Trước những thông tin trái chiều về việc tổng công ty Cà phê Việt Nam “lãi giả lỗ thật”, ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch HĐQT, khẳng định: TCty đang hoạt động SXKD hiệu quả.
Thưa ông, Kiểm toán Nhà nước vừa công bố tổng công ty Cà phê lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, nhưng trong báo cáo tài chính của DN thì lại khẳng định TCty đang lãi mấy trăm tỷ. Sao lại vênh nhau thế?
Tôi xin khẳng định ngay, với tư cách là Chủ tịch HĐQT của TCty, rằng DN vẫn đang SXKD rất hiệu quả. Bằng chứng là từ năm 2005 đến nay, TCty liên tục tăng tổng tài sản, đời sống và thu nhập của 33 nghìn CBCNV ngày càng được nâng cao. Một chỉ số phản ánh trung thực nhất là vốn chủ sở hữu đến 31/12/2005 là 237 tỷ đồng, đến hết năm 2009 đã tăng lên đến 1.218 tỷ đồng, tức là tăng đến hơn 400%. Tất nhiên, trong số đó có 155 tỷ đồng vốn Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình tái cơ cấu DN. Chỉ qua việc chúng tôi tăng vốn chủ sở hữu đã chứng tỏ TCty làm ăn có lãi rồi. Không lãi lấy đâu tiền mà tăng vốn?
Thế còn con số lỗ do kiểm toán đưa ra. Nó “rơi” từ đâu xuống?
Chuyện Kiểm toán Nhà nước công bố TCty lỗ gần 400 tỷ, đó là lỗ lũy kế. Chúng tôi cũng xin nói thẳng là, đây là số lỗ cộng dồn từ trước năm 2001. Nếu tính đến 31/12/2005, lỗ lũy kế của TCty là 663 tỷ đồng (số làm tròn). Hết 6 tháng đầu năm 2010, số lỗ trên chỉ còn 391 tỷ đồng. Tôi cho rằng đây là một trong những cố gắng lớn của TCty, vừa giảm lỗ lũy kế, vừa tăng vốn chủ sở hữu, và vừa SXKD có lãi. Phải phân biệt rạch ròi ra như thế.
Ông có thể phân tích cụ thể hơn về số lỗ lũy kế?
Trong những năm 1999 – 2000, do giá cà phê xuống thấp nên hầu hết các đơn vị thành viên của TCty đều gặp khó trong hoạt động SXKD. Riêng năm 2001, giá cà phê thấp đến mức không tưởng, chỉ bằng 1/3 giá thành SX.
Trước tình hình khó khăn về tài chính đó, TCty được Nhà nước quan tâm cho tái cơ cấu bằng cách sắp xếp tổng thể, đổi mới và phát triển DN. Cụ thể là 10 DN thành viên giữ nguyên pháp nhân, vừa SXKD vừa thực hiện một số nhiệm vụ công ích, 24 DN tiếp tục được củng cố, thực hiện CPH từ năm 2006 đến năm 2010, đồng thời xử lý xóa lỗ lũy kế và nợ phải thu khó đòi bằng nguồn nợ quá hạn ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính của tổng công ty Cà phê, tổng tài sản của DN đến hết năm 2009 đạt gần 8 nghìn tỷ đồng, tăng 218% so với năm 2005. Tổng doanh thu năm 2009 đạt 9,23 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách trung bình mỗi năm, từ 2005 đến nay, đạt 120 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, TCty đạt lợi nhuận 689 tỷ đồng.
Sau khi được cấp bổ sung một phần vốn điều lệ, các đơn vị thành viên của TCty đã tạm thời cân đối được một phần nguồn vốn cho SXKD. Chúng tôi đã tính toán rằng, trung bình 1 năm, mỗi đơn vị phải trả khoảng 3 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính lãi vay, trong khi đó, nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng được mùa (2,5 tấn nhân/ha) và được giá cà phê (32 triệu đồng/tấn), thì mỗi đơn vị cũng có lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.
Sao TCty không lấy số lãi mấy năm qua để “đậy” lên số lỗ luỹ kế cộng dồn?
Không được. Anh nên biết là TCty có mấy chục đơn vị thành viên nhưng đa số hạch toán độc lập. Anh lỗ cứ lỗ, anh lãi cứ lãi. Nói đơn giản Cty CP Vinacafe Biên Hoà năm nào chẳng lãi trên 100 tỷ nhưng đâu có được lấy lãi đó trừ vào số lỗ luỹ kế của các đơn vị khác đã xảy ra từ trước.
Thực tế là trong 5 năm (2005 – 2009), cùng với việc Nhà nước xử lý tài chính cho TCty, thì hằng năm DN đều có lãi để bù đắp được lỗ lũy kế, nhưng là bù đắp trong nội bộ DN thôi. Chỉ tính riêng năm 2009, trong 28 Cty con, thì chỉ có 5 đơn vị bị lỗ, mà lỗ chủ yếu do lãi suất ngân hàng của các năm trước phân bổ vào SXKD của năm sau.
Vậy đối với số lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng, TCty sẽ có biện pháp xử lý thế nào trong thời gian tới, thưa ông?
Qua 15 năm hoạt động theo mô hình TCty Nhà nước, tôi cho rằng cái được nhất là đã hình thành và phát triển cà phê thành 1 ngành nông sản có thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hệ thống đồng bộ từ SX, chế biến và XNK đã hình thành và phát triển quy mô lớn với hơn 50 đơn vị trên khắp các địa phương trọng yếu về KT-XH và ANQP của đất nước.
Tuy nhiên, với số lỗ lũy kế tồn tại do lịch sử để lại, chúng tôi cũng có những lộ trình thích hợp để từng bước giảm lỗ, tăng lãi và nâng cao đời sống của CBCNV. Cùng với phát huy nội lực, chúng tôi cũng đề nghị Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho hoạt động SXKD của TCty, đồng thời các NHTM Nhà nước cũng nên dành một tỷ lệ vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu SX và XK nông sản, trong đó có cà phê.
TCty đang trải dài trên một địa bàn rất rộng, lại nằm ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc quản lý đất đai trồng cà phê có vướng mắc gì không?
Về quản lý và sử dụng đất đai, với 37 nghìn ha hiện có, chúng tôi cũng kiến nghị nên giao hẳn về cho DN quản lý toàn diện, tránh bị địa phương quy hoạch không đồng bộ với SX và phát triển cà phê. Ngoài ra, những DN lớn như tổng công ty Cà phê chúng tôi nên có, hoặc được thành lập một Cty con về lĩnh vực tài chính, để tận dụng và hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên theo thời vụ.
Xin cảm ơn ông!
tổng công ty Cà phê Việt Nam là TCty 91 do Chính phủ quản lý. Hiện DN này có 55 đơn vị thành viên, trong đó Cty Mẹ có 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 1 VPĐD là 1 trung tâm, 28 Cty con, 4 đơn vị giữ cổ phần chi phối và 11 Cty liên kết. TCty hoạt động trên địa bàn của 15 tỉnh, TP tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Ngành nghề chủ yếu là SX, chế biến, kinh doanh XNK các sản phẩm cà phê, ca cao, mía đường và nông sản khác. Hiện DN này có hơn 33 nghìn lao động, thu nhập bình quân năm 2009 đạt 2,1 triệu đồng/người/tháng.
Vinashin 2
dân thì làm chết xác , vậy thì tiền ở đâu , cuối cùng thông báo phá sản , thế là song hay sao , không được , mất nhiều lắm rồi ,
không thể như thế được !!!!!!!
Để tôi tính cho :
-Cho nông dân liên kết, hay nói ngắn gọn là cho thuê : 3 tấn quả/năm, tương đương 750kg cà phê nhân/ha/năm.
-TCy có 35.000 ha cà phê cho thuê, thu được 26.250 tấn x 25 triệu/tấn. = 656 tỉ đồng.
chưa tính chi phí thu nộp…và nuôi bộ máy ở dưới các cty, nông trường ngồi chơi…
-Không làm bất cứ việc gì mà thu được số tiền như vậy thì :
Ai bảo giao đất về cho nông hộ, ngủ mơ à!
Ai bảo cổ phần hóa với nông dân, ảo tưởng à!
Ngao ngán thật.
tôi nhất trí cao với ý kiến của anh ngao văn ngán !
Nói về mặt sản xuất thì đây hiện tại là một tầng lớp bốc lột,phát canh thu tô (đất ,vườn cây đã thanh lí. . . mới khoác áo doanh nghiệp nhà nước) mua bán ,đổi chác ,biếu,cho tặng của mấy ông vua 1 vùng.Cơ cấu lãnh đạo của các công ty,xí nghiệp nầy chủ yếu là gia đình .Nên xóa bỏ làm nghèo dân ngèo đất nước mà chỉ giàu lên 1 số người .Kìm hãm sản xuất phát triển không tạo ra sản phẩm tối ưu tương ứng với năng lực sản xuất.Tôi nhất trí với mọi người.
tôi cũng đòng ý với anh ngao văn ngán , khi nào bớt đi nhưng kẻ tham lam không hiểu nông dân đi đã ,
nói sơ là hiểu nhiều
Rat nhat tri voi cac ban do la vinashin 2 .
Du co bien minh gi di nua thi ai lam ca phe cung biet het duoc su thuc lo khung khiep cua TCT ca phe
Can nhanh chong xu ly gap vi vi day la diem nong lam an thua lo va mua quan ban chuc lam mat uy tin cua nganh ca phe .
Mong bạn vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu. Xin cám ơn. BQT
Vinashin 2 ha ha, hay đấy các bác ạ!
Làm ăn thì lỗ mà vốn chủ sở hữu tăng ??? Ai giỏi kết toán, tài chính phân tích giùm? treo giải fields cho vấn đề này nếu ai giải thích thuyết phục nhất.
– Năm 2005:237 tỷ đồng, đến hết năm 2009 đã tăng lên đến 1.218 tỷ đồng tức là tăng 981 tỷ trừ 155 tỷ nhà nước cấp thì tăng thực tế 826 tỷ.
Số tiền này đẻ đâu ra khi làm ăn lỗ, hay là ông này đọc nhầm là tổng tài sản chăng.
Trần Hoàng sao bửa nay lại tính toán thế, này nhé:
-Vốn chủ sở hữu từ 237 tỷ (2005) tăng lên 1.218 tỷ (2009) là do định giá lại đất đai, giá 2009 tăng từ 6>25 lần đối với đất nông nghiệp (có nghĩa là tính cả tổng tài sản). Nên không thể buông đất đai ra cho nông dân là vì vậy!
-Số làm ăn lỗ và tiêu xài phung phí thoải mái hàng năm thì có khoảng 700tỷ đ/năm thu từ cà phê cho nông hộ thuê đất đã tính ở trên bù vào, nên số tăng vậy là ít đấy.
-Nếu còn lỗ nữa do làm ăn kém thì có Bộ choàng cho, bằng cách tính lại khấu hao tài sản cố định, thanh lý lô cà… như choàng cho Lã bà bà vậy.
-Mà cũng không đọc nhầm đâu, là do cố tình lập lờ vậy thôi, ai hiểu sao thì hiểu.
-Chú không tin thì hỏi kiểm toán nhà nước là xì ra liền.
Bác nói đúng chưa. Chú Trần Hoàng phục bác chưa. Bác chỉ bé họng thôi.
Gửi 2 bác Trần Hòang và Ngao văn Ngán
Làm ăn thua lỗ vốn chủ sở hữu vẫn tăng là chuyện đời thường .
1/Tăng bằng việc nhà nước cấp thêm vốn
Ở bài viết trên là 155 tỷ đó là lòi ông Đòan Đình Thiêm (số thực có thể lớn hơn ).
2/Tăng bằng việc nhà nước xóa bớt nợ .
Ở bài trên ông Thiêm có nói nhưng không rõ con số bao nhiêu .Sướng thật nếu nhà nước cũng xóa nợ cho nông dân .
3/Tăng bằng việc sát nhập thêm các công ty vào Tcty.
Ví dụ Tcty có vốn CSH =237 tỷ nếu sát nhập thêm 1 công ty có vốn CSH = 100 tỷ thì vốn mới của Tcty = 237+100=337 tỷ .Cứ làm theo cách này thì tăng lên bao nhiêu cũng được mặc dù làm ăn vẫn thua lỗ .
4/Nhận thêm vốn liên doanh .v..v…
Còn rất nhiều cách nữa bác Trần Hòang ơi ,tôi chỉ cần bác chao cho tôi giải IG FIELDS trị giá 1 cái lẩu dê là được rồi !.
Bác Ngao văn Ngán tính ra số thu 656 tỷ không có nghĩa họ lãi to đâu ,này nhé .
* Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
Tổng tài sản =8000 tỷ .
Vốn chủ sở hữu =1218 tỷ
Tức là Tcty nơ tới 6782 tỷ (khủng chưa ?)
Với lãi ngân hàng khỏang 15% /năm thì hàng năm Tcty phải trả lãi =1017 tỷ (6782 x 15%)
656 tỷ -1017 tỷ = -361 tỷ .
Nhiều người làm lãnh đạo các doanh nghiệp không am hiểu tài chính, đi đến đâu cũng khoe khoang Tổng tài sản của cty mình lớn .Nếu nhìn vào công thức trên (*) các bác sẽ thấy Tổng tài sản càng lớn tức là nợ càng nhiều .
Cám ơn giải thích của DVN. Vậy là cũng chưa rõ, này nhé : tổng tài sản 8.000 tỷ, trong đó có cơ sở vật chất trang thiết bị và gần 50.000 ha đất cộng vào nữa chứ. Số này đâu phải trả lãi cho ai, hoặc chỉ trả phần nhỏ nào đó thôi chứ. Như vậy mà còn lỗ nữa nghĩa là sao?
Ngồi không mà thu tô của nông dân và bán cà phê xài mà còn kêu lỗ nữa thì KD cái gì?
Sao bộ Tài chính không vào cuộc nhỉ?
Cám ơn các bác đã giải thích rõ, việc tăng tài sản thì không có gì phải bàn cả, bác DVN phân tích rồi. Còn tăng vốn chủ sở hữu thì bác bác Ngao Văn Ngán nói đúng rồi,( tăng do chênh lệch đánh giá lại tài sản). Nhưng ông Thiêm nói “Chỉ qua việc chúng tôi tăng vốn chủ sở hữu đã chứng tỏ TCty làm ăn có lãi rồi. Không lãi lấy đâu tiền mà tăng vốn?” Ý ông nói là tăng vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận chưa phân phối, tức do lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh lũy kế mang lại. Câu trả lời tiếp theo thì ông thừa nhận lợi nhuận lũy kế còn âm 391 tỉ . Giải fields là giải quyết được mâu thuẩn này đó.
Vốn CHH= Vốn đầu tư CHH + thặng dư vốn cổ phần + chênh lệch đánh giá lại tài sản + lợi nhuận chưa phân phối + …
Tui hễu hết mà
Ủa! ông Trần Hoàng?
Ở trên ông treo giải Fields cho ai phân tích và giải thích mâu thuẩn vốn chủ sở hữu tăng trong khi làm ăn thua lỗ.
Để bà con phân tích, lí giải .
Rồi ở dưới ông đưa ra cái công thức bốn năm cộng…. và ông khẳng định là ông hiểu hết cung cách làm ăn và báo cáo của Tcy Cafe và… lãnh giải Fields.
Giờ tôi mới hiểu tại sao anh Hòa Thuận ghét cay ghét đắng mỗi lần thấy mặt ông trên diễn đàn.
Bác Trần Hòang thân mến .
Công thức tính Vốn CSH của bác sao mà rườm rà thế ?
Tcty cà phê VN là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa cổ phần hóa thì lấy đâu ra “thặng dư vốn cổ phần ” hả bác ? Gỉai Fields bác có trao cho tôi thì tôi cũng thẳng thừng từ chối .
Rất nhất trí với các bạn đây là vinashin 2. Tôi làm trong ngành cà phê có thâm niên 30 năm, tôi thấy xưa nay làm cà phê rất ít lời nhưng không hiểu tại sao cuối năm báo cáo cứ lãi, đây chăng qua là các đơn vi thành viên và tổng công ty báo cáo quá hay. chỉ qua mặt được nhà nước chứ sao qua được những người làm việc trực tiếp tại các đơn vị . đề nghị kiểm tóan cùng thanh tra nên vào cuộc ngay, để kéo dài sẽ gây thiệt hại cho nhà nước rất lớn . đừng nghe báo cáo .
Kinh doanh sợ nhất gặp mấy Cty Mẹ mẹ con con, nhiều chi nhánh quá, cty con này thì làm ăn có lời, cty con khác thì lỗ, mà lỗ là do đâu chư? khi ta nêu được lý do lỗ của các cty lỗ thì mới biết được sự mập mờ của các cty Mẹ con, mở ra vay vốn làm ăn, cứ đẻ hết con này đến con khác, con nào làm ăn dc thời gian thấy không ổn hoặc với mục đích gì đó là giải tán, vậy khi giải tán thì ai chịu đây? Nông dân, người làm ăn với cty đó chịu còn ai nữa. đúng là Mẹ con hợp tác thì có mà..
Ve sầu thoát xác.
Tôi tưởng T Nguồn vốn = VCSH + Nợ (vốn vay) vậy => VCSH = T Nguổn vốn – Nợ, sao lại cãi vì vấn đề này nhỉ?
Tôi đồng quan điểm với VŨ LÊ HOÀNG sợ nhất công ty mẹ mẹ, con con. Nhiều mẹ lắm con, làm ãn thua lỗ thì giết con đi ( khoanh lỗ để đó chờ nhà nước xóa lỗ). Đẻ ra con khác mang tên mới, mở TÀI KHOẢN khác lừa nhà nước và người dân. Lại tiếp tục làm ăn tung hòanh , kiếm chác, kiểu này chỉ tội cho người dân và khổ cho nhà nước luôn phải xóa lỗ. Điển hình như năm 2008 Tcty xóa vinacofe-xim, thành lập chi nhánh Tctycafevietnam (vinacafe-sàigòn ) Tcty đứng ra bảo lãnh và rót vốn xuống 300 tỷ, sau sáu tháng làm ăn lỗ hơn 90 tỷ . Tcty lại bày ra chiêu cũ giải thể chi nhánh ( vinacafe-sg ) thành lập trung tâm xuất nhập khẩu cafe (vinacafe ), đơn vị mới này họat dộng từ tháng 12/2009 tới nay cũng bị lỗ lớn . Lại quay về chiêu cũ, lai chuẩn bị xóa đơn vị này để thành lập Cty trách nhiệm hữu hạn. Vòng luẩn quẩn cứ được quay đi lập lại. Theo tôi nhà nước và các cơ quan chức năng phải xem xét về cơ cấu và cách làm ăn của Tcty càfe- Vn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của đất nước.
– Thế thì tại sao bộ NN&PTNT vẫn để vậy, hay là giống vụ Lã thị nữa.
– Thanh tra. Kiểm toán ở đâu mà để cho tiền của nhân dân tiêu tán vậy.
Dân biết là thiên hạ biết, thế các vị đang ở đâu mà không biết.
– Đích thị là hình thức xẻ thịt miếng bánh ngân sách rồi.
Đúng là Vinashin 2 thật.
Lô cà phê đã khoán hết cho nông hộ rồi mà ở mỗi đội sản xuất vẫn còn nguyên bộ máy gián tiếp 4-5 người bắt nông hộ phải nuôi. Chưa hết, lô cà tự làm tự chịu mà phải nuôi thêm 4-5 bảo vệ ở dưới đội là anh em, người nhà của cán bộ công ty. Mà bảo vệ cho dân được gì thì chẳng phải nói. Chủ mưu hái trộm cà cũng từ đám bảo vệ này mà ra. Nếu không bắt được ai thì nông hộ ráng mà chịu và lo tự giữ lấy. Mọi thứ đều trút lên hạt cà của hộ liên kết. Bất bình này không biết kêu ai?
Nhà nước cần xem xét giải tán những bộ máy chỉ để ăn bám. giao ruộng đất về cho nông dân trực tiếp sản xuất.
Kính thưa các bác : Các bác đưa ra các công thức để tính việc lời ,lỗ ở Tcty cà phê Việt Nam . Theo em chỉ cần tính bằng phép tính nhẩm, các phép tính cộng ,trừ , nhân , chia của học sinh cấp một cũng ra ngay . Tcty cà phê có 50 đơn vị thành viên trực thuộc, hoạt động trong năm 2009 hầu như 90% là lỗ. Chỉ lấy một đơn vị như vinacafe-sg có vốn cấp 300 tỷ , kinh doanh từ tháng 1 đến 31/6/2009 lỗ trên 90 tỷ .Vậy thử hỏi 90% của 50 đv lỗ là bao nhiêu, em nhờ các bác nhẩm hộ …
Bác nào có nick giống em ,nhưng phát biểu hùng hồn quá!
Cần nghiên cứu sắp xếp lại các DN thành viên, bộ máy tinh gọn, cơ chế thông thoáng, khoán gọn cho dân, bỏ ngay phát canh thu tô để phát triển DN về chất lượng và bền vững. Không để bê tha như hiện nay, rãi mạnh ra ở khắp nơi kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ nhiều mà cứ báo lãi. Kiểm toán đã xác định tài chính trên lại kêu không đúng!
Sắp xếp gì được, cán bộ, bộ máy trình độ thì bằng cấp bằng phong bì, đủ sức đâu để gánh vác mà sắp xếp.Quy trình bổ nhiệm thì nhà nước đã quy định nhưng vì đồng tiền mạnh nên đã đâm toạc mất tờ quy trình quy định của Nhà nước. Đây là mảnh đất màu mỡ làm ăn mà.Người được bổ nhiệm thì không phải vì nhiệm vụ,vì háo danh và muốn thu hồi vốn “phong” nhanh, vậy đấy.
Xin chào bác Toancafe .
Anh em nội bộ trong nhà .
Đồng nghề , đồng nghiệp trong ngành cafe .
Gặp nhau nhìn mặt biết mà .
Chúng ta cùng ý thật thà như nhau .
Có sao mình nói thật thà .
Đừng mà nói ẩu xấu mà không hay.
Ông THIÊM nói vậy quá hay .
Lỗ thành không lỗ thật hay quá mà …….
…………………….
Ông này nói hay thật “không lãi thì lấy đâu tiền mà tăng vốn”. Xin hỏi ông ” tăng vốn bằng tiền mặt hay tài sản”?. Nếu tăng bằng tiền mặt thì ông không phải đi vay ngân hàng để thu mua cà phê nữa (hoặc là vay ít đi). Tôi tin chắc là ông tăng bằng tài sản, mà tăng kiểu này đâu có gì khó : VD ông đầu tư thêm 1 nhà máy giá trị thực tế hết khoảng 100 tỷ, nhưng ông vẽ vời xuất hoá đơn khống lên thành 200 tỷ, cứ như vậy “vẽ” thêm 4 cái tài sản nữa thì sẽ lấp hết khoản lỗ 400tỷ rồi còn gì, thích thật.
Các Bác ơi ! sao mà nhà nông ta có lắm ký sinh trùng sống ăn bám vậy, nó chích hút làm cho nhà nông ngày một còm cỏi, còn loài ký sinh ngày một béo ụ. Mong nhà nước ra tay dùng xà bông diệt khuẩn Lifebuoy gột rửa những loài ký sinh ăn bám để nhà nông đỡ khổ nhỉ, mà chắc giờ phải dùng loại xà bông diệt khuẩn đặc trị , chứ Lifebuoy không còn hữu hiệu nữa rồi
Bác Nông Văn Dân nói vậy không được rồi. dùng xà bông đặc trị thì lấy đâu ra người trả nợ nữa, nhà nước , ngân hàng mất vốn à? cứ để mấy ông tiếp tục làm mà trả nợ, cái quan trọng là phải quản lý tốt dòng tiền trong những ngày tiếp theo, lọc ra những người thực sự tâm huyết với ngành cà phê thì họ mới vực dậy được các cty này.
Anh trung dung nghĩ sao mà đến bây giờ còn hy vọng loài ký sinh trùng nó làm trả nợ, nó còn tồn tại thì người nông dân càng khổ dài dài, nó sinh ra từ dòng họ “ký sinh” rồi còn đâu ra người mà tâm với huyết . Theo tôi chỉ có cách nhà nước phải mạnh dạn gột rửa sạch bọn chúng, để rủ bỏ loài sâu mọt chuyên đục, khoét, chích, hút gúp nhà nông.
Em có chút ý kiến về lãi lỗ, vốn CSH thế này :
Theo phát biểu của bác Thiêm thì thật khó để nhận xét lời lỗ ra sao, chỉ có trực tiếp xem số liệu cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính các năm :
– Nếu QĐ cuối năm của Chủ tịch HĐ thành viên là giữ nguyên số lỗ và chuyển lỗ sang các năm sau và không giảm vốn CSH thì với việc số lỗ giảm từ 663 tỷ năm 2005 đến 391 tỷ 2009 đồng nghĩa với việc trong thời gian đó đơn vị có lãi tuyệt đối là 663-391=271(có thể có năm lỗ năm lãi, nhưng số lãi sau cùng là số đó) và việc tăng vốn CSH từ 237 lên 1218 là từ các nguồn khác, không trừ vào số lỗ hằng năm thì vốn vẫn tăng, kể cả trừ vào lỗ nhưng nếu nguồn để tăng lớn thì vốn CSH vẫn tăng.
– Còn trường hợp số lỗ được trừ vào vốn CSH hằng năm thì phải xem cụ thể vốn tăng bao nhiêu, giảm trừ bao nhiêu vào lỗ để vừa tăng vốn, vừa giảm lỗ.
Em có mấy ý kiến mong các bác chỉ bảo
Các bác phải nhìn rộng ra một tý, trích hút, đục khoét không hết nổi và trăm thậm chí vài ngàn tỷ đâu. Lỗ thật đấy.
Ví dụ giá cà phê ngày hôm nay 1.611USD/tấn-100 = 1.511usd/tấn*19.500đ/usd=29.464.500 đ/tấn – 28.300.000đ/tấn (các công ty mua vào ngày hôm nay)= 1.164.500đ/tấn. đây là chi phí thu mua chế biến, xuất khẩu, lãi vay, khấu hao nhà máy…. có đủ không????
tôi thử tính chi phí lãi vay nha: 28.300.000đ/tấn*1,25%/tháng* 3 tháng (thời gian thu mua, chế biến, xuất khẩu)=1.061.250đ/tấn.
Chi phí bao đay: 1 tấn cần 16.666,666 cái* 15.000đ/cái=250.000đ/tấn
Chi phí vận chuyển cà phê từ Đắclắc xuống TP,HCM khoảng 200.000đ/tấn
Tổng 3 cái trên là 1.511.250 đ/tấn rồi
còn rất nhiều chi phí khác nữa….
Nặng nhất là lãi vay, trong khi các cty nước ngoài vay USD lãi suất rất thấp họ mua cà phê xô giá 28.300 là có lời.
các cty trong nước vẫn phải cạnh tranh theo các công ty nước ngoài nên phải chịu lỗ như vậy, càng mua vào thì càng lỗ nhiều. muốn tồn tại thì còn cách đầu cơ thôi, hôm nay mua vào giá như vậy nhưng không bán ra mà chờ hôm sau giá cao hơn mới bán, nào ngờ hôm sau “đèn đỏ” thế là lỗ lại chồng lỗ, lỗ năm này chồng năm khác, vốn tự có cụt mất, lãi mẹ đẻ lãi con, chi phí lãi vay không phải là 1.061đ/kg nữa mà là 2.000đ/kg. ối giời ơi chết, chết không biết phải làm sao đây. Gột rửa hết cũng không được tội người ta vì chúng ta biết đấy nếu không có cạnh tranh thì họ chỉ mua cà phê của nông dân mình giá 27.000đ/kg thui. chết người ta mà cũng chết mình nữa đấy bác Nông Văn Dân ạ. Cái cần là nhà nước phải có chính sách hỗ trợ ngành cà phê ra sao đấy.
Cánh tính cơ bản như bạn Trung dung là đúng, nhìn qua giá bán trên thị trường liffe và giá mua của dân tại từng thời điểm, cộng chi phí xuất khẩu, thu mua, bao bì, quản lý, khấu hao, lãi vay… thì việc kinh doanh bị lỗ. Tuy nhiên cũng tùy vào việc chốt giá , giao hàng của từng Cty để điều chỉnh mức lỗ hay có lãi.
Và nếu theo bạn Trung dung phân tích việc KD cà phê những năm qua bị lỗ thì TCty cà phê mặc dù bị lỗ nhưng vẫn giảm được số lỗ lũy kế từ năm 2005 là 663 tỷ xuống còn lỗ 391 tỷ năm 2009, như vậy để bù vào nguồn này thì phải lấy việc tăng vốn để bù vào rồi.
Nếu tiếp tục duy trì như vậy thì sẽ nguy hiểm đó, không hiểu là thực tế như thế nào nữa.
Mong mọi người cho ý kiến, hoặc có ai là Kiểm toán viên từng tham gia vào đó thì cho ý kiến rõ nhất.
Ko biết ở chỗ các bác thế nào chứ ở chỗ chúng tôi thì Ban GĐ Cty chỉ dựa vào đất thôi. Nếu ko có đất thì các vị đó chết từ lâu rồi. 1 ha cà phê sở hữu nhà nước trên 25 năm (năng suất <1 tấn)nhìn còn gốc không mà các vị bán vườn cây cho chúng tôi thu từ 100-300 triệu/ha tùy vị trí. Sau khi mua vườn cây đó thì chúng tôi phải phá gần hết để trồng lại. Khoản tiền này nộp thẳng sang để trả nợ Ngân hàng thay cho các vị. Ngân hàng cũng sợ các vị đó không trả nợ cho mình. Bán cả hàng ngàn ha như vậy, mà đây là chủ trương của nhà nước(?) Tôi là nông dân ko hiểu, vị nào giải thích giùm cho bà con hiểu về số tiền bán vườn cây kia (như các vị nói). Còn chúng tôi mua thì chỉ mua quyền canh tác (còn quyền sử dụng thì không rõ sau này có cấp GCNQSĐ cho chúng tôi ko). Vậy thì được hạch toán thế nào? Tiền đó có thể đem vào bù lỗ hoặc coi là kết quả sản xuất kinh doanh có lãi hay không? Ai biết chỉ dùm.
Bạn congnhannongnghiep ở khu đó và biết rõ tình hình vậy là tin được rồi, Các Công ty bán đất đi để thu lợi nhuận, sau đó không còn đất để trồng cà phê nữa, thì chuyển sang mua bán thương mại thôi, đó cũng là cách tốt, nhưng lợi nhuận như vậy không ổn lắm, và bán đất đi rồi thì chuyển giao hết tài sản cho người dân rồi, chỉ có mua lại cà phê của họ thôi.
Có thể Tổng công ty cà phê đang thu lãi từ nguồn đó
Cái này thì đã rõ. Chỉ bán vườn cây trên đất chứ không có quyền bán đất. Bạn cũng không được cấp GCNQSDĐ. Bạn chỉ có quyền canh tác trong một chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê. Khi nhà nước cần thu hồi thì bạn vui lòng chặt cà phê đưa về nhà sử dụng mà không có quyền khiếu nại. Đây không phải là chủ trương của Nhà nước mà là của Cty.
Mong bạn hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện hơn nữa. BQT
Rất vui khi được đón nhận những phản hồi của bạn lần sau.
Theo bạn cứ có tiền là đi gửi ngân hàng lấy lãi mới chắc ăn. Vậy còn những người ngược lại đi vay thêm của ngân hàng để đầu tư thì sao? Họ làm gì cho mệt xác.
Cám ơn sự giải thích của các bạn.Vẫn biết vậy nhưng là nông dân mà không dc làm chủ trên vườn cây của mình thì khổ lắm.Nhất là nhận khoán vườn cây-Biết là ngu nhưng vì cái khẩu hiệu hồi thời kì giải phóng dân tộc “người cày có ruộng” nên vẫn phải bỏ tiền ra mua chịu mua nợ.Cho nên trong mười năm trở lại đây “Nó” bắt dân chúng tôi đào xới,trồng cây này,thay cây nọ xen trong vườn cà phê già cỗi (kể cả trồng cỏ) để có cơ hội là bán cho nông dân cái cây mà chúng tôi đã trồng xen đó với giá thị trường như mua vườn cây của tư nhân (Nhưng cũng có thuận lợi là họ cho kí nợ trực tiếp với ngân hàng trả dần trong mầy năm) nên đắt 1 chút cũng được .Mà chúng tôi đã mua gần hết cả ngàn ha đó rồi.Không biết những rắc rối pháp lí sau này thế nào?Liệu nhà nước thay đổi cơ chế chúng tôi có phải “mua” lại đất đó 1 lần nữa ko?
Vẫn biết là nông dân mà không được làm chủ trên vườn cây của mình thì khổ lắm. Nhưng bạn đã được làm chủ đâu mà bảo là của mình. Vì cần có vườn cây để sống nên phải mua đắt thì cũng được nhưng nói rằng biết là ngu mà vẫn mua thì bạn và bà con ở đó cần xem lại. Bạn cũng chưa mua được QSDĐ lần nào đâu mà đã lo chuyện mua lại lần nữa.
Cơ chế nhà nước thì có thể thay đổi nhưng pháp lý và cao hơn nữa là hiến pháp dù có thay đổi thì cũng phải tôn trọng những quyền cơ bản như quyền sở hữu. Trong trường hợp này là chưa chuyển QSH về đất. Còn QSH về cây thì chỉ trong một chu kỳ sinh trưởng nhất định của cây. Bạn không thấy nhà nước đang tiến hành cấp QSH về nhà riêng và đất riêng à. Bạn và bà con cần phải hiểu!