Trước những khó khăn, thách thức trong xuất khẩu cà phê hiện nay, Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách thu mua hợp lý.
Với cơ chế này, đảm bảo ít nhất người sản xuất có lãi 30%.
1001… lý do khó khăn
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cà phê là một trong những mặt hàng nông sản mới so với lúa gạo, cao su, chè… nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê vối (robusta). Đồng thời, đây cũng là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lên tới 1 triệu tấn/năm, kim ngạch 2 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, ngành cà phê nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trước hết, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê vối, mặc dù chất lượng không thua kém các nước khác, song do hạn chế trong khâu sản xuất, thu hoạch và chế biến đã ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của cà phê nước ta.
Việc phân loại cà phê theo phương pháp cũ dựa trên kích thước hạt và tỷ lệ hạt đen vỡ, trong khi thế giới đã sử dụng phương pháp tính số lượng lỗi hoặc tỷ trọng lỗi trên tổng khối lượng và phân loại chất lượng theo các tiêu chí Cup Test (tỷ lệ lỗi về độ sạch theo tiêu chuẩn thử nấm) cũng làm giảm giá trị của cà phê Việt.
Đây là lý do vì sao nửa đầu niên vụ 2009 – 2010, khối lượng cà phê xuất khẩu mới đạt 545.000 tấn, kim ngạch 769 triệu USD, giảm 18,28% về khối lượng và 27,43% về giá trị.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông – lâm – thủy sản và nghề muối khẳng định, nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ là do ngành cà phê chưa thiết lập được hệ thống mang tính chuyên nghiệp, do đó dù là nước có sản lượng cà phê lớn nhưng chúng ta luôn bị động trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ thông tin nên không thống nhất được phương thức tiêu thụ, giá cả xuất khẩu…
Do đó, xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán ngay trên sân nhà và bị khách hàng chèn ép. Đó là chưa kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê còn thấp mà điển hình là nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp thấp, không đủ nguồn lực để thu mua dự trữ. Thời gian qua, các hợp đồng mua bán cà phê thường theo nguyên tắc trừ lùi và chưa chốt giá, khi gặp phải tình trạng giá giảm liên tục, lên xuống thất thường tại các thị trường kỳ hạn, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ, không được ngân hàng cho vay vốn.
Đáng trách hơn là, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng; các hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ dẫn địa lý đối với cà phê còn hạn chế…
Tháng 6 sẽ có cơ chế thu mua
Trước thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê niên vụ 2009 – 2010, đồng thời giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ cơ chế, chính sách thu mua trong tháng 6/2010.
Mục đích của cơ chế là tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá thế giới xuống thấp; kiểm soát giá xuất khẩu, nhất là đối với giá các hợp đồng giao hàng tương lai và kỳ hạn; kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá gây thiệt hại cho người trồng; hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất khi có rủi ro về thị trường, giá cả…
Ông Hòa khẳng định, nguyên tắc chung của cơ chế, chính sách thu mua cà phê là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – nông dân, trong đó người trồng phải có lợi nhuận tối thiểu 30%.
Để làm được điều này, cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền thiết bị chế biến tiên tiến, hiện đại, có hệ thống kho dự trữ đảm bảo công suất, chất lượng. Hiện, công nghệ, thiết bị của nhiều cơ sở còn lạc hậu, do đó nhất thiết phải quy hoạch lại hệ thống chế biến trên cơ sở tuân thủ các điều kiện của các quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành. Nhà nước cần thể hiện vai trò cầm trịch thông qua việc có chính sách hỗ trợ để xây dựng hệ thống cung cấp, phân tích thông tin, dự báo thị trường.
Hình thành câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực, chủ động điều tiết lượng hàng xuất khẩu và thực hiện thanh toán theo hình thức trả ngay, khắc phục hình thức hợp đồng trừ lùi hoặc giao dịch ảo. Đặc biệt, việc tạm trữ cà phê được thực hiện trong các tình huống như tạm trữ chủ động để phân kỳ tiêu thụ; hoặc khi giá thế giới xuống quá thấp. Thực hiện việc tạm trữ trên cơ sở nắm chắc diễn biến thị trường, các thời điểm giao hàng và giá cả một cách có lợi.
Ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Càphê – Ca cao Việt Nam cho rằng, để giải quyết những khó khăn của ngành cà phê, vấn đề lớn được đặt ra là phải có chiến lược cho sự phát triển của ngành hàng. Theo đó, chiến lược này phải bao gồm tất cả các chủ trương lớn như sản xuất loại cà phê nào, diện tích, sản lượng bao nhiêu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường…
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu áp dụng cấu trúc cơ quan quản lý ngành cà phê theo kiểu nửa nhà nước, kết hợp giữa tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Tổ chức này sẽ là cơ quan hoạch định chính sách chiến lược và điều khiển hoạt động của ngành. Đồng thời với đó là xây dựng quỹ bảo hiểm ngành hàng cà phê với sự đóng góp và hỗ trợ đầu tư ban đầu của Nhà nước.
ko có gì mới cả.
Có nhiều cái mới chứ.
Có người bày việc cho lớp trung gian ăn và hưởng lợi tiếp.
noi nhung khong thuc hien thi cung chang giai quyet duoc gi…!
Loi nhuan toi thieu 30% , gia thanh la 25.000d/kg. chi it gia ca phe phai la 30.000d/kg. vay chinh phu co mua duoc tam tru gia nay ko cho nong dan. that la noi lao. tat ca chi giao dieu thoi khong tin duoc. Cac quan chuc trong nghanh ca phe VN deu giau ca, chi co nong dan la kho thoi. Ong doan trieu nhan anh hung lao dong nhung ca doi ong chi biet noi thoi chu co lam duoc viec gi co loi cho nguoi lam ca phe dau.
Phải công nhận là người viết bài này thiếu suy nghĩ quá ./.
Trong khi tỷ xuất lợi nhuận trên toàn cầu , bất kể ngành nghề gì , bất kể công ty lớn hay nhỏ thì 15% đã là quá cao rồi !!!!!!!! đây lại còn đòi 30% , đúng là quá Pro .
Tôi đồng ý với anh Thành, sao nhà nước không can thiệp giá cho dân hỗ trợ ít nhất giá 30,000/kg. Mà thấy toàn nói hỗ trợ không ah ???
Ôi khốn khổ!!
Tôi lấy ví dụ : Nhà nước đã hộ trợ vốn để thu mua tạm trữ mà đến nay vẫn chưa mua được kg nào .Thì những việc ông ta nói thì chỉ để mà nghe cho vui tai thôi .Bà con cố gồng mình cho wa những lúc khó khăn vậy
Ông này trước đây là TGĐCafeVN, nghĩa là tư lệnh càphê của nước ta.Và kết thúc triều đại khi cà phê xuống 4000đ/kg, kèm theo khoán vườn cà phê cho nông dân để chuyển sang làm địa chủ thời đại mới, chỉ ngồi thu tô chứ chẳng biết làm ăn gì.Nhờ đó mà cây cà phê VN mới bắt đầu lên ngôi.
Không biết ông làm chuyên gia về cái gì, mà là chuyên gia cấp cao đấy! Về hưu rồi thì về nhà mà chơi với cháu con đi.Đừng phát biểu nữa, chẳng đâu vào đâu. Làm cho nhà nông thêm rối rắm!
tôi ko phai la người trồng cà phê nhưng tôi chỉ nói với bà con răng đừng nghe những gì các ngài nói mà hãy nhìn vào thực tại để mà canh tác cây # thì sẽ qua cơn mua tạm trữ này
Muốn tính giá thu mua để người nông dân có lãi 30% thì trước hết phải tính được giá thành sản xuất ra 1 tấn cà phê nhân rồi nhân với 1,3 .
Gía thu mua = Gía thành x 1,3 .
Công thức này thì trẻ con cũng biết .Thế nhưng chuyện đáng nói là thế này :
Ở nước ta không có cơ quan nào quan tâm đến việc tính giá thành sản xuất nông nghiệp cả .Phát biểu của ông Đoàn Xuân Hòa trong bài viết trên khiến người ta liên tưởng đến vụ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cách đây 2 năm.Khi đó thủ tướng quyết định thu mua lúa đảm bảo lãi 30% cho dân các cơ quan đều lúng túng không biết giá thành bao nhiêu để lắp vào công thức trên và kết quả là họ đưa ra rất nhiều con số khác nhau một trời một vực .Có người đưa ra chưa tới 2000 đ/kg có người gần 4000 đ/kg .Tôi cam đoan tất cả các con số họ đưa ra toàn là võ đoán và rất xa thực tế .
-Không có giá thành thì lấy gì lắp vào công thức hỡi ông Hòa ?.
Từ nay nông dân VN sẽ đổi tên là ngành kinh doanh 30% cho phấn khởi. Thật, một sáng kiến đỉnh cao. Lúa trồng 1 năm 3 vụ cũng 30, cà phê 1 vụ cũng 30. Cà phê giá thấp thì do chất lượng “đen vỡ” gì gì đấy. Thật uổng công các chuyên gia khoa học tốn không biết bao nhiêu chất xám để chép lại tiêu chuẩn ISO cách đây hơn thế kỷ nằm không. Thật! nông dân ta quá lãng phí.
quy luật cung – cầu ! nhà nước , nhà nông , nhà đầu cơ ? nhà nào dám đảm bảo nông dân làm cà phê có lãi 30% ? bà con mình cứ tin chuyện hão !
tôi thấy chẳng khác gì ” thiên đường mù”.
giá càfe còn quá thấp
Thật ra mua tạm trữ thì ai có lợi? Nhà đầu cơ! Ai hỗ trợ nhà đầu cơ? Nhà nước! Nông dân thì sao? Đói. Vì sao? Vì nền kinh tế của ta là nền kinh tế phong bì!!!