Chương trình tạm trữ cà phê có thể tái khởi động

Theo một quan chức cao cấp trong ngành cà phê cho biết, chương trình tạm trữ cà phê có thể sẽ đươc tái khới động nhằm đẩy giá cà phê thế giới lên cao.

tam-tru-ca-phe-khien-gia-tang
Chương trình tạm trữ cà phê cách đây ít tháng đã đạt được thành công rực rỡ

Động thái này có thể ảnh hưởng lớn hơn sự can thiệp với quy mô nhỏ hồi đầu năm nay, mà đã đẩy giá cà phê robusta tăng 14% chỉ trong vài ngày.

“Nếu chính phủ thành công trong việc dự trữ nhiều cà phê trong khoảng thời gian này, thì giá có thể tăng nhiều hơn,” một thương nhân ở Việt Nam cho biết.

Các thương nhân cho biết, theo đề án mới này, các nhà xuất khẩu có thể được yêu cầu mua 500.000 tấn robusta từ thị trường, tăng hơn gấp đôi số lượng mua bắt buộc thời gian qua.

Theo kế hoạch trước đó, đã đưa ra trong tháng 4, 13 nhà xuất khẩu cà phê được yêu cầu mua 200.000 tấn và giữ trong kho 4 tháng từ ngày 15 tháng 7.

Mặc dù các công ty chỉ mua khoảng 63.000 tấn, giá cả toàn cầu bắt đầu tăng trong tháng 6, khi chính phủ công bố hành động, giá cả đã leo lên gần 1.600 USD/tấn từ mức 1.400 USD/tấn trong vòng một vài ngày, một điều hành môi giới ởViệt Nam cho biết.

Động thái trước đó đã đưa ra sau khi giá cà phê toàn cầu giảm hơn 50% vào đầu năm nay từ mức cao kỷ lục 2.800 USD/tấn vào đầu năm 2007.

Giá chuẩn cà phê robusta giao tháng 11 tới ở Sàn Giao dịch Tài chính quốc tế London được niêm yết với mức 1.571 USD/tấn hôm thứ hai

Một quan chức của Hiệp hội Cà phê Việt Nam đã xác nhận rằng chính phủ có kế hoạch tăng giá để giúp nông dân, nhưng đã không nói rõ số lượng được thu mua là bao nhiêu..

Chính phủ có thể xem lại kế hoạch dự trữ, đồng thời giải ngân tín dụng dài hạn và các khoản vay mềm cho cả nông dân và thương nhân, ông nói.

Giá cả trong nước hiện đang dao động ở mức 28.500 đồng/kg, so với 30,000đồng/kg ở một vài tuần trước đây.

Trong khi kế hoạch này có khả năng gặp phải sự phản kháng của các nhà nhập khẩu như Mỹ, vào ngày 20 tháng 9 khi Tổ chức Cà phê quốc tế triệu tập cho cuộc họp tới, các quan chức của Hiệp hội cà phê nói.

“Người Việt Nam đang đấu tranh để kéo giá lên, nhưng giữa sự phản kháng của quốc tế, tôi không nghĩ rằng họ có thể làm được điều đó”, một thương nhân Indonesia nói.

Phần lớn các kho dự trữ cà phê trong nước của Việt Nam từ vụ thu hoạch hiện nay đã cạn kiệt và giao dịch hầu như là không nhiều, việc giao hàng trong tháng 9 có khả năng chậm trễ, một quan chức của Hiệp hội cà phê đã nói.

Trong khi đó, hầu hết các công ty kinh doanh và các nhà xuất khẩu đang chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới của năm nay, việc thu hoạch có thể bị lùi lại một tháng đến cuối tháng 11 do mưa lớn.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phạm Hùng Sơn

    Chúng ta chỉ cần thông tin thôi mà bạn Cao Trần! Vấn đề là thông tin trên có chính xác không thôi. Nếu Việt Nam thành công trong vụ này thì đây quả là tin mừng cho nông dân trồng cà phê. Bà con nên ghi nhận điều này và thường xuyên theo dõi thông tin để có kế hoạch cho riêng mình trong vụ cà phê này.

    1. Tien Quynh

      Đồng ý với quan điểm của bác Sơn.
      Chương trình này cần được khởi động sớm, ngay từ đầu vụ để người dân và DN cùng được hưởng lợi.

  2. Le@

    Vấn nạn 15 chữ C – Thay vi 4C
    Trong dân gian lâu nay có câu đàm tiếu gồm 15 chữ C như sau: “con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố, cấm cự cãi các cụ!”
    Trong truyền thống sinh hoạt cộng đồng, khi muốn phê phán những điều chướng tai gai mắt mà người dân bất lực thì thường xuất hiện các câu chuyện tiếu lâm hay đại để như thế. Có thể xem đây là một vũ khí đấu tranh của dân gian, nếu những ai quan tâm thì đây cũng là một chỉ báo để điều chỉnh hành vi.
    Mấy năm vừa qua hàng loạt vụ bê bối có vấn nạn con ông cháu cha (COCC) bị đưa ra ánh sáng.
    Chuyện nguyên Thứ trưởng bộ Thương Mại, ông Mai Văn Dâu cùng con trai bị phạt tù trong vụ án chạy quota xuất khẩu hàng dệt may; chuyện nguyên CT HĐQT tập đoàn TKV Đoàn Văn Kiển giao cho cty của em trai khai thác than trái phép; chuyện cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai, em trai giữ các chức vụ quan trọng trong tập đoàn… chỉ là vài đơn cử của các vị “đã bị lộ”và không biết còn bao nhiêu những vị “chưa bị lộ” trong chuyện COCC này nữa…
    Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung Hwan xin lỗi nhân dân và xin từ chức vì đã ưu ái cho con gái thi tuyển vào Bộ mình…
    Vì thế, khi đọc tin Ngoại trưởng Hàn Quốc xin từ chức, người dân đón nhận với tâm trạng như được “thay lời muốn nói”.
    Có ý kiến cho rằng, sở dĩ Hàn Quốc nhanh chóng vươn lên gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao vì xã hội Hàn Quốc tuân thủ nghiêm ngặt luật chơi minh bạch, không có biệt lệ, vùng cấm.
    Ở ta cũng có Luật Phòng, Chống tham nhũng hiện hành, cũng có những quy định như : người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ; làm thủ quĩ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó. Hay quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
    Như vậy, quy định pháp luật rằng buộc về mối quan hệ thân thích trong bố trí công việc ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ở ta không phải không có. Nhưng có thể vẫn có nhiều điểm sơ hở, có thể là ở khâu tổ chức thi cử, tuyển dụng cán bộ hoặc thiếu sự giám sát, kiểm tra nên đâu đó, vẫn xảy ra tình trạng cá nhân lạm dụng quyền lực, vị trí để bầu bán, bổ nhiệm, bố trí công việc có lợi cho người thân thích, tạo ra sự mất công bằng trong công tác nhân sự.
    Vấn đề còn lại ở đây là thực thi, kiểm tra giám sát, minh bạch, không có vùng cấm.
    Chủ nghĩa lý lịch
    Một người làm quan, cả họ được nhờ, câu nói của người xưa hẳn đã hàm ý một điều gì đó không hay, nên từ thời phong kiến của nước ta từng có một nguyên tắc bổ nhiệm quan lại hết sức nghiêm nhặt, gọi là hồi tỵ.
    Hồi tỵ có nghĩa là “tránh đi”, theo đó những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được bổ nhiệm làm quan cùng một địa phương. Nếu gặp điều này thì phải báo với triều đình để thuyên chuyển người thân thuộc đi nơi khác.
    Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân thực hiện các hành vi tiêu cực.

    500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi. Để tránh những rắc rối nảy sinh từ các mối quan hệ thân hữu, và cũng nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, họ đã đề ra những quy định nghiêm ngặt tránh bổ nhiệm những người thân cùng làm quan trong một đơn vị.
    Với những điều tưởng chừng đã trở thành nguyên tắc trị quốc như vậy song dường như những thế hệ đương đại vẫn chưa thực sự quan tâm.
    Người ta thường biện minh vì cần bảo đảm về mặt chính trị, thế nhưng chủ nghĩa lý lịch là một hình thức phân biệt đối xử đã được hệ thống hóa. Theo chủ nghĩa đó thì tương lai của một cá nhân sẽ được đối xử là tùy thuộc vào lý lịch của cá nhân đó hay lý lịch của gia đình của cá nhân đó.
    Có một câu nổi tiếng của Karl Marx: “Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó”. Marx không chú trọng đến quan hệ gia đình lắm, mà chủ yếu là quan hệ xã hội… Xin nhấn mạnh là “trong tính hiện thực của nó”.
    Hay cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng nói “không ai chọn cửa để sinh ra”.
    Không phủ nhận việc con cái một số quan chức có năng lực và trình độ, nhưng việc tuyển dụng và đề bạt họ tại những cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ họ làm lãnh đạo khiến dư luận có quyền nghi vấn về sự khách quan và minh bạch.
    Cụm từ “con ông cháu cha” chỉ một lớp người, năng lực làm việc không có nhưng lại nhờ thần thế bố mẹ, họ hàng, “cánh hẩu”, nhờ quan hệ huyết thống, quen biết, gửi gắm nên chiếm giữ các vị trí “béo bở” trong bộ máy công quyền.
    Hơn thế, nạn “con ông cháu cha” vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân sinh ra vấn nạn tham nhũng. Các vụ tham nhũng lâu nay bị đưa ra ánh sáng đều là do bên ngoài chứ có vụ nào các ngành, cơ quan tự phát hiện. Bởi thói đời người ta hay chùn tay khi phải trảm “người nhà”, “người mình”, hoặc sợ “rút dây động rừng”.
    Đã đến lúc cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc tuyển dụng và đề bạt, tạo sự công bằng và để những người có tài có những cơ hội thăng tiến.
    Trong xã hội mà mọi thiết chế vẫn còn tính hình thức thì các vấn đề vẫn cứ tồn tại theo kiểu quan hệ gia đình, đặc biệt là trong những vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt.

Tin đã đăng