Ngày 21/4/2010, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 2977/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới đối với các hộ trồng cà phê.
Theo đó, các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp thu mua cà phê theo Quyết định số 481/QĐ-NHNN ngày 13/4/2010 về hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010.
Đồng thời, các ngân hàng xem xét giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định hiện hành đối với các khoản nợ đến hạn của hộ trồng cà phê nhưng có khó khăn chưa trả được nợ niên vụ 2009 – 2010; xem xét cho các hộ trồng cà phê tiếp tục vay vốn để sản xuất vụ mới.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp thu mua cà phê và các hộ trồng cà phê vay vốn theo quy định hiện hành.
Một tin vui cho bà con trồng cà phê.
Nhà nước cần có văn bản quy định cụ thể và thiết thực hơn, ví dụ 1ha cà phê được vay tối đa/tối thiểu là bao nhiêu vốn để sản xuất, lãi suất được hưởng ưu đãi là bao nhiêu (hiện nay ngân hàng đang cho vay theo lãi suất thỏa thuận).
Nếu đồng ý cho người trồng cà phê giản nợ, hoặc tiếp tục được vay vốn để sản xuất niên vụ mới thì toàn bộ người trồng cà phê sẽ được hưởng chương trình này còn nếu để ngân hàng xem xét thì còn lâu (xem xét trường hợp có phải mất công không, chưa kể chuyện tiêu cực để được xét giản nợ, hoặc vay thêm vốn).
Bởi vì đã là nông dân thì ai cũng khổ như nhau cả mà thôi
Hiện văn bản nhà nước ban hành là giúp người nông dân trồng cà phê, nhưng cần cụ thể và chi tiết nên công bố trên đài báo cho người dân được biết.
Vì người dân ít tiếp xú với thông tin nên không biết như thế nào? Mức lãi xuất và số tiền được vay là bao nhiêu. Để ngân hàng xem xét thì càng làm tăng thêm vấn đề nhiêu khê, dài dòng, và chuyện lót tay ăn chia hiển nhiên sẽ xảy ra.
Trong khi đó hiện tượng ăn chia, lót tay khi đi vây là rất phổ biến huống chi chỉ là một văn bản chung chung không có hướng dẫn chi tiết. Nhân cơ hội này biết đâu người cần vay thì không được vay với lãi suất ưu đãi còn kẻ không nằm trong chính sách lại được vay nhiều và được hổ trợ lãi suất.
Thiết nghĩ cái gì liên quan đến nông dân thì nên rõ ràng, cụ thể càng đỡ thiệt thòi cho người dân
Thông tin chỉ là thông tin, văn bản cũng chỉ nằm trên giấy tờ. Thực tế khác xa nhiều
lãi xuất thoả thuận của ngân hàng nhà nước cũng là kinh doanh tiền tệ – tiền …xét góc độ vừa nêu : ngoài ngân hàng -cũng thế ! không tin bà con xuống ngân hàng nông nghiệp vay . chắc chắn bà con nhận được một tờ cam đoan . mà cam đoan viết nói gì đó là quyền của ngân hàng : chỉ có điều : vay được tiền – đừng tin ” chuyện tam nông”.
không tin bà con thử mà coi !
ông vĩ mô nói thì hay lắm nhưngông nói từ hà nội kia chứ ở đắc lắcvay được đồng bạc của nghân hàng chua lắm.tưởng nghân hàng chính sáchlà thưc hiện tưc tiềp chính sách của nhà nước.không ngờ đồng vôn cho sinh viên vayđể hoc tạp.đầu hoc kỳ nhà trường thu hoc phí mà gần hết năm nghân hàng vẩn chưa cho vay vậy thì chình sách ở đâu
Chỉ tội các bà con nông dân! Quyết định ban hành thì ban hành chớ làm có đúng hay ko còn tùy thuộc vào cấp dưới (ngân hàng). Chẳng biết bao giờ các chính sách nhà nước thật sự phát huy được tác dụng.Có lẽ đây là bài toán nan giải cho các ngành, các cấp.
Ngày 21/4/2010, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 2977/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới đối với các hộ trồng cà phê.
trên đây là văn bản kiểu gi mà sao nông dân trồng trồng cây cà phê phải đi đên mòn cả hai đôi dép ma vẫn không vay được tiền thê nhỉ….!..?
với gía cả thị trường tăng vọt như thế này thì lấy đâu ra tiên dể mua đôi dép khác mà đi vay tiền NH nữa đây…?
không lẽ đưa văn bản ra rôì chỉ để áp dụng cho những ai đã đưa ra văn bản này thôi sao…..!?????????