Thị trường vừa chứng kiến một phiên giao dịch đầy hoảng loạn với biên độ lên tới 137$ và lượng giao dịch 88.309 lô. Có lẽ phải đợi tới hàng chục năm mới thấy lại một phiên như vậy.
Sau hai phiên suy yếu liên tiếp trước đó, ngay từ đầu phiên giá tuột nhanh xuống mức cản ở 2057, nhưng ngưỡng này cũng không trụ được lâu và giá đã giảm tiếp để “bắt nhịp” cho bằng với mức sụt giảm ngày hôm trước của sàn New York. Các lệnh quyền chọn cũng được ghi nhận tại mức 2058 tháng 5 và 2000 tháng 7.
Trên sàn New York, các hoạt động thanh lý và đẩy giá rơi tiếp qua mức thấp nhất của ngày thứ 5 dù đầu phiên cũng xuất hiện 1 số sức mua nhỏ. Tuy thị trường đã liên tục mất điểm trong 3 phiên gần đây nhất nhưng rõ ràng sức bán thanh lý áp đảo và kết cục New York vẫn không mất nhiều như London.
Các môi giới xác nhận chính việc các quỹ bán thanh lý với khối lượng lớn và ngay cả các hợp đồng bảo hiểm cũng quay ngược ra bán các hợp đồng bảo hộ đã mua vào mấy ngày trước đó là nguyên nhân chính dẫn đến thị trường có pha giảm quá mức tượng tượng của mọi giới.
Giá tháng 7 sàn London -134 tại mức 1.990$ với khối luọng giao dịch ước đạt 46.868 lô trong tổng số 88.309 lô giao dịch toàn thị trường. Lượng chuyển tháng tổng cộng các tháng giao dịch đạt 37.702 lô, lượng hợp đồng mở toàn sàn giao dịch dừng tại mức 152.595 lô và giảm 6.920 lô so với ngày trước đó.
Giá tháng 7 sàn New York -1,40 cent tại mức 132,9 cents với lượng giao dịch ước đạt 37.333 lô trong tổng lượng giao dịch toàn thị trường là 70.666 lô, lượng chuyển tháng tổng cộng các kỳ hạn là 26.020 lô. Tổng lượng hợp đồng mở tăng 3.878 lô và đạt 194.367 lô.
Tìn cơ bản mới nhất về việc phân bổ danh mục của các nguồn quỹ vào đầu tháng 4, như đã loan báo vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 khi ECB thông báo tăng lãi suất tiếp theo sau Fed, có thể bị trì hoãn do tình hình địa chính trị thay đổi theo hướng tiêu cực, các quỹ cần thêm thời gian để cân nhắc.
Thông tin mùa vụ Indonesia cũng đã bắt đầu thu hoạch tuy nhiên lượng xuất chưa tăng đáng kể dù các chào hàng từ quốc gia này cho thấy đang rẻ hơn nếu so sánh với giá trừ lùi tại Việt Nam bởi có thông tin cho rằng sản lượng Indonesia không giảm mà còn có thể tăng nhẹ.
Các phân tích kỹ thuật nhận xét kỳ hạn tháng 7 sàn New York như sau: sức bán vẫn còn gây áp lực trên sàn giao dịch tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật giá đang cho thấy có xu hướng tăng trong tuần sau dù đầu tuần giá mở cửa vẫn còn sóng giảm của phiên cuối tuần, biên độ giá lúc này nằm trong ngưỡng 131 – 138.
Trong khi đó các kỹ thuật nhận xét rằng vẫn cần phải thận trọng đánh giá kỳ hạn tháng 5 bởi lúc này mọi động thái bán tháo đều bắt đầu trên kỳ hạn này. Áp lực thanh lý vẫn còn nên khả năng giá áp sát về ngưỡng 1900 là hiện hữu nhưng sức hồi do các lệnh mua mới xuất hiện chưa thể đẩy giá qua vùng tâm lý 2.000. Cũng như tuần qua, biên độ biên động giá vẫn còn rất rộng khi mức đáy sẽ là 1850 và mức đỉnh cũng chỉ nhỉnh hơn ngưỡng 2000 mà thôi.
Phạm Vỹ ( giacaphe.com)
Cà phê VN và các nước vụ này vẫn mất mùa, đi mấy tỉnh thì biết, năm nay vẫn hạn, sản lượng có lẽ ko bằng năm trước. Vậy giá cuối năm nay, đầu năm sau vẫn tăng, ổn định ở mức 50 000đ/kg
Vì sao lại có làn sóng thanh lý ào ạt như vậy