Giá cà phê nguyên liệu tại nhiều nơi ở Tây nguyên tăng thêm 200 đồng/kg sáng nay 14-01. Như vậy giá đã trở về gần chạm mức 32.000 đồng/kg tuy nhiên vẫn có nơi báo bán được cao hơn mức này, đến 32.500 đồng/kg.
Khuya hôm qua, giá kỳ hạn cà phê ở New York và London đều có giá đóng cửa tăng nhẹ: arabica New York tăng 0.45 cts/lb lên 114.80 cts (115.90-114.35) và robusta London 1457 USD/tấn, tăng 9 USD (1459-1447), đó chính là chất xúc tác cho giá cà phê nội địa tăng hôm nay.
Tuy nhiên, sức mua không mạnh vì kho hàng của nhiều nhà xuất nhập khẩu trong lãnh thổ Việt Nam khá nhiều, không chỉ hàng mua được mà hàng gởi kho chưa bán cũng nhiều, một nhà xuất khẩu lớn báo cho biết. Tâm lý “gởi kho” đang thịnh hành chứng tỏ người bán chưa chấp nhận giá hiện nay.
Người gởi hàng vào kho chỉ vì mong giá tăng mà quên một chuyện lớn rằng khi có hàng trong tay đầy kho (dù bán hay không bán với bất kỳ loại hình hợp đồng nào), nhu cầu mua của nhà buôn chắc chắn sẽ giảm lại. Có thể họ dùng hàng của người gởi để giao đi cho các hợp đồng của họ mà không cần vay ngân hàng và sử dụng vốn đi buôn của mình, “người gởi kho vì nhiều lý do mà đã phải đưa hàng của mình vào gởi cho các nhà buôn”, một loại vốn không phải trả lãi suất ngân hàng. Đó là chưa tính rủi ro khi giá bất lợi, họ siết giá bắt “chặn lỗ” làm người gởi kho phải bán với giá rẻ mạt, thua lỗ, một chuyên gia ngành hàng phát biểu.
Kinh nghiệm cho thấy khi các nước sản xuất mong giá tăng, thì nhà buôn làm giá xuống bằng nhiều biện pháp. Ít nhà buôn nào mong giá tăng để vay ngân hàng nhiều cả, trừ khi họ đã bán khống lượng lớn chưa mua được hàng, hoặc đã mua hàng trữ. Cho nên, phải thấy rằng phương tiện kinh doanh của nhà buôn là tiền và công cụ kinh doanh của họ chủ yếu cũng là tiền, còn phương tiện và công cụ của người sản xuất tại Việt Nam hiện nay chỉ quanh hạt cà phê!
Như trong giai đoạn hiện nay, không đâu sướng bằng kinh doanh cà phê tại Việt Nam: số lượng cà phê trong tay vừa lớn, vừa được người giao hàng bơm vốn cho để kinh doanh, vừa tha hồ xoay hàng. Nên kho chứa cà phê tại nội địa Việt Nam mọc như nấm (ước sức chứa gần 3,5 triệu tấn, gấp đôi sản lượng thực có)…nhưng lạ, giá vẫn thấp, nhiều người than lỗ, nhưng ở đây “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”
Quan Di Sơn
Bài viết hay quá, mong sao ai củng có thể đọc mà biết mà rút ra bài học, có thể Giá do mỗi cá nhân quyết được, bấy lâu nay cứ đi theo chiều như tác giả đã viết. Có lần tôi đã hỏi… tại sao với mức giá như thế này mà các công ty vẫn không hề thiếu hàng, thậm chí xe xếp hàng chờ nhập từ sáng sơm đến khuya mới nhập được, đó không phải là hàng của dân đâu các bạn, mà là từ các Đại lý gởi vào kho…ứng tiền tính lãi. ..chờ giá lên..các nhà KD sẽ không bao giờ thiếu cà phê, họ còn phải thuê thêm kho để nhập nữa cơ mà. Đến khi hết vụ giá có lên hay xuống gì họ củng đã đủ số lượng cần thiết và thêm 1 chiu nữa là chốt hàng gởi kho ở giá thấp, lợi đủ đường…
Bài viết đang đi đúng với thực tế mùa vụ 2015-2016. Nhà xuất khẩu nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, họ đã tính kỹ về lợi nhuận đối với hàng gửi kho. Một mùa vụ 2014-2015 đầy rủi ro và thua lỗ vẫn dư âm kéo sang mùa vụ mới. khiến không ít người buôn, đại lý, doanh nghiệp điêu đứng và bỗng chốc mất dần vốn kinh doanh. Thôi phải tặc lưỡi đem hàng đi gửi rồi ứng tiền về kinh doanh tiếp. Khi hàng đã vào kho nhà xuất khẩu, ắt hẳn sẻ phải chịu rủi ro về giá (Cao hay thấp đều do đầu mua quyết định về giá).
Giới kinh doanh cà phê trong nước đang đánh cược với chính rủi ro đang rình rập vì tiền đã cạn!!!
Không biết bên Braxin người ta có gửi kho không mà sao cà A còn thê thảm hơn cà R vậy. Chẳng có gì là xác đáng cả.
Bạn Hoàng Hiệp nói đúng khi chỉ nhìn độc mỗi giá trên 2 sàn. Nhưng ta nên nhìn vào túi người nông dân và nhà buôn nội địa của 2 nước để so sánh: mình thua to, họ thắng lớn. Khác nhau chứ nhỉ!
Hay ! Năm ngoái mình cũng có tranh cãi với bạn Hậu Gia Lai về điều này.
– Cà gửi vào kho thì cũng giống như mấy câu ca giao ông bà ta để lại :
….
-Cá mắc câu biết đâu mà gỡ…
Chim vào lồng biết chỗ nào ra.
Bài học xương máu mà vẫn không chừa làm người dân khổ lây.
Cà gửi kho là như thế nào vậy mọi người. Mình chưa hiểu về điều này. Tại ở chỗ mình ko có thấy.
Có lẽ giá sẽ xuống 900usd/tấn!? Năm nay tưới không cần bón phân nữa.
Tôi nghĩ cà phê cũng là một loại hàng hóa, mà hàng hóa thì phải có kết cấu lên giá thành, nếu giá như thế này thì người nông dân sẽ bỏ cây cà phê thôi!!!
nhà cháu cũng mới phá hết rồi ! 15 năm trông cà, không cứu được. Buồn !!!
Bác Bình nói rất chính xác.Mính thua to, họ thắng lớn.Họ thắng vì họ biết bám theo xu hướng thị trường ,còn mình thì sao?mình thua vì mình quá ngạo mạn với thị trường.
Cháu chẳng biết! nhưng đơn giản thôi, cà đã gửi vào kho, trở lại nhà cũng khó, đợi giá lên cũng bị ép bán với giá thấp thôi, chủ kho nắm hàng trong tay ai cũng tham vậy ák! chết dân thôi… Buồn !!!
là thế nào để cứu nông dân đây ko có biện phápde dân khoi lo