Mua, bán cà phê qua sàn giao dịch được khuyến cáo là hình thức bảo hiểm giá và phòng chống rủi ro cho sản phẩm cà phê.
Trong khi người sản xuất cà phê chưa được tiếp cận hình thức này, thì có không ít doanh nghiệp và cá nhân không có hạt cà phê nào trong tay lại “lao vào” cuộc chơi với hy vọng “kiếm lời mau chóng”. Số tiền giới kinh doanh cà phê Việt Nam đã thua lỗ tại các sàn giao dịch đến thời
Mua, bán cà phê qua sàn giao dịch được khuyến cáo là hình thức bảo hiểm giá và phòng chống rủi ro cho sản phẩm cà phê.
Trong khi người sản xuất cà phê chưa được tiếp cận hình thức này, thì có không ít doanh nghiệp và cá nhân không có hạt cà phê nào trong tay lại “lao vào” cuộc chơi với hy vọng “kiếm lời mau chóng”. Số tiền giới kinh doanh cà phê Việt Nam đã thua lỗ tại các sàn giao dịch đến thời điểm này lên tới hơn 320 tỷ đồng.
Phương thức mua, bán hiện đại
Mua, bán cà phê qua sàn giao dịch (mua bán cà phê kỳ hạn) là hình thức trao đổi hàng hóa còn hết sức mới mẻ đối với giới kinh doanh Việt Nam.
Ở nước ta, cho đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước mới cho phép ba đơn vị gồm Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam), Ngân hàng Đầu tư Đắc Lắc và Công ty Môi giới thương mại Châu Á được giao dịch trực tiếp với sàn Liffe (London), và sàn Nybot (New York).
Các đơn vị này hoạt động với tư cách của nhà môi giới, được hưởng phí giao dịch và có chức năng làm trung gian cho bên mua và bên bán, đứng ra ký hợp đồng giao dịch với khách hàng, thực hiện bảo lãnh ký quỹ.
Để thực hiện giao dịch cà phê qua sàn, thương nhân phải ký kết hợp đồng với nhà môi giới, nộp tiền ký quỹ với mức ký quỹ bằng 10% giá trị khối lượng giao dịch. Ngoài ra, đối tượng tham gia còn phải trả cho nhà môi giới một khoản phí tương đương 16 USD/lot cho một chiều giao dịch đối với sàn Liffe, và 17 USD/lot cho một chiều giao dịch đối với sàn Nybot.
Để thực hiện mua bán qua sàn giao dịch khi có nhu cầu, thương nhân và nhà môi giới ký kết hợp đồng, trong đó quy định các điều khoản như: đặt lệnh, hạn mức giao dịch, mức phí, ký quỹ, nội dung đặt lệnh và xác nhận lệnh.
Thực tế cho thấy hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch rất thuận tiện, người tham gia giao dịch chỉ cần lắp đặt máy tính để nhận truyền dữ liệu từ sàn giao dịch Liffe (thời gian mở cửa 16 giờ 40’ đến 23 giờ 55’, giờ Việt Nam), sàn giao dịch Nybot (thời gian mở cửa từ 21 giờ 15’ đến 0 giờ 30’, giờ Việt Nam) thông qua nhà môi giới; và trong các phiên giao dịch, người tham gia theo dõi biến động của giá cả tại sàn để ra các lệnh bán hoặc mua, ngay sau đó lệnh sẽ được chuyển đến nhà môi giới và được thực hiện.
Với những tiện ích trên, hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch đã trở thành công cụ hỗ trợ người sản xuất và thương nhân kinh doanh cà phê (có hàng thật) phòng chống rủi ro, tránh được thua lỗ khi thị trường cà phê có biến động về giá cả. Ngoài ra, với phương thức mua bán này, người sản xuất cà phê còn khắc phục tình trạng bị đối tác nước ngoài ép cấp, ép giá.
[ Xem thêm: Những nguyên tắc quan trọng trong giao dịch thị trường kỳ hạn ]
Không phải là nơi “thử vận may”(!)
Thời gian qua, đã có không ít cá nhân, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê ở nước ta, biết khai thác những ưu điểm và lợi thế của hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch để thu lợi nhuận. Tuy nhiên cũng còn không ít cá nhân, doanh nghiệp do nhận thức không đầy đủ về sàn giao dịch cà phê, nên tham gia giao dịch mang tính chất đầu cơ, theo kiểu “thử vận may” với mong muốn làm giàu nhanh chóng.
Thậm chí có những thương nhân không hề có hạt cà phê robusta nào trong tay vẫn tham gia giao dịch tại sàn Liffe; hoặc không có cà phê arabica vẫn giao dịch tại sàn Nybot. Trong khi đó họ lại chưa được các nhà môi giới khuyến cáo đầy đủ những thông tin về thị trường cà phê thế giới, về bản chất của hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch. Cho nên các doanh nghiệp này đã bị các đối tác nước ngoài lợi dụng, và phải hứng chịu rủi ro.
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó giám đốc Sở Thương mại & Du lịch Đắc Lắc cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là cần khuyến cáo những đối tượng không có cà phê thật không nên tham gia sàn giao dịch cà phê. Các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn những doanh nghiệp không được phép nhưng vẫn đứng ra làm trung gian giao dịch để thu phí bất hợp pháp. Cụ thể tại tỉnh Đắc Lắc qua khảo sát hoạt động ở 9 doanh nghiệp đã phát hiện 3 doanh nghiệp đứng ra làm trung gian giao dịch cho các đối tượng không đủ điều kiện giao dịch trực tiếp với các nhà môi giới để thu khoản phí chênh lệch 7 USD/lot cho một chiều giao dịch.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phan Hùng Anh, Phó giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn ở tỉnh Đắc Lắc cho biết: “Công ty Anh Minh tham gia sàn giao dịch cà phê từ đầu năm 2006, và con số thua lỗ hiện đã lên đến trên 3 tỷ đồng.”. Cũng theo phản ánh của anh Anh, thua lỗ trong hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch hiện đang là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp trong cả nước.
Tại cuộc hội thảo bàn về việc mua bán cà phê qua sàn giao dịch được tổ chức mới đây tại Đắc Lắc, con số mà các chuyên gia và những nhà môi giới tổng hợp được đã khiến người quan tâm không khỏi lo lắng: Hiện cả nước có trên 100 doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch. Trong đó số doanh nghiệp có lãi hoặc hoà vốn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp bị thua lỗ. Số tiền giới kinh doanh Việt Nam đã thua lỗ đến thời điểm này lên đến trên 320 tỷ đồng.
Trong đó riêng Đắc Lắc – địa phương có hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch khá sôi động, qua khảo sát tại 9 trong tổng số 20 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch, cho thấy số tiền thua lỗ hiện đã lên đến trên 31 tỷ đồng. Trong đó một số doanh nghiệp và cá nhân giao dịch thông qua đầu mối trung gian và không có hàng thật bị thua lỗ nặng phải phá sản.
Lý giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp nước ta thua lỗ khi tham gia giao dịch tại sàn cà phê, ông Vân Thành Huy – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng: “Do các doanh nghiệp của ta chưa thực sự hiểu biết về bản chất của giao dịch này, thậm chí còn coi đó là trò chơi kinh doanh, trong khi đó năng lực tài chính không đủ mạnh và việc nắm bắt thông tin thị trường lại không kịp thời bằng các đối tác nước ngoài.”.
Cũng theo ông Huy, thương nhân Việt Nam không nên tham gia giao dịch cà phê qua sàn Nybot (New York), vì sàn này giao dịch chủ yếu cà phê arabica, trong khi đó sản lượng cà phê arabica ở nước ta hiện rất thấp. Nếu tham gia giao dịch mà không có hàng thật sẽ trở thành điểm yếu dễ bị đối tác nước ngoài lợi dụng.
Làm gì để khai thác sàn giao dịch cà phê có hiệu quả
Trong khi ở một số nước sản xuất cà phê lớn, như Braxin sàn giao dịch cà phê được đại đa số nông dân trồng cà phê khai thác như phương thức bảo hiểm giá bán, thì ở nước ta hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch còn quá xa lạ với người trồng cà phê.
Tình trạng chung của người sản xuất cà phê (kể cả doanh nghiệp) nước ta những năm gần đây là khó khăn về tài chính do làm ăn thua lỗ kéo dài, nên cà phê thu hoạch về là phải bán ngay, bất luận giá cao hay thấp. Trong khi đó, điều dễ thấy là vào vụ thu hoạch, bao giờ “cung cũng lớn hơn cầu”, nên giá bán luôn ở mức thấp hơn những thời điểm khác trong năm. Nhưng khi tham gia sàn giao dịch cà phê, người sản xuất cà phê nước ta có thể chọn thời điểm có giá bán thích hợp nhất trong năm để ký hợp đồng bán một lượng phê tương đương sản lượng cà phê làm ra, khi đó coi như cà phê đã được bảo hiểm về giá với mức có lãi.
Chẳng hạn trong những ngày trung tuần tháng 8 năm 2006 này, giá cà phê ở mức trên 1.500 USD/tấn, nếu tham gia vào sàn giao dịch người sản xuất cà phê nước ta có quyền đưa ra quyết định bán sản lượng cà phê của vụ thu hoạch tới đây với giá trên thông qua “hợp đồng tương lai”. Khi đó người sản xuất cà phê nắm chắc phần lợi nhuận trong tay, và không còn nỗi lo cà phê xuống giá trong vụ thu hoạch. Nhưng đáng tiếc, cho đến thời điểm hiện nay, hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch vẫn chưa đến được với người sản xuất cà phê nước ta (!).
“Do các doanh nghiệp của ta chưa thực sự hiểu biết về bản chất của giao dịch này, thậm chí còn coi đó là trò chơi kinh doanh, trong khi đó năng lực tài chính không đủ mạnh và việc nắm bắt thông tin thị trường lại không kịp thời bằng các đối tác nước ngoài.”
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó giám đốc Sở Thương mại & Du lịch Đắc Lắc cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là cần khuyến cáo những đối tượng không có cà phê thật không nên tham gia sàn giao dịch cà phê. Các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn những doanh nghiệp không được phép nhưng vẫn đứng ra làm trung gian giao dịch để thu phí bất hợp pháp. Cụ thể tại tỉnh Đắc Lắc qua khảo sát hoạt động ở 9 doanh nghiệp đã phát hiện 3 doanh nghiệp đứng ra làm trung gian giao dịch cho các đối tượng không đủ điều kiện giao dịch trực tiếp với các nhà môi giới để thu khoản phí chênh lệch 7 USD/lot cho một chiều giao dịch.
Thiết nghĩ, để khai thác có hiệu quả sàn giao dịch cà phê, Nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách quản lý đối với hoạt động này; đồng thời có chính sách hỗ trợ người sản xuất cà phê tiếp cận sàn giao dịch, như mở những lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, hỗ trợ cho vay vốn để nộp tiền ký quỹ; tạo điều kiện cho họ sử dụng sàn giao dịch cà phê như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro khi giá cà phê biến động.
Các nhà môi giới cần có những khuyến cáo cho khách hàng, nhất là với những khách hàng tham gia giao dịch không có cà phê thật; đồng thời nên hướng tới đối tượng phục vụ chính là nông dân trực tiếp sản xuất cà phê, tạo điều kiện để người trồng cà phê khai thác những tiện ích của sàn giao dịch. Mua bán cà phê qua sàn giao dịch là hình thức kinh doanh hiện đại, là sản phẩm của xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc, nhưng cần cẩn trọng hơn khi tham gia, nhằm khai thác cho được những lợi thế và tránh tình trạng thua lỗ bạc tỷ như đã xảy ra.
Theo qdnd.vn