Rabobank, một ngân hàng thương mại uy tín của Hà Lan nói sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 của Brazil không lớn như thị trường tưởng, do ảnh hưởng hạn hán nặng nề tại vùng trồng robusta, kết quả khảo sát của ngân hàng này vừa phát hành ngày 09-03 nói thế. Con số dự đoán của Rabobank đưa ra là 51,8 triệu 60kg bao, chỉ cao hơn năm trước 2,6 triệu bao.
Xem thêm>> Trước sức bán ra mạnh, giá kỳ hạn cà phê vẫn tăng
Như vậy, dự đoán này nằm trong nhóm có con số thấp, phần nào do sản lượng robusta ước chỉ 12,6 triệu bao, giảm 3,9 triệu bao so với năm trước, do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài tại vùng trồng robusta chủ yếu của nước này.
Nhưng Rabobank ước sản lượng arabica 2016/17 lại tăng 6,5 triệu bao đạt 39,2 triệu bao so với năm trước.
“Chúng tôi tin rằng khi nói ra con số này thị trường sẽ cho là nhỏ hơn con số thị trường tưởng,” báo cáo Rabobank nói.
“Nên dự đoán giá kỳ hạn cà phê của chúng tôi lại phải chỉnh tăng, dĩ nhiên có gộp các yếu tố dao động bất thường nhưng không tính yếu tố tiền tệ nếu sau này đồng nội tệ Brazil phá giá nữa,” báo cáo cho biết.
Cuộc thăm dò trước đây do Reuters thực hiện có con số dự đoán bình quân sản lượng 2016/17 của Brazil là 53,5 triệu bao gồm 39,5 triệu bao arabica và 14,5 triệu bao robusta.
Rabobank chỉnh lại dự đoán sản lượng niên vụ 2015/16 của Brazil lên 49,2 triệu bao, tăng từ 48,4 triệu bao. Khảo sát được thực hiện trên suốt 5000km đường dài và thăm 348 nông dân trong cả nước Brazil.
Sở dĩ dự đoán sản lượng robusta thấp là do ảnh hưởng hạn hán nặng tại bang Espirito Santo, vùng trọng điểm robusta của Brazil, thiếu nước tưới trong các tháng từ 10 đến 01, cộng với cây cà phê tại đó nhiễm bệnh.
“Lần nay chúng tôi hạ con số dự đoán robusta trước đây đã đưa ra là 16 triệu bao, do nắng nóng kéo dài tại vùng trọng điểm như đã trình bày,” Rabobank phát biểu.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy sản lượng arabica tăng mạnh, dù vậy vẫn thấp hơn con số của thị trường đang bàn”.
Rabobank cũng công nhận rằng kích cỡ hạt cà phê niên vụ tới lớn hơn hiện nay.
“Năm ngoái, thử nếm cà phê arabica Brazil là rất tốt còn năm nay thì chưa nói được vì nếu như khi thu hoạch gặp trời mưa,” ngân hàng Rabobank cho hay.
Quan Di Sơn, theo Reuters
Xin chào cộng đồng giá caphe. Cả nhà có ai biết các nước tiêu thụ cà phê lớn thì người ta sử dụng b nhiêu % Robusta, bao nhiêu % Arabica trong 1 ly cà phê vậy ?
Chào bạn.
Tỷ lệ phối trộn trong cà phê rang xay không chỉ căn cứ vào loại cà phê Arabica hay Robusta mà còn căn cứ vào chất lượng theo vùng trồng và phương pháp chế biến ra cà phê nhân của loại A hay R ở các nước. Ngoài ra mỗi thương hiệu rang xay còn có nhiều dòng sản phẩm mà tỷ lệ phối trộn A và R bao nhiêu % là bí quyết sản xuất, không dễ ai tiết lộ đâu !.
Bạn xem ví dụ ở đây chẳng hạn : http://www.y5cafe.vn/
Không biết bạn hpl có dụng ý gì khi đưa ra câu hỏi cắc cớ thế này?
Tùy vào thị trường và gu thưởng thức ở mỗi nơi mà nhà sản xuất sẽ phối trộn hàm lượng các loại cà phê phù hợp.
Như bạn biết giá cà phê Arabica đắt hơn nhiều so với Robusta, ở các nước phát triển thì đa phần người ta sẽ dùng Arabica. Còn ở các nước nghèo, và các thị trường mới nổi (như Trung Quốc, Việt Nam – không phải họ nghèo mà do truyền thống của họ là trà, tuy nhiên dân số đang trẻ hóa và tiêu thụ cà phê càng ngày càng tăng) thì người ta sẽ pha trộn thêm robusta để giảm giá thành và tăng độ đậm.
Như ở Cuba, Triều Tiên thì ko có bắp để độn vào nữa huống hồ chọn lựa hàm lượng Arabica hay Robusta để phối trộn. Nên thiết nghĩ câu hỏi của bạn chẳng để làm gì và cũng chẳng nên quan tâm tới nó nữa.
cảm ơn anh Nguyễn Vịnh.
Xin chào @Đăng Quang. Có thể không quan trọng với bạn nhưng với tôi và đa phần là cực kỳ quan trọng. Tôi có lần đọc 1 bài viết thì các nước như Châu Âu, nta chỉ sử dụng 10% Ro/ ly cà phê. Bạn hơi nặng lời rồi đó, bạn thử nghỉ đơn giản xem nếu bạn trồng vài Ha cà phê Robusta ở Việt Nam, mà bạn không biết người ta tiêu thụ sản phẩm của bạn là bao nhiêu % thì hỏng bét…Bạn hãy xem dấu “Tích” của phản hồi rồi xem cộng đồng có quan tâm hay không trước khi cắt hứng của người khác…
Còn tùy, rất nhiều tố khác nhau