“Vua” xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam là một doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua nhưng doanh nghiệp Việt đã mất ngôi vị “vua xuất khẩu”

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 2-2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 31.133 tấn hồ tiêu các loại, mang về giá trị gần 125 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 23,7%, kim ngạch giảm 2,9%.

Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dẫn đầu (nguồn VPSA)
Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu dẫn đầu (nguồn VPSA)

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen đạt 3.840 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.459 USD/tấn, tăng lần lượt 13,9% và 8,1% so với cùng kỳ 2023.

Xét về khối lượng, trong 2 tháng đầu năm, Nedspice Việt Nam (Hà Lan) là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu, đạt 3.555 tấn, so cùng kỳ tăng 44%; tiếp theo là Olam Việt Nam (Ấn Độ) 3.229 tấn, tăng 32%.

Các doanh nghiệp Việt ở 3 vị trí tiếp theo gồm: Trân Châu 2.265 tấn, giảm 33,4%; Phúc Sinh: 1.744 tấn, giảm 31,5% và Liên Thành: 1.491 tấn, tăng 10,4%.

Trong năm 2023, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là Olam Việt Nam và Nedspice Việt Nam cũng lần lượt xếp vị trí dẫn đầu và thứ 2 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam xếp ở 2 vị trí tiếp theo gồm: Trân Châu và Phúc Sinh.

Trước đây, có thời gian 2 doanh nghiệp Trân Châu và Phúc Sinh giữ vị trí quán quân về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Ông Phan Minh Thông, sáng lập công ty Phúc Sinh, thường được mệnh danh là “vua hồ tiêu” vì lý do này.

Tuy nhiên, nếu xét chung ngành hàng gia vị (hồ tiêu, hồi, quế,…) xuất khẩu vào thị trường châu Âu thì Phúc Sinh vẫn giữ vị trí số 1 với 15% thị phần vào năm 2023.

👉 Xem giá tiêu thế giới mới nhất

Theo Ngọc Ánh (Báo Người Lao Động)

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng