Bảng giá cà phê nội địa và các sàn kỳ hạn trong tuần
Ngày | Giá nội địa | R11 Ice Ldn* | A12 Ice N.Y* |
14-10 | 42.000< | 2074 | 155.40 |
17-10 | 42.000< | 2109 | 157.10 |
18-10 | 43.400> | 2153 | 158.75 |
19-10 | 44.000> | 2129 | 157.85 |
20-10 | 44.000> | 2122 | 155.90 |
21-10 | 44.300< | 2153 | 156.10 |
Cuối tuần | 44.500> | +79 | +0.70 |
Giá cách biệt A với R | 60.63 cts/lb = 1337 USD/tấn |
*Giá tháng 1-2017 trên London và 12-2016 trên New York
Các mức kỳ vọng giá cao trên thị trường cà phê vượt từng ngày. Nếu như đầu niên vụ 2016-2017 bắt đầu từ ngày 1-10 bấy giờ giá chung quanh mức 40 triệu đồng/tấn, thì đến ngày 19-10, giá cà phê nguyên liệu tại các tỉnh Tây nguyên đã đi thẳng lên 44,5 triệu đồng/tấn. Một số người cho rằng mức kỳ vọng mới 45 triệu đồng/tấn không có gì quá cao xa.
Trên thị trường kỳ hạn robusta London, nơi giới kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm giá tham chiếu, giá cũng nhảy từng ngày. Chỉ sau hai ngày đầu tuần tính đến hết ngày thứ Ba 18-10, giá trên sàn kỳ hạn này đã tăng thêm 80 đô la Mỹ/tấn chốt mức 2153 đô la/tấn so với cuối tuần trước là 2074 đô la/tấn. Sau đó, giá hai ngày thứ Tư và Năm giảm để rồi ngày thứ Sáu cuối tuần đóng cửa chốt đúng ngay mức 2153 USD/tấn của ngày thứ Ba tuần này.
Xét cả tuần, giá robusta London tăng 79 USD chốt 2153 USD cơ sở tháng 1-2017 và giá arabica New York chỉ tăng 0.70 cts/lb chốt 156.10 cts/lb.
Một số nhà phân tích thị trường cho rằng bên cạnh các hoạt động mang yếu tố đầu cơ tài chính của các nhà đầu tư thế giới, thị trường thực sự lo ngại đối với tình hình cung ứng cà phê nay mai, kể cả năm sau.
Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) cuối tuần trước cho biết xuất khẩu cà phê thế giới trong tháng 8-2016 chỉ đạt 9,8 triệu bao. Xuất khẩu Brazil giảm 7,4% nhưng vẫn còn cao, đạt 2,7 triệu bao, trong khi đó Indonesia giảm đến 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê Colombia tăng 16,7% sau những ngày đình công của tài xế xe tải, Việt Nam tăng 32,3% nhưng vẫn không bù đủ lượng thiếu hụt.
Cũng theo ICO, tổng lượng xuất khẩu cà phê thế giới trong 11 tháng đầu niên vụ 2015-2016 ước giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 102,8 triệu bao, trong đó arabica tăng 3,4% nhưng robusta giảm 7,7%.
“Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cả niên vụ vừa qua đạt 1,75 triệu tấn. Nên có thể thấy rằng tồn kho còn bao nhiêu đã bán sạch ra thị trường, nên khả năng xuất khẩu trong niên vụ mới sẽ hạn chế rất nhiều,” một nhà phân tích nhận định.
Nhìn vào bảng giá giao dịch, giá nội địa và kỳ hạn cà phê nhảy từng ngày, phản ứng như vậy là cực kỳ nhanh nhạy nhưng rất đúng đắn. “Đối phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt với rủi ro về giá trên thị trường, nhiều nông dân đã chuyển đổi cây trồng. Một diện tích cà phê rất lớn đến nay chưa có thống kê chính thức đã chuyển sang trồng hồ tiêu, đào lộn hột hay nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế khác như bơ, sầu riêng…”, một nông dân tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, nơi đã chuyển một diện tích cà phê rất lớn sang trồng hồ tiêu nói.
“Trong khi chưa có điều kiện để bảo hiểm giá nông sản bằng các công cụ kinh doanh tài chính, thì công cụ để tránh rủi ro về giá hàng hóa bằng cách chuyển đổi một phần sang trồng một số thứ cây có hiệu quả kinh tế khác đến nay thực tế chứng tỏ cho thấy rất hữu hiệu,” một chuyên gia nói thêm.
Dự kiến mở cửa giá tháng 1-2016 sàn kỳ hạn robusta London ngày thứ Hai 24-10 giảm quanh 10 USD.
Phạm Kỳ Anh
Nên xem thêm>>Giá cà phê tuần tới sẽ ra sao?
nếu đến mùa thu hoạch mà giá càphe ở mức thấp thì không có càphe để xuất khâu .tại vỉ năm vừa rôi ai trữ hàng cũng trúng hết .vả lại năm nay sản lượng rất thấp những người đầu cơ họ biết rỏ điều này
Mấy năm nay cây cà phê thu nhập quá thấp so với các cây trồng khác như hồ tiêu, bơ, sầu riêng, cam, quýt… nên không chỉ ở Gia Lai mà Đăk Lăk, Đăk Nông,… nông dân phá một phần diện tích kiểu chuyển đổi cuốn chiều 1/4 – 1/2 diện tích để trồng các loại cây kể trên. Hơn nữa năm nay cà phê mất mùa, thời tiết không ủng hộ thu hoạch nên giờ nông dân còn đâu mà bán, giá lên là đúng rồi