Áp lực đáo hạn quyền chọn và ngày thông báo đầu tiên (FND) của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 đã kéo giá cà phê hai sàn sụt giảm…
Tính chung cả tuần 25, thị trường London có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 58 USD, tức giảm 2,07 %, xuống 2.738 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 71 USD, tức giảm 2,58%, xuống 2.676 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Trái lại, thị trường New York có 4 phiên giảm liên tiếp và 1 phiên nghỉ lễ đầu tuần. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 16,90 cent, tức giảm 9,35 %, xuống 163,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 14,75 cent, tức giảm 8,24 %, còn 164,25 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên giảm 700 – 800 đồng, xuống dao động trong khung 65.200 – 65.700 đồng/kg.
Áp lực của việc điều chỉnh mức lãi suất tiền tệ của nhiều NHTW lớn đã tác động trái chiều lên thị trường hàng hóa thế giới nói chung. Trong đó, giá cà phê kỳ hạn có xu hướng tiêu cực do áp lực của việc thu hoạch vụ mùa mới năm nay của Brasil hiện đang diễn ra trong sự hỗ trợ của đồng Reais mạnh lên cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi và dự báo sản lượng sẽ đạt kỷ lục, do đó sẽ góp phần đưa sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2023/2024 sẽ tăng thêm 4,3 triệu bao so với niên vụ trước, lên ở mức 174,3 triệu bao do sản lượng tăng của Brasil và Việt Nam, bù đắp cho sản lượng giảm ở Indonesia.
Tính đến thứ Sáu, ngày 23/06, tồn kho cà phê Robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 2.810 tấn, tức giảm 3,58 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 75.590 tấn (tương đương 1.259.833 bao, bao 60 kg), ghi nhận tuần thứ 6 giảm liên tiếp.
Anh Văn (giacaphe.com)