Thị phần cà phê nội sắp vào tay doanh nghiệp ngoại?

Không chỉ “hạ đo ván” trên sàn giao dịch quốc tế bằng hình thức “mua ảo trả tiền thật”, nhiều nhà kinh doanh cà phê quốc tế lớn đã về tận rẫy tại Tây Nguyên tranh mua nguyên liệu với các doanh nghiệp trong nước.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), 5/10 nhà kinh doanh cà phê nguyên liệu lớn nhất thế giới đã có mặt tại thị trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc độc lập, số cà phê mà họ thu chiếm tới 30% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam.

Nội công, ngoại kích

Những “đại gia cà phê” đang dần chiếm thị phần tại vùng cà phê lớn nhất Việt Nam như Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man – Buôn Mê Thuật (Đak Lak), Công ty TNHH cà phê Hà Lan – Việt Nam (Ned coffee), Olam Dak Lak… Họ đang tung thương lái đến mua trực tiếp tại rẫy của nông dân và thu mua thông qua hệ thống các đại lý lớn nhỏ phân bố rộng khắp các tỉnh thành.

Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê nội địa đang bị doanh nghiệpngoại tranh mua nguyên liệu ngay trên sân nhà.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa, cho biết trong khi các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về vốn thì những doanh nghiệp ngoại với lợi thế về tài chính vẫn đẩy mạnh mua cà phê nguyên liệu của nông dân.

Trong khi đó, trên thị trường quôc tế, nhiều nhà nhập khẩu cà phê cố tình trì hoãn việc giao nhận, trả tiền cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam với lý do theo ông Nam là rất… vớ vẩn, đòi hỏi những điều kiện thanh toán chặt chẽ hơn. “Vin vào cớ này, có thể sẽ hình thành làn sóng tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam từ phía các nhà nhập khẩu”, ông Nam lo lắng.

Đại diện doanh nghiệp đứng đầu cả nước về thu mua xuất khẩu cà phê, ông Vũ Đức Tiến, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư và xuất khẩu cà phê Tây Nguyên, thừa nhận, “vũ khí hạng nặng” giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay là vốn thì lại đang bị kẹt. Hằng năm, doanh nghiệp của ông có thể vay 400 – 500 tỷ đồng nhưng vụ cà phê năm nay, mặc dù giá đang ở mức thấp, doanh nghiệp muốn mua tạm trữ cũng chỉ vay được 1/5 số vốn cần thiết. Số còn lại phải huy động từ bên ngoài (tới gần 50 triệu USD) với mức lãi suất thỏa thuận cao “ngất ngưởng”.

Được thu mua nhưng có điều kiện?

Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe), thừa nhận, tình trạng doanh nghiệp nước ngoài vào mua bán cà phê trực tiếp với nông dân đã xuất hiện từ khá lâu. Ở thời điểm giá thấp, doanh nghiệp trong nước thiếu vốn không thể mua vào thì các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả với mức giá cao hơn hẳn.

Trong khi đó, điều bất công là từ nhiều năm qua, doanh nghiệp nội địa bỏ vốn đầu tư cho nông dân trồng cà phê, rồi bao tiêu sản phẩm cho họ. Với hạ tầng có sẵn này, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ việc “ngồi mát ăn bát vàng” khi bỏ tiền ra là thu gom được nguồn hàng lớn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đề xuất nên có ràng buộc với những doanh nghiệp nước ngoài, như muốn thu mua cà phê ở khu vực nào đó thì cần phải có chính sách đầu tư cho người trồng cà phê…

Theo số liệu chưa chính thức của VICOFA, do giá xuống quá thấp nên xuất khẩu cà phê tháng 2 giảm khoảng 34,45% về lượng và 43,24% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Trần vĩnh Xương

    Năng lực cán bộ Kinh tế Việt Nam chỉ đủ quanh quẩn cái ao làng thôi,còn sống đến hôm nay là may lắm rồi,nếu không bao cấp thì các ông ấy về hưu lâu rồi

  2. hungeadar?

    Thực ra cũng không thễ trách các doanh nghiệp trong nước yếu thế thua nước ngoài vì các công ty nước ngoài ngoài họ đi tới đâu là ngân hàng đồng hành theo tới đó, còn việt nam ta ngân hàng thấy cái gì buôn bán có lời thì họ mới mỡ hầu bao ! như vậy thì khi nào mới nâng cao vị thế của nhành nông nghiệp việt nam được !!!

  3. le quanq lam

    doanh nghiep gi. dau nau thi co .toan nhung thang ap buc nong dan . vat va lam moi lam ra duoc hat cape .ban thi bi ep gia .thieu von vay N H thi eo ot nho dot kieu nay chac pha cape chuyen sang trong cao su tieu dien co the nong dan de tho hon

  4. dien

    tôi nghĩ : doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần cà phê có khi lại hay cho bà con nông dân mình .cứ độc tôn mãi mấy công ty nhà nước rồi lại như xăng dầu !
    chết dân!

  5. Trà My

    Tôi rất rất hoan hô ý kiến của đ/c dien. Thị trường là phải như vậy. Ít nhất là nông dân ta cũng có thêm in ít thu nhập từ các doanh nghiệp bên ngoài. Các doanh nghiệp trong nước một mình một chợ một thời gian dài rồi, kiểu mua bán chẳng tiến bộ được tí nào. Cứ mỗi khi nông dân kêu, nhà nước trợ giá thì các doanh nghiệp trong nước được lợi (từ cung ứng vật tư cho đến tiêu thụ sản phẩm). Nông dân khổ cứ vẫn khổ.
    Ai làm việc gì cũng muốn có thu nhập tương xứng. Không nên hẹp hòi vì chính bản thân ngành cà phê của ta cũng phục vụ cho thị trường nước ngoài. Có như vậy, các đại gia của ta mới chịu động não, đổi mới cách làm ăn bình đẳng với nông dân hơn.
    Về việc doanh nghiệp trong nước bỏ công sức đầu tư cho nông dân!. Thực tế có doanh nghiệp nhà nước tiếng là sản xuất kinh doanh cà phê nhưng thu lợi chính lại là mảng kinh doanh này chứ kết quả kinh doanh cà phê chỉ là con số 0 hoặc – “mượn đầu heo hầm cháo” từ bầu sữa mẹ NHNN!.

  6. Y Nhi - Buonja

    Chúng ta là người bán hàng ở thị trường chúng ta.Cái quan tâm là thu được nhiều tiền trên 1 số lượng nhất định.Đó là quy luật .Tôi ngĩ các doanh ngiệp VN vừa mua thấp ép giá,ép phẩm cấp để lột nông dân sau đó bị các nhà nhập khẩu ép lại ,lột lại . . .thiệt đơn thiệt kép vẫn đổ lên đầu người nông dân.Hai nữa là các DN giỏi lách luật,làm luật . . . thì Ngân sách nhà nước cũng bị thiệt thòi.

  7. Bình dân

    Tất cả đều do điểm xuất phát của nước mình. Đừng đem so sánh giữa những doanh nghiệp ở một quốc gia có điểm xuất phát cách đây hơn 200 năm với những doanh nghiệp ở một quốc gia như VN có điểm xuất phát vỏn vẹn chỉ gần 30 năm sau đổi mới (1985).
    Nước ngoài đa phần là có hệ thống ngân hàng gần như hoàn hảo. Còn ở VN mình, hệ thống ngân hàng chỉ mới hình thành và phát triển mạnh ở những thời gian gần đây. Cách đây chục năm các bạn có thấy máy ATM không? có nghe nhiều thương hiệu ngân hàng như lúc này không? Mặc dù nhiều nhưng do thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm như các ngân hàng nước ngoài… do vậy, chưa mạnh dạn nhảy vào các lĩnh vực mà nhiều rủi ro như nông nghiệp.
    Cũng đừng trách những người (bậc cha, bậc chú) của thời bao cấp, nếu không có họ (vào thời chiến tranh) thì chúng ta có được ngày hôm nay không? có cơ hội ngồi đây để tranh luận không? Không phải chúng phải duy trì chế độ đó, mà phải thay đổi từ từ. Hiện nay chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng cho phép cổ phần hoá các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước và tư nhân. Công việc này là lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều được. Vì vậy chúng ta còn khổ dài dài, nên chỉ bằng chúng ta cố gắng lao động sản xuất, cố gắng giành dụm tiết kiệm để mong có thể thay đổi được cuộc sống.

  8. nguyencanranhroi

    Chả có ngân hàng nào dám liều mình với DN cafe VN đâu ^^ Họ đã quá thấm thía rồi , dựa cột k thiếu !!!!!!!!!!!

  9. hungeadar?

    các bạn có thấy vừa qua nhiều CT TNHH ở đaklak vỡ nợ nhiều vô kễ , trong đó nợ ngân hàng chiếm tỷ lệ 70% cỡ vài trăm tỷ . do vậy ngân hàng rất sợ các anh kinh doanh ngành cà phê , vậy là lâu nay đi vay về không kinh doanh cà phê mà chơi vàng và chứng khoán bây giờ bể thì tuyên bố phá sản , luật phá sản cho phép mà . ???

Tin đã đăng