Đóng cửa kỳ hạn cà phê ngày 28-01 hai sàn chia 2 lối: sàn cà phê vối robusta London giảm 14 USD/tấn còn 1402 trong khung dao động 1414/1395; sàn cà phê chè arabica New York tăng 0.95 cts/lb đạt 119.15 cts/lb với khung 120.05/117.80 cts/lb.
Giá robusta vật lộn với khó khăn, cố vươn lên tăng nhưng hầu như không thấy ra cơ hội, dù giá arabica New York tăng và để nhiều cửa đợi giá robusta, sàn London vẫn không chịu tăng. Ngay cả khi sàn arabica New York vượt trên mức 120 cts/lb để mong tạo cơ hội hai sàn giúp nhau cùng tiến, thì sàn robusta “xin kiếu”.
Trên sàn London, các hãng rang xay vẫn mua nhẹ và đều, nhưng các nhà kinh doanh thì mua bán giá cách biệt, bán London mua New York. Người trên sàn cho rằng các nước sản xuất trong đó có Việt Nam và Brazil bán nhiều cộng với các hãng kinh doanh mua được hàng đem lên sàn chốt bán bảo vệ. Chính vì điều này, giá kỳ hạn robusta không chớm lên được dù thời cơ trong ngày được sàn arabica mở rất nhiều.
Thật vậy, hôm qua, nếu theo dõi kỹ sàn kỳ hạn London, chúng ta thấy các quỹ đầu cơ không “manh động” vì đã cứng tay cứng chân với chừng 28.000 lô tức 280.000 tấn bán ròng nên không bán mạnh. Nhưng cơ hội để họ mua lại bằng cách chỉ cần nhớm lên từ mức cũ 1416 thêm 20 USD nữa, thì các bên tham gia khác không làm được chuyện đó: tức không kích làm sao cho đầu cơ chỉ số trên sàn mua tự động do đụng chặn lỗ bên mua.
Người trên sàn nhận định rằng ít ra cũng vài ngày nữa Việt Nam vẫn bán ra mạnh do tết nguyên đán Bính Thân cận kề. Đó chính là áp lực nặng cân nhất của giao dịch cà phê kỳ hạn hôm qua và vài ngày tới.
Nếu xét về kỹ thuật, giá kỳ hạn London đã hoàn chỉnh một pha tăng nếu tính từ đỉnh 1544 chạy xuống đáy 1339 USD trong những ngày trước.
Cơ hội để giá sàn này chỉnh giá tăng đợt 2 tức lấy lại 50% đã mất từ khung vừa nói ở khu vực 1445. Thời gian này, trước Tết Bính Thân, thị trường khó tạo được cơ hội nếu bán ra mạnh.
Dự kiến sàn robusta Ice London tháng 5-2016 mở cửa chiều 29-01 tăng nhẹ.
Khuynh hướng chung: Trung tính cho New York-Yếu cho London
Nguyễn Quang Bình
Nước ngoài đang cho rằng còn một tuần nữa là tết Âm lịch của Việt Nam nên cho rằng người dân phải bán hàng ra lấy tiền tiêu Tết nên đang cố tạo áp lực ép giá xuống. Nhưng họ đâu biết rằng việc chi tiêu mua sắm tết đã được chuẩn bị và tuần cuối cùng là tuần người dân đi mua sắm tết chứ không phải bán hàng. Những ngày giáp tết lực lượng công nhân lao động, tài xế thu xếp về quê đón tết nên chắc chắn lực bán ra sẽ giảm hẳn. Mình vẫn tin rằng giá sẽ bật lên trong tuần tới thậm chi là trong phiên chiều nay.
Áp lực giảm là do sức bán của chính mình tạo ra, mình “ép giá xuống” chứ có ai đâu nà! Bán nhiều (điều này phản ánh rõ trên sàn London, có đối chiếu với New York) mà yêu cầu giá tăng trong khi đầu cơ tài chính không thể nhúc nhích vì lượng bán ròng lớn…thì chưa thấy hết quy luật và kỹ thuật của thị trường!
Arap Saudi và Nga đang phối hợp để giảm sản lượng dầu, Arap Saudi đang kêu gọi các nước SX dầu giảm 5% sản lượng khiến dầu tăng liên tục mấy phiên vừa qua. Hy vọng năm nay giá cà phê đang thấp, lượng người dân bán ra trong những ngày gần đây bắt đầu giảm, nghỉ tết dài ngày, tới ngày 15/2/2016 mới đi làm lại chính thức nhưng thói quen của dân ta thường qua rằm tháng gieng mới trở vào làm đông đủ nên xem ra tháng 2 chỉ 28 ngày chẳng xuất được bao nhiêu, hết tháng 2 là tới hạn chốt giá và giao hàng nên điều đó khiến cho các nhà bán không phải đẩy giá lên để mua hàng giao. Sau khi chi tiêu tết xong nếu giá không bật lên thì chắc chắn lượng hàng bán ra sẽ rất thấp.
ai giảm sản lượng dầu trước là người đó bị thiệt .
ả rập với chi phí sản xuất chừng 10 USD thì ko có lý giảm sản lượng .
Với phương pháp khai thác áp lực nước từ các mỏ dầu cát tại Mỹ và Canada thì lượng dầu thô sẽ còn tiếp tục dồi dào. Nga và Arap Saudi không thể kiểm soát được tình hình khi mà nguyên nhân giá dầu giảm nằm ở Bắc Mỹ. Giá dầu khó có thể phục hồi trong một sớm một chiều nếu không có sự can thiệp cụ thể từ Mỹ.
Đà phục hồi cũng không nhanh. Hi vọng bà con đừng mộng tưởng bám víu vào cái phao giá dầu sẽ tăng trở lại kéo theo các hàng hóa khác tăng theo. Có thể dầu tăng nhưng cà phê thì khác
năm nay mất mùa lại mất giá thể hiện rõ ra chợ là biết ngay người bán nhiều hơn người mua với giá hiện tại thì bà con không dại gì mà bán ăn tết xong ra giêng lấy gi mà ăn với lại năm nay trước tết không phải tưới nên củng đỡ một phần nào năm nay ăn một cái tết nghèo nhưng vui vẻ là được bà con còn ít cà bán từ từ chúc cả nhà bình an hạnh phúc
Nói lý sự về dầu thô thì dài lắm. Nhớ cách nay mươi năm, cả thế giới đều bàn về thiếu dầu, nên giá lên quá trời (140 USD/thùng?)! Bây giờ thiên hạ lại nói thừa dầu! Nhìn lại thiệt kỹ, thiếu hay thừa đều do các quỹ đầu cơ nhờ vay tiền dễ và lãi suất rẻ, đem tiền vào sàn hàng hóa dầu thô (và dĩ nhiên các sàn khác nữa). Ai cũng tưởng giá tăng do nhu cầu hóa ra vì lực tiền, giá bị bơm lên trên các sàn hàng hóa.
Nên ta chắc phải hiểu rằng giá hàng hóa tăng là do khối lượng tiền mặt của các chương trình kích cầu thông qua tiền tệ (chiến tranh tiền tệ), chứ không hẳn do cung-cầu, sản lượng thiếu-thừa.
Còn dầu thô hiện nay, giá bị nén do tồn kho chạy ngờ ngờ ngoài biển, chỗ nào cần, tàu dầu ghé vào trút.
Mặt khác, giá dầu thô giảm, ngân sách các nước sản xuất thiếu, nên họ lại càng phải sản xuất khai thác để bán lấy tiền bù vào khoảng trống ngân sách. Nên nếu nhìn về giá dầu thô và hàng hóa, phải hòa vào tình hình chung của thế giới và nằm vật vạ trên các sàn hàng hóa mới hy vọng có cách giải thích hết được tình hình. Đâu phải dễ đâu, các bạn nhỉ!
Hôm nay người dân dường như đã giảm hẳn lượng bán hàng ra và với giá này nếu ai đã bán mà chưa mua được hàng thì chắc ra tết sẽ phải đẩy giá lên mới mong mua được hàng để giao.
Xin đừng hiểu đây là tranh luận. Sàn kỳ hạn có lúc phản ánh rất tốt sức bán từ một nước sản xuất. Thí dụ: dự kiến ngày hôm nay mở cửa từ tăng khá đến nhẹ, tôi ghi tăng nhẹ vì ngại người mình bán nhiều. Cuối cùng mở cửa không đổi và giảm nhẹ. Đến thời điểm này rớt 5-7 USD. Tuy không nhiều nhưng chứng tỏ nhiều người vẫn bán hàng thực để ảnh hưởng giá từ đầu. Biết rằng giá kỳ hạn tăng/giảm phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng hiện nay chính hàng VN quyết định giá trên sàn kỳ hạn. Nói vậy để diễn đàn thấy rằng đó chính là hiện tượng chứ chẳng phải mơ mộng gì. Người kinh doanh trên thế giới đều rất thực tế, dù không nghe không biết không thấy những gì tại Tây nguyên, họ nhìn vào sàn khi mở cửa là biết ngay.
Em nhớ bác Bình có viết sàn cà phê chiếm trên 90% là hàng giấy chỉ có mấy phần trăm là hàng thực mà sao hôm nay bác lại nói nó phản ánh rất tốt sức bán từ một nước sản xuất là sao vậy bác? Em có tham khảo các một số nơi thì hầu như ai cũng cho biết hôm nay không mua được hàng. Không biết bà con ở các nơi khác có mua bán nhiều hay không thì xin cho ý kiến.
Phản ứng tốt. Nhưng tôi viết “có lúc” chứ đâu phải “luôn luôn”. Không phải là lý sự nhưng người nhìn thị trường lúc nào cũng cần một sự bao quát, thiên kỹ thuật không cũng không được, nghiên cung-câu không cũng không đủ, biết chuyên cà phê không cũng vẫn thiếu.
Trên thực tế đúng là như thế đó Thao Nguyen, thị trường hàng giấy lấy những diễn biến có thể tác động đến cà phê thực để làm mục tiêu đầu tư và ngược lại cà phê thực bị tác động bởi chiến lược dòng vốn của thị trường hàng giấy. Hai yếu tố này không thể tách rời nhau để cấu thành giá cà phê trên thị trường thế giới. Cho nên nhiều khi nó bị chi phối bởi tính kỹ thuật của thị trường hàng giấy và ngược lại.
Không biết Thảo Nguyên ở đâu chứ ở gia lai , Kon Tum thì caphe không thiếu chỉ thiếu tiền