Huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) là một trong những vùng trọng điểm cà phê của tỉnh, mỗi năm cho thu nhập chiếm trên 70% giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đã đi đầu trong việc cải tạo các vườn cà phê bằng các dòng cà phê vối cao sản chọn lọc mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với trồng mới cà phê.
Xem thêm: Chuyện hai anh em tạo giống cà phê cao sản
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, huyện cơ bản cải tạo xong để có 100% diện tích vườn cây trẻ trong chu kỳ kinh doanh, với các dòng vô tính chọn lọc, đạt năng suất cao đảm bảo tính ổn định về sản lượng góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trồng cà phê.
Huyện Cư M’Gar có tổng diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch trên 30.000 ha, trong đó có 1/3 diện tích là cà phê vối già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh cho năng suất thấp. Huyện đã liên kết với Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên xây dựng trên 1.000 mét vuông vườn nhân chồi với 5 dòng cà phê vối cao sản chọn lọc, gồm: TR 4, TR 5, TR 6, TR 7, TR 8.
Đây là những giống cà phê vối cho năng suất cao từ 4 đến 5 tấn cà phê nhân/ ha trở lên, cỡ hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, chín tập trung, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương để chủ động cung ứng cho bà con nông dân các dân tộc về cải tạo các vườn cây cà phê kém hiệu quả kinh tế. Huyện cũng tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn cụ thể từng thao tác, quy trình kỹ thuật chọn giống, phương pháp ghép chồi chẻ nối ngọn, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân…cho cây cà phê.
Theo đánh giá của UBND huyện, việc cải tạo vườn cây cà phê vối theo phương pháp này không những chi phí thấp hơn nhiều lần so với đầu tư trồng mới mà chất lượng vườn cây lại đảm bảo hơn, cho năng suất cao, ổn định hơn, sớm đưa vườn cây vào kinh doanh cho thu hoạch. Qua thực tế, trên 3.000 ha cà phê của các hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở các xã Quảng Phú, Ea Pốk, Ea Kiết, Quảng Hiệp, Ea H’đing…chỉ mới sau 3 năm cải tạo bằng phương pháp chẻ nối ngọn đã cho năng suất từ 3,4 đến 4 tấn cà phê nhân/ ha.
Từ kết quả của huyện Cư M’Gar về việc cải tạo vườn cây cà phê bằng các dòng cà phê vối cao sản chọn lọc, với phương pháp chẻ nối ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỉnh Đắk Lắk đang nhân rộng để “cải lão” các vườn cà phê già cỗi nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người lao động.
Theo VN+
Để biết đặc điểm, năng suất, đặt mua giống cà phê Cao sản bà con có thể liên hệ với cơ sở cây giống Trường Sơn. Tại địa chỉ: Địa chỉ: Thôn 5- Xã Damb’ri, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Lâm Đồng, Viet Nam. Điện thoại: 063-710232. Fax: 063-710232. Di động: 0918 438 437 (gặp anh Sơn). Hoặc xem qua bài viết “Chuyện hai anh em tạo giống cà phê cao sản“
Phải trồng cái này mới sướng nè , giống tốt , năng suất cao , thu hoạch nó mới đã tay bà con nhỉ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Theo tính toán của tổ chức ICO về cà phê thế gới thì lượng cung đang vượt nhu cầu, còn chất lượng cà phê càng ngày càng kém.
Thị hiệu của người tiêu dùng ngày càng giảm.
Có nên chăng tổ chức lại ngành cà phê bằng việc giảm diện tích và tăng chất lượng.
toi dọc thấy cung mê nhung ở toi cũng có mot số nguoi dã làm nhung loại này chăm sóc khó qua phải không các bác và mua giong cho nào moi có uy tin…….
Ghép chồi cà phê không khó lắm,nông dân ai cũng có thể làm được, giống mầm có thể chọn trong vườn nhà hoặc của những vườn lân cận,Tốt hơn thì mua một số cây giống của viện mang về trồng trong vườn làm cây đầu giòng để lấy mầm ghép.Tôi đã làm thử và có kết quả tốt ,bà con cứ mạnh dạn làm sẽ có kinh nghiệm. Chúc bà con thành công.
Nếu. năng suất chỉ 3-4 tấn/1ha thì bình thường vườn cà của chúng tôi ở Đak Đoa Gia lai cũng đạt được.Còn ghép chồi cà phê cũng không khó lắm,nông dân ai cũng có thể làm được, giống mầm có thể chọn trong vườn nhà hoặc của những vườn lân cận,Tốt hơn thì mua một số cây giống của viện mang về trồng trong vườn làm cây đầu giòng để lấy mầm ghép.Tôi đã làm thử và có kết quả tốt ,bà con cứ mạnh dạn làm sẽ có kinh nghiệm. Chúc bà con thành công.
Xin chào các bác nông dân thực thụ. Tôi cũng có đọc nhiều sách báo hướng dẫn cách ghép chồi cafê rồi, nhưng tôi chỉ bổ xung cho các bác biết là cafê sau khi ghép thành công rồi thì hàng năm chúng ta phải bón nhiều phân vô cơ hơn so với cafê trồng cây.
Bạn vui lòng cho biết ghép trên cây nào, bao nhiêu tuổi? ghép cành hay ghép mầm, hay chẻ nối ngọn? tỉ lệ thành công? Bạn có thể lý giải được vì sao phải bón nhiều phân vô cơ hơn? Xin cám ơn.
bai viet hay qua.cho toi hoi vay toi o dinh quan dong nai co the lam duoc khong?
vi toi duoc biec tren do ghep duoc.nhung duoi nay thi khong biec co ai lam chua?
oh! Nhà mình cũng bán chồi ghép 2 giống TR4 và TR9. Do mình là nhân viên khuyến nông nên được hội khuyến nông huyện Bảo Lâm cấp cây giống, mở mô hình thí điểm, cung cấp giống năng suất cao, cải tạo giống cafe cho bà con nông dân. Nhà mình cũng ghép thí điểm trên vườn cafe già cỗi được 2 năm nay, năng suất khoảng 5tấn/ha. Nếu các bác nông dân nào có nhu cầu ghép cà phê có thể liên hệ với mình đc: xóm 1 , thôn 7, Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng ( gần tu viện Bát Nhã, trên đường vào khu du lịch thác Đambri). sđt: 0633763766, dd: 01289995341
Ở các Huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng có vườn nhân chồi nào các dòng TR4, TR9 chính thức của Viện Khoa Học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên chưa. Các bác cho em địa chỉ với. Em có nhu cầu ghép cải tạo 01 ha cà phê nhưng không biết mua chồi dòng TR4 chính thức ở đâu?
Trời! thua mấy ông lười, ko chịu tìm đọc mà cứ hỏi. Trong chuyên đề này bà con có giới thiệu rồi, tìm đi. https://giacaphe.com/24890/cac-giong-ca-phe-voi-c-canephora-var-robusta-duoc-cong-nhan-chinh-thuc/