Một số trường hợp, đất bỏ hoang trong một thời gian dài không sử dụng sẽ bị Nhà nước thu hồi. Đất nông nghiệp không sử dụng có bị thu hồi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đất nông nghiệp bỏ hoang có bị thu hồi không?
Đất nông nghiệp bỏ hoang liên tục trong thời gian dài được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc trường hợp bị thu hồi đất. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 nêu trên đã quy định cụ thể trường hợp không sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian nhất định sẽ bị thu hồi đất. Cụ thể:
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Như vậy, nếu người sử dụng đất không dùng đất liên tục trong khoảng thời gian nêu trên với mỗi loại đất tương ứng sẽ bị Nhà nước thu hồi.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất vi phạm pháp luật về đất đai
Hiện nay, trình tự, thủ tục thu hồi đất vi phạm được thực hiện theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Bước 2: Thông báo cho người sử dụng về việc thu hồi đất.
– UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
– UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp người sử dụng phối hợp trao trả lại đất vi phạm:
Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.
– Trường hợp người sử dụng không phối hợp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.
Xem thêm: