Giá cà phê hai sàn đảo chiều tăng (13/06/2019)
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Các thị trường cà phê tiếp tục điều chỉnh, cân đối vị thế giữa hai phía đầu cơ khi hợp đồng quyền chọn tháng 7 sắp kết thúc.

Biểu đồ Robusta London T9/2019 phiên ngày 12/06/2019
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 12 USD, lên 1.400 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 14 USD, lên 1.429 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 2,05 cent, lên 99,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2 cent, lên 101,5 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 200 – 300 đồng, lên dao động trong khung 31.800 – 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.459 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 20 – 30 USD theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Đồng Reais Brasil giảm 0,64% xuống ở mức 1 USD = 3,8700 Reais, trong khi USD tiếp tục mạnh thêm và căng thẳng thương mại đã làm chứng khoán giảm trở lại giúp các thị trường hàng hóa vĩ mô tổng thể trở nên tích cực hơn. Giá cà phê đảo chiều tăng còn do sự điều chỉnh vị thế và chuyển tháng kỳ hạn của hai phía đầu cơ trong ngắn hạn.
Dữ liệu báo cáo của cơ quan thương mại Indonesia từ đảo Sumatra cho thấy xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng Năm chỉ đạt 99.345 bao, giảm 32.182 bao, tức giảm tới 24,47% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2018/2019 đạt tổng cộng 1.170.665 bao, tăng 15.001 bao, tức tăng 1,3% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.
Mặc dù đang vào thu hoạch vụ mùa mới nhưng nông dân Indonesia vẫn tiếp tục kháng giá buộc các nhà xuất khẩu nước này phải đòi hỏi giá xuất khẩu có mức chênh lệch cộng cao hơn so với giá kỳ hạn tại London. Điều này có khả năng làm khối lượng xuất khẩu sẽ tiếp tục trì trệ trong những tháng tới.
Dữ liệu báo cáo của Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê Robusta, trong tháng Năm đạt 146.220 tấn, tương đương 2.437.000 bao, tăng 2,04 % so với tháng trước và giảm 5,86 % so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 777.758 tấn (khoảng 12,96 triệu bao), giảm 11,85 % so với 5 tháng đầu năm 2018.
Anh Văn (giacaphe.com)
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Tổng quan thị trường cà phê Robusta (08/08/2022) (08/08/2022)
- Tổng quan thị trường cà phê Arabica (08/08/2022) (08/08/2022)
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 31 (01/08/2022 – 06/08/2022) (07/08/2022)
- Giá cà phê ngày 06/08/2022: Đầu cơ thanh lý vị thế ròng trước đáo hạn hợp đồng quyền chọn (06/08/2022)
- Tổng quan thị trường cà phê Robusta (05/08/2022) (05/08/2022)
- Tổng quan thị trường cà phê Arabica (05/08/2022) (05/08/2022)
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam