Phiên cuối tuần cả hai sàn giao dịch uể oải trong tâm lý chờ đợi diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa Kỳ, và đúng như dự đoán, Hoa kỳ sẽ bảo hộ nhiều hơn, siết chặt hơn các hoạt động tài chánh xuất phát từ ngân hàng.
Chúng ta cần nhìn qua đạo luật này một chút, gọi là đạo luật Doodd-Frank.
Ngày 30/6/2010, dự luật Cải cách Tài Chính Phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank Wall Street and Consumer Protection Act), theo tên hai tác giả chính là Thượng Nghị Sĩ Christopher Dodd và Dân biểu Barney Frank, đã đuợc Hạ Viện thông qua với 237 phiếu thuận và 192 phiếu chống. Sau đó, ngày 15/07/2010 Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật với 60 phiếu thuận và 39 phiếu chống.
Ngày 21/7/ 2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua chính thức Đạo luật Dodd-Frank như là thắng lợi lớn về lập pháp thứ hai của ông Obama liên tiếp trong năm 2010, sau việc thông qua Luật cải cách hệ thống bảo hiểm Y tế vào 3/2010. Lý do ra đời Đạo luật Dodd-Frank bắt nguồn từ nhận thức lại của chính giới Mỹ về vai trò của bàn tay nhà nước và từ thực tiễn kinh tế-tài chính Mỹ suốt 3 thập kỷ trước đó.
Cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008 đến nay, đã chỉ ra những điểm yếu cố hữu của hệ thống tài chính Mỹ nói chung và cơ chế kinh tế thị trường hiện hành của Mỹ nói riêng. Đặc biệt là sự “thái quá” của cơ chế thị trường tự do, thiếu giám sát của Chính phủ, kích thích xu hướng chạy theo các hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi hệ thống quy định pháp luật cũng như hệ thống giám sát tài chính không theo kịp sự phát triển của các định chế tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính phức tạp, trong đó có các chứng khoán – công cụ nợ tài chính phái sinh.
Theo cách hiểu đơn giản là các nguồn vay nóng từ ngân hàng để đầu tư vào các thị trường (ví dụ như cà phê kỳ hạn) sẽ không còn được rộng rãi nữa. Tuy nhiên nếu tiền đến từ các quỹ thì lại không bị ảnh hưởng bởi các giới hạn của luật này. Điều này có nghĩa các quỹ mới thành lập mà đặc biệt là có nguồn gốc từ Trung Quốc (thông qua sàn Shanghai) sẽ phần nào thay thế nguồn tiền đến từ các ngân hàng. Chúng ta cần phải chờ xem sức ảnh hưởng thực sự là như thế nào.
Kể từ niên vụ cà phê 2016 – 2017, khi Việt Nam bắt đầu có hàng xuất, thị trường đã liên tục gây ngỡ ngàng cho tất cả mọi người khi giá đóng cửa bữa sau cao hơn bữa trước. Xét trên biểu đồ tuần, thị trường cà phê vẫn tiếp tục xu hướng tăng với sức mua vào từ các nguồn quỹ.
Chỉ số USD cũng bước vào chu kỳ tăng mạnh sau khi Trump nhậm chức và khả năng sẽ tiến sát về mức 106 sau khi đã chạm mức 104. Theo lý thuyết, một khi chỉ số USD – Index tăng cao thì giá các mặt hàng nguyên liệu thô (như cà phê Việt Nam) sẽ bị ép giá xuống. Tuy nhiên các chỉ số hàng hóa lại cho thấy đang có một đợt tăng lớn đang chờ phía trước khi mức giá bình quân hiện nay chỉ đang ở vạch xuất phát. Chính vì vậy mà năm 2017 này sẽ còn những lần gây ngỡ ngàng cho tất cả các nhà giao dịch trên sàn.
Trên sàn New York mục tiêu tháng 3 vẫn là khu 156-162, rõ ràng thị trường vẫn không khẳng định giá có chiều hướng xuống. Thậm chí một số phân tích độc lập còn khẳng định mức giá 156,2 của tháng 3 sẽ là …đáy để thị trường có một đợt tăng lớn ở phía trước.
Theo thông tin mới nhất, sản lượng cà phê vụ mùa 2017 tại Brazil được dự kiến tiếp tục giảm do ảnh hưởng hạn hán từ năm 2015. Conab – đã đưa đưa ra dự kiến đầu tiên của mùa năm nay 43,7 – 47,5 triệu bao, giảm 3,9 triệu bao so với vụ trước và thấp hơn 400.000 bao so với vụ 2015. Sản lượng Robusta tại vùng trồng chính Espirito Santos tại Brazil vụ tới 2017/18 dự kiến chỉ mức 4,6 – 5,3 triệu bao, giảm 3,9 triệu bao và là năm thứ 3 liên tiếp ở mức thấp do hạn hán làm thời kỳ hoa nở không thành công (Conab). Lịch sử 6 vụ trước khi thời tiết Brazil khô hạn, giá thị trường Arabica đã có lúc được đẩy lên mức 200 cents và lúc này thời tiết trên các vùng trồng cà phê của Brazil vẫn đang khô hạn.
Liên đoàn Cà phê Colombia cho rằng sản lượng năm nay sẽ đạt 14,5 triệu bao (loại 60kg) và đây sẽ là mức đỉnh của 20 năm trở lại đây. Sở dĩ lượng thu hoạch tăng cao như vậy là do nông dân tăng lượng phân bón cho cây nhằm đạt năng suất tối đa, theo như cách nông dân Brazil và Việt Nam đã làm từ cuối thế kỷ trước khi tăng lượng phân bón cho cây gần như gấp đôi so với tài liệu kỹ thuật khuyến cáo.
Ngày 19/1 vừa qua ECB cũng đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất và đẩy giá Euro tăng, theo đó ngân sách ECB dành cho các nguồn quỹ trong việc mua cổ phiếu sẽ là 80 tỷ Euro. Điều này có nghĩa các thị trường tài chính vẫn còn có đủ dòng tiền để đầu cơ trong năm 2017 này.
Tháng 3 trên New York mục tiêu vẫn là 153 -160 mức hỗ trợ là từ 141-144-146, mức kháng cự là 153-155-157 trong khi đó tháng 3 London vẫn quanh mức 2260, mức hỗ trợ là 2200-2230-2180 và mức kháng cự là 2270-2300-2330.
Phạm Vỹ (giacaphe.com)
Thực sự đọc xong bài tác giả Phạm Vỹ mình cũng chưa hiểu lắm tác giả nói gì? Nhưng không hiểu như thế nào mà mấy hôm nay ai cũng bảo Olam đẩy giá mua cao lắm?