của nước này cũng báo cáo lượng sản xuất trong mười một tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2023/2024 sản lượng cũng tăng 1.919.000 bao hay nói cách khác là cao hơn 19,66% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số là 11.678.000 bao.
Các quốc gia sản xuất này sẽ sớm thu hoạch và chế biến cà phê để xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, tuy nhiên được dự báo là khó có thể đến được bờ biển châu Âu trước ngày thực hiện Quy định về phá rừng của Liên minh châu Âu là ngày 1 tháng 1 năm 2025, do đó, các nhà sản xuất và cộng đồng cà phê toàn cầu vẫn chưa rõ ràng về quy trình tuân thủ đối với vụ cà phê mới của họ để được đưa vào châu Âu trước ngày thực hiện theo quy định, hiện cả thế giới cà phê như đang chờ các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu thông báo các công cụ và biện pháp tuân thủ để bảo đảm rằng bất kỳ loại cà phê nào được xuất khẩu sang EU trong quý tiếp theo đều tuân thủ các quy định này.
Lượng cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên sàn giao dịch New York được cho là tăng 9.591 bao vào hôm qua, đạt mức 823.325 bao.
Theo trang tin Báo Đầu tư của Việt nam được đăng bằng tiếng Anh được chúng tôi trích dịch dưới đây: Tờ báo mạng đã cho biết giá cà phê đã liên tục biến động và các tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng chặt chẽ từ các thị trường quốc tế đang tạo ra những thách thức đáng kể cho ngành cà phê Việt Nam.
Tính bền vững của ngành cà phê đang chịu nhiều áp lực mặc dù có hơn 700.000 ha đất trồng cà phê, Việt Nam đang phải vật lộn để thúc đẩy sản xuất, nhằm đáp ứng nguồn cung đang đòi hỏi.
Thị trường cà phê dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới, sau khi “Giá đã tăng vọt 300% kể từ đầu năm nay, khiến chi phí đầu vào tăng 300-400%, nhưng giá bán lẻ vẫn chưa theo kịp. Tuy nhiên, tháng trước, giá cà phê đã giảm 20% chỉ trong một tuần.
“Trong khi người nông dân vui mừng vì được hưởng lợi từ giá cà phê tăng, thì các đơn vị rang xay cà phê lại phải đối mặt với nguy cơ chi phí đầu vào tăng gấp 3-4 lần. Nhiều hợp đồng mua hàng không được thực hiện, gây ra cuộc khủng hoảng niềm tin cho tất cả các chuỗi cung ứng trong ngành cà phê”
Theo một nhà kinh doanh cà phê lớn tại Việt nam cho biết, ông tin rằng “có tới 30-40% doanh nghiệp rang xay cà phê trong nước với quy mô vừa sẽ phá sản”
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đã tạo ra hơn 3,6 tỷ đô la, tăng hơn 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự đoán của VICOFA, căng thẳng về nguồn cung dự kiến sẽ còn tiếp tục do những lý do chủ quan và khách quan cả trong nước và quốc tế.
Tại Brazil, hạn hán ở vùng trồng cà phê chính là các tỉnh, bang vùng Đông Nam dự kiến sẽ kéo dài đến giữa tháng 9, ảnh hưởng đến cây cà phê đang ra hoa cho vụ thu hoạch 2025-2026 và có thể càng đẩy nguồn cung xuống mức thấp hơn.
“Tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã làm giảm đáng kể nguồn cung cà phê trên toàn thế giới. Giá cà phê trong quý 3 được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung, trong khi các nhà đầu cơ bắt đầu tích trữ hàng hóa” theo lời của ông Nguyễn Nam Hải Chủ tịch VICOFA cho biết.
Sản lượng cà phê của Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng cao, làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Tiến sĩ Majo George, giảng viên cao cấp về quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần của RMIT, cho biết: “Căng thẳng liên quan đến khí hậu này đặc biệt nghiêm trọng ở Tây Nguyên, nơi hạn hán nghiêm trọng đã thiêu rụi các đồn điền cà phê và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước tưới”.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đã phải đối mặt với sự gián đoạn đáng kể do tình trạng thiếu container và tắc nghẽn cảng, làm chậm trễ các chuyến hàng và tăng chi phí. Những thách thức này đã trở nên tồi tệ hơn do căng thẳng địa chính trị đang diễn ra trên toàn thế giới.
George cho biết, “Những rào cản về mặt hậu cần như vậy khiến cà phê Việt Nam khó có thể tiếp cận thị trường quốc tế đúng hạn, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất khẩu”.
Các quy định mới về môi trường, đặc biệt là từ EU liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, đòi hỏi phải điều chỉnh các hoạt động canh tác và tăng chi phí tuân thủ. Điều này gây thêm áp lực cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ.
Kinh Vu (giacaphe.com)