Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Đắk Lắk do Sở Công thương chủ trì vừa kết thúc đợt kiểm tra hoạt động kinh doanh ký gửi cà phê của các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn tỉnh này.
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy, có đến 24 doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh) và đại lý mua bán nông sản đóng cửa, ngừng hoạt động kinh doanh do vỡ nợ.
Trong đó, đã xác định được 14 doanh nghiệp, đại lý nhận ký gửi cà phê hoặc vay tiền của nông dân còn nợ tổng cộng 1.788 tấn cà phê (trị giá gần 50 tỉ đồng) và 37 tỉ đồng tiền mặt. Những đơn vị có số nợ cà phê lớn như doanh nghiệp Hai Thận (huyện Ea Hleo) nợ 352 tấn, cơ sở Tâm Hiền (huyện Cư Mgar) nợ 228 tấn, cơ sở Chung Đạo (thị xã Buôn Hồ) nợ 230 tấn…
Theo Thanh tra Sở Công thương, số nợ không có khả năng thanh toán còn lớn hơn do chưa xác định được lượng cà phê và tiền nợ của 10 doanh nghiệp, đại lý còn lại.
Theo TNO
tôi đồng ý như ý kiện của anh k,hai nêu ngươi nào có cà phê muốn để lúc nào giá lên cao bán thi nên xây kho để cât, luc nào được giá thỉ bán không nên kýgởi
ly do đơn giản nhửng doanh nghiệp tư nhân mình gởi sẳn tiền họ mua sắm lung tung, đến lúc caphee lên cao người gởi caphee đến lấy tiền thi đã hết không con nữa
không nên giao trứng cho ác vì sản phẩm mình làm ra rất là cực khổ mang vào kho ký gởi chỉ cầm mảnh giấy về thì tôi nghĩ làm một năm vất vả công sức tiền của đểu bỏ xuống hết sông biển vì những doanh nghiệp đó họ lấy tiền của mình họ làm việc riêng của họ dến lúc họ nói vỡ nợ thì mình thật sự là điêu đúng vì bao nhiêu công sức khổ cực nhưng họ lại ung dung sắm nhà lầu xe hơi thì còn mình tiền đóng học cho con không có lúc đó lâm vào cảnh phải bắt con nghỉ học thật là ngại wa dj.
Mong bạn viết câu tiếng Việt rõ ràng, hợp lý hơn. Xin cám ơn. BQT.
Con số 24 doanh nghiệp là không chính xác, theo mình 90% doanh nghiệp tư và nhà nước là vỡ nợ, kéo theo ngân hàng cũng bị liên lụy. Tình hình này nếu NHNN không ra tay cứu giống như năm ngoái (mua tạm trữ) thì nguy to.
Tôi thấy bao nhiêu năm nay đã có hàng chục đại lý và doanh nghiệp vỡ nợ, vậy mà hàng năm thu hoạch caphe xong là bà con nông dân rủ nhau đưa hết caphe ra gửi đại lý. Có những nhà có kho đựng để không vậy mà cứ tin vào đại lý để ký gửi. Tôi thấy có những đại lý nông dân gửi hàng trăm tấn caphe, vạy mà trong kho có lúc không có nổi chục tấn? Caphe đi đâu hết?