Hết xăng rồi đến điện, than tăng giá. Những mặt hàng xương sống của nền kinh tế có biến động, đẩy giá hàng loạt mặt hàng khác tăng theo. Trong cơn bão giá, nếu ai nhìn xuống nông thôn mới thấy nông dân vẫn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Họ đang hàng ngày hứng chịu nghịch lý là vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y “nhảy” theo giá điện, trong khi nông sản mình một nắng hai sương làm ra lại rớt giá thê thảm.
Diêm dân đồng muối từ Nam Định đến Ninh Thuận đang kêu trời khi giá muối sụt giảm. Hai năm trước, khi giá muối tăng đến 2 triệu đồng/tấn, người ta ồ ạt phá tôm làm muối mà không lường đến ngày hôm nay khi giá muối thô tại đồng hiện trở về mức năm 2006 là 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Quyết định cấp quota cho nhập 170 nghìn tấn muối ngay trong những ngày đầu năm của Bộ Công Thương càng khiến giá muối bấp bênh hơn bởi giá nhập khẩu còn rẻ hơn giá trong nước.
Áp lực dư luận buộc Bộ Công Thương phải tổ chức họp báo khẳng định, sẽ không cấp thêm quota nhập muối cho doanh nghiệp nữa. Nông dân trồng dưa hấu nhiều vùng cũng đang méo mặt khi hàng ngày nhìn cả trăm xe dưa ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), kéo giá dưa có thời điểm xuống còn 1.000 đồng/kg.
Hai sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Việt Nam là lúa gạo và cà phê cũng đều đang trong cảnh đầu vào tăng, đầu ra giảm. Giá lúa lao dốc không phanh từ 5.500 đến 5.700 đồng/kg thời điểm cuối năm 2009 giờ chưa còn nổi 4.000 đồng/kg.
Hiệp hội Lương thực VN (VFA) thông báo đã triển khai việc thu mua tạm trữ nhưng giá lúa tại ĐBSCL vẫn giảm, nông dân vẫn khó bán. Mục tiêu nông dân trồng lúa lãi ít nhất 30% như chỉ đạo của Chính phủ lại một lần bị thử thách.
Hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp mua lúa tạm trữ của nông dân cũng chưa phải là giải pháp tối ưu bởi nhiều nơi nông dân đã bán hết lúa với giá thấp tại ruộng ngay khi vào vụ thu hoạch.
Trước áp lực của dư luận về thông tin các doanh nghiệp trong hiệp hội bán phá giá gạo, VFA từng đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ nông dân. Theo đó, mỗi tấn gạo xuất khẩu các doanh nghiệp phải đóng 1 USD vào quỹ này để đầu tư trở lại cho người trồng lúa.
Thế nhưng, đến nay, quỹ này cũng chưa thể ra đời. Câu trả lời về việc có hay không việc các doanh nghiệp trong VFA bán phá giá gạo chưa có lời đáp trong khi nông dân vẫn trong vòng xoáy được mùa, rớt giá.
Mới đây, với sự thúc giục của doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT lại đang tính toán để đề xuất Chính phủ hỗ trợ để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê nhằm ngăn giá giảm tiếp.
Một chuyên gia nông nghiệp giật mình với đề xuất này bởi niên vụ cà phê đã kết thúc trước đây hai tháng (thu hoạch tập trung từ tháng 10 đến 12 hàng năm).
Giờ đây, người giữ cà phê là những chủ trang trại trường vốn và các doanh nghiệp xuất khẩu, còn nông dân nhỏ lẻ thì đâu còn giữ cà phê để Chính phủ hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa chính sách hỗ trợ thêm một lần không đến được đối tượng khó khăn nhất, mà rơi vào túi doanh nhân.
Ai cứu nông dân? Câu hỏi chưa có lời giải.
Hiện nay giá các mặt hàng đều tăng người gặp khó khăn nhiều nhất là người nông dân bố mẹ em đều là nông dân trông ca phê nên đang rất khó khăn trong việc mua vật tư đầu vào, hiện giờ đang là mùa khô trong khi giá dầu đang tăng cao . Vạy chính phủ sẽ hổ trợ như thế nào cho người nông dân trồng ca phê.
Làm sao để những câu hỏi trong những bài viết này đến tay các nhà lãnh đạo? Hãy hành động để có lời giải đáp.
Các ngân hàng nông nghiệp thì thắt tín dụng không cho nông dân vay rút cục họ buộc phải bán để đầu tư và trang chải đủ thứ cho cuộc sống.
Trong khi đó thì các ngân hàng không cho người trồng cà phê vay chính phủ chỉ hộ trợ cho các doanh nghiệp thu mua cà phê thôi rút cục là sự hỗ trợ mua 200 ngàn tấn cà phê không thiết thực với người trồng cà phê nghèo thiếu vốn.
Tôi nghĩ nếu Chính phủ có chủ trương để các Ngân hàng cho vay hỗ trợ lãi suất hoặc khoanh nợ cho người trồng cà phê thì sẽ thiết thực hơn là hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp mua tạm trữ 200 ngàn tấn cà phê, vì hiệu quả của việc hỗ trợ đó chủ yếu là các doanh nghiệp được hưởng, còn nông dân trồng cà phê thì tiếp tục đối mặt với việc các mặt hàng đầu tư cho sản xuất tiếp tục tăng và giá cà phê tiếp tục giảm.
đúng đó, quan trọng là những người lãnh đạo, những người có trách nhiệm đối với người nông dân. Nếu họ không giải quyết thì người dân làm sao có the đủ khả năng làm được.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì lúc nào họ cũng có cùng lúc hàng chục ngàn tấn cà phê tồn kho, hàng chục ngàn tấn cà phê đã ký hợp đồng xuất khẩu, hàng chục ngàn tấn cà phê đang giao dịch mua bán bằng tiền mặt. Giá cao thì họ mua cao , giá thấp thì họ mua thấp. Mua xong thấy có lời thì bán , thấy giá thấp thì trữ , khi nào cao thì bán ,Họ đâu có thiệt hại gì , anh nào nhí nhoáy tham giá bán trừ lùi thì thiệt hại chút đỉnh, nhưng đó không phải là số lớn .Đấy cứ xem anh Vinacafe thì biết , niên vụ 2009-2010 anh ta xuất khẩu hơn 250 ngàn tấn cà phê, lãi hơn 300tỷ , nộp ngân sách hơn 200 tỷ , Ngân hàng thì hỗ trợ lãi xuất 4% để kinh doanh , khi cà phê thấp anh ta mua trữ hết rồi , bây giờ mua nữa chỗ đâu mà chứa , làm sao mà các doanh nghiệp này chết được .Chết là chết cái anh nông dân kia kìa . họ làm thế nào để bán được cà phê với giá cao để tái sản xuất , anh Vinacafe lãi thế có dám mua cà với giá cao không ? Làm thế nào để vay được tiền ngân hàng với lãi xuất ưu đãi , anh ngân hàng có dám vì dân mà giảm lợi nhuân của mình không , Nông dân không có tiền đầu tư chắc sang năm cũng chẳng còn cà phê mà bán , thiêt hại này sẽ dẫn đến hệ quả gì ?! Sản xuất đình trệ, nông dân thiếu việc , thương mại xuất nhập khẩu đình đốn , các ngành cơ khí, máy móc, phân bón , thuốc bảo vệ thực vật ,xăng dầu ,sẽ trì trệ . Nghĩ đến những chuyện này thật phải rùng mình mấy bận.
sao tình trạng này kéo dài cũng lâu rồi mà hình như mấy ông nhà nước không mấy quan tâm . Không biết họ hổ trợ ở dâu đâu ? Ai có lợi . Nông dân vẫn khốn đốn . Tôi thấy làm nông dân ở VN rất tội , không có ai tư vấn về kỹ thuật chăm sóc; giá cả , quy hoạnh.
Nực cười cách đây mấy tháng tôi đi họp tổ dân phố thấy mấy ông cấp trên đọc năm nay năng suất caphe đạt bình quân 3 tạ / 1 sào ; không biết họ lấy kết quả thống kê ở đâu ? Tôi hỏi tại sao vùng Di Linh đa số đất nông nghiệp trồng cà phê mà không thấy một cuộc thảo luận , cuộc họp nào bàn về vấn đề , kỹ thuật trồng cà phê . Họ trả lời : Có họp ở trên nhưng không ai về triển khai .
Thử hỏi phòng nông nghiệp của 1 huyện như vậy họ làm gì ? Mình là nông dân mình phải chịu thôi .
Đúng đó các bạn có ý kiến rất hay, nhà nước kêu hỗ trợ mua 200 ngàn tấn cà phê nhưng nông dân đâu còn cà phê đâu mà bán, bán hết rồi để đầu tư cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống rồi, nào là các nghành chức năng ho hào không hái cà phê xanh phải hái chín trong khi đó không có một biện pháp nào để bảo vệ trước nạn trộm cắp cà phê, tôi thật xót xa cho những chủ vườn bị hội gọi là đi “mót” cà phê đó hoành hành chúng chặt cành bẻ cành hái hết rơi vãi đầy gốc chủ vườn xót xa đi mót lại những gì mà bọn đạo tặc đã hoành hành, theo tôi tất cả những người mà đi “mót” cà phê chẳng qua là đội lốp thôi chứ chúng nó đều là lữ ăn cướp tàn bạo cả, vì nếu một người chân chính không bao giờ phá hoại của người khác và đi mót cà phê vì nếu thực sự đị mót hái những trái còn lại hay nhặt mỗi ngày cật lực cũng không thể nào bằng một ngày công lao động bình thường cả, chúng chỉ đội lốp mà đi chặt cành hái cà phê phá hoại người khác thội. Nhưng nếu thấy người bi nguy khốn mà không cứu cũng không được nhưng nếu như trực tiếp chứng kiến những vườn cà phê mà bọn đạo tặc hoành hành thì cũng rất căm thù nhìn chúng bằng đôi mắt mang hình viên đạn vì chúng nó có lương tâm không khi đã ăn cắp còn phá hoại tàn bạo mảnh vườn cà phê mà người lao động chân chính một nắng hai sương đổ mồ hôi và nước mắt gây dựng lên bỗng một đêm chẳng còn gì cả.
Một quyết định muộn màng và không mang lại gì cho nông dân???Mọi người đều rất đồng tình: nông dân nghèo còn cà phê đâu mà tạm trữ, lợi ích của QĐ này sẽ về tay ai. Quyết định này rốt cuộc vỗ béo những nhà xuất khẩu, những người này họ làm thương mại, lấy chênh lệch mua bán làm lời, giá có xuống 4000-5000 họ càng khoẻ vì lúc đó họ sẽ phải bỏ ra rất ít vốn để KD, giờ đây lại được chính phủ cho mượn tiền thì sướng như tiên.
Theo tôi nếu nhà nước thực sự vì người nông dân thì có nhiều cách thiết thực hơn nhiều, giả sử thế này: một nông dân có vườn cà phê nếu anh có sản phẩm mang đến một tổ chức(sàn giao dịch hoặc nhà xuất khẩu được chỉ định) để ký gửi, giấy chứng nhận của các tổ chức trên sẽ được các ngân hàng cho vay theo lãi suất ưu đãi. Để cho minh bạch và xác thực thì đối tượng được vay phải chứng minh được sở hữu vườn cây của mình và quy định trên một diện tích (1ha) sẽ được vay tối đa bao nhiêu tấn, để loại trừ trường hợp những người đầu cơ cũng được hưởng lợi từ chính sách này. Người nông dân cũng ko phải đau đầu mang cà phê gửi vào những chỗ thiếu uy tín và lương tâm để rồi đau khổ khi tài sản của mình bị chiếm đoạt.Và để phát huy hệu quả của chính sách này thì phải làm từ đầu vụ thu hoạch và phải xem đây là việc làm thường xuyên. Các vị cứ nâng lên đặt xuống, đưa qua đẩy lại thử hỏi nông dân bao giờ bớt nghèo.
Tôi chỉ băn khoăn một điều là những bài viết này chúng ta tự nói cho nhau nghe rồi cùng nhau thất vọng chứ các vị kia họ đang bận trăm công nghìn việc làm gì có thời giờ để nghe nông dân thở than!
Cac co cac chu oi ngay nao cung dao diep khuc Buon ve ca phe??? biet bao gio moi het day?
chuc cac ban mot ngay vui nhe
Minh cung rat buon va that vong ve tinh trang gia ca phe hien tai cua nuoc minh,chi co nguoi trong no moi biet dc noi kho cua no thoi..
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
Cằm ly cà phê đen óng ánh
Đưa vao miệng ngậm một hơi
Ngậm vào đầu lưỡi thấy tê tê
Uống vào thấy đắng cả lòng
Ai biết nỗi lòng người trồng nó
Vất vả giang lao quặng cả lòng.
///////////
Gia đình mình như cả đời gắng với cây cà,buồn vui nhiều lắm.ko ai biết nỗi vất vả như thế nào để có dc 1 ly cà phê thơm ngon mà mọi người chỉ uống đắng chát nhu thế nào,
Mua 200.000 tấn cafe để chống giảm giá, đó chỉ là hỗ trợ doanh nghiệp thôi.
Thời điểm này nông dân chả còn trữ được bao nhiêu cafe trong nhà cả, nếu tiến hành hỗ trợ nhiên liệu hay phân bón thì hay nhỉ.
Các DN XK được CP hỗ trợ như vậy, ko biết các doanh nghiệp hỗ trợ ND thế nào, VICOFA hỗ trợ ND thế nào.