Cà phê arabica tháng 12 đóng cửa vào thứ Ba giảm 1,25 cent/pound và Cà phê robusta tháng 11 đóng cửa tăng 10$, nằm ở mức 4710$/tấn.
Giá cà phê Robusta giao dịch hôm thứ Ba đã tăng khá nóng khi đạt đến mức đỉnh 4875$, tăng đến 175$ để rồi đóng cửa chỉ còn tăng 10$/tấn, trong khi giá arabica kết thúc giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần. Thông tin về mưa gần đây ở Brazil, đã làm dịu bớt lo ngại về hạn hán và gây áp lực lên giá cà phê arabica.
Cơ quan khí tượng Somar Meteorologia đưa tin vào thứ Hai rằng khu vực Minas Gerais của Brazil đã nhận được lượng mưa 13,8 mm hoặc 160% so với mức trung bình lịch sử vào tuần trước.
Tuần trước, giá cà phê arabica tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 năm qua và giá robusta tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, trên mức 5000$/tấn bởi sự lo ngại tình trạng khô hạn quá mức ở Brazil. Theo trung tâm giám sát thiên tai Cemaden, Brazil đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn nặng nề nhất kể từ năm 1981.
Thời điểm hiện nay tại Brazil, đang đánh dấu sự kết thúc của mùa đông. Điều kiện thời tiết được dự báo là bình thường theo mùa, dự báo nhiệt độ sẽ tăng dần trong những ngày tới khi mùa đông đã đi qua. Có báo cáo cho biết những cơn mưa rải rác đã xuất hiện trên khắp các vùng sản xuất cà phê chính của Brazil trong tuần qua, báo hiệu sự khởi đầu của mùa xuân ở Brazil, điều này sẽ được theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới.
Viện Cà phê Quốc gia Honduras (IHCAFE) đã báo cáo dữ liệu sơ bộ rằng xuất khẩu cà phê của họ trong tháng 8 thấp hơn 19,44% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số 321.303 bao. Họ cho biết điều này đã góp phần làm cho tổng lượng xuất khẩu cà phê trong mười một tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại thấp hơn khoảng 11,70% so với cùng kỳ vụ cà phê trước, với tổng số 4,53 triệu bao. Viện báo cáo rằng lượng xuất khẩu của niên vụ hiện tại (tính từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024) dự kiến sẽ thấp hơn khoảng 6,60% so với niên vụ trước, dự kiến trong vòng một tháng nữa nước này sẽ hoàn thành toàn bộ niên vụ cà phê xuất khẩu.
Lượng cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên sàn giao dịch New York được cho là không thay đổi vào ngày hôm qua, ghi nhận lượng tồn kho này là 847.873 bao.
Trong một tiêu đề đặt câu hỏi rằng liệu giá cafe có còn tăng nữa không? Trang tin Food Navigation của Châu Âu đã đưa ra một số thông tin đáng chú ý:
Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, ngành cà phê với doanh thu toàn cầu là 461,20 tỷ đô la Mỹ chỉ tính riêng trong năm nay, cũng tương tự như các mặt hàng có giá trị cao khác, bao gồm đường, ca cao và bơ, biến đổi khí hậu đang đe dọa sản lượng cà phê.
Thực vậy, nguồn cung cà phê hiện nay lại bị đe dọa
Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chiếm một phần ba sản lượng toàn cầu. Đây là nước sản xuất và cung cấp cà phê lớn nhất cho EU, xuất khẩu hơn 980.000 tấn sang khối này hàng năm. Nhưng nguồn cung này đang bị đe dọa, với tình trạng hạn hán trong khu vực gây ảnh hưởng nặng nề đến mùa màng.
Jon Davis, nhà khí tượng học tại công ty quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Everstream Analytics, cho FoodNavigator biết: “Đây là mùa khô ở Brazil, nhưng nhiệt độ cực đoan và bất thường trong mùa đông năm nay đã làm giảm lượng dự trữ độ ẩm của đất xuống mức thấp nguy hiểm”.
Và có vẻ như những điều kiện này chỉ đang gia tăng, khiến toàn bộ tương lai của ngành cà phê ở Brazil bị đe dọa.
“Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt đang gia tăng ở Brazil”, “Brazil đã bị ảnh hưởng bởi những sự kiện thời tiết khắc nghiệt này nhiều hơn hầu hết các khu vực khác.
Quy định mới về luật chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của hoạt động sản xuất cà phê. Nhưng cũng đang có nhiều người trồng cà phê phản đối luật mới, người ta hy vọng rằng sẽ có cách tiếp cận mang tính toàn diện hơn sẽ giúp bảo đảm một cách hài hòa cho tương lai của người nông dân và nhà sản xuất.
Trong khi đó dòng cung cấp cà phê toàn cầu hiện nay được ghi nhận là đang tiếp tục tăng tốc và nguồn đến nhiều hơn là từ Nam Mỹ. Các rào cản về hậu cần trên tuyến đường Á-Âu làm tăng chi phí xuất khẩu và tiếp tục hạn chế các lô hàng trong khu vực từ Châu Á.
Mặt khác, sự di chuyển của các ngành Rang xay Châu Âu, trước khi Quy định về phá rừng của liên minh Châu Âu (EUDR) có hiệu lực, điều này đã thúc đẩy nhu cầu tăng thêm, mặc dù giá cà phê đang cao. Điều này dẫn đến việc hình thành các kho dự trữ bảo vệ cho ngành rang xay Châu Âu và giải thích khá rõ tại sao dòng hàng xuất khẩu tăng trong những tháng gần đây nhưng giá vẫn cao.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), lượng hàng xuất khẩu toàn cầu đã tăng 10% trong mùa kinh doanh 23/24 (tính từ tháng 10 đến tháng 6).
>> Xem giá cà phê mới nhất hôm nay
Kinh Vu (giacaphe.com)