Báo cáo tồn kho cà phê định kỳ mới đây nói rằng tồn kho cà phê tại Mỹ đối với tháng 11 năm nay đang ở mức cao nhất ít ra được tính trên các tháng 11 hàng năm từ 13 năm nay, vì Brazil chở cà phê qua Mỹ giao không ngớt nhờ đồng nội tệ của nước này rớt mạnh và các nhà kinh doanh cho rằng như cầu tiêu thụ tăng tại Mỹ.
Tồn kho nói chung vẫn giảm trong tháng 11 vừa qua vì Mỹ đang vào mùa tiêu thụ cà phê mạnh nhất trong năm. Nhưng mức rút hàng khỏi kho lại thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân, đấy là dấu hiệu tiêu cực cho thị trường vì chỉ từ đầu năm đến nay giá trên sàn kỳ hạn arabica New York vốn đã giảm 30%. Ở đây cần đặt câu hỏi là nói nhu cầu tăng, tại sao rút hàng tồn kho giảm, chứng tỏ cách hiểu nhu cầu tiêu thụ có méo mó gì chăng hay chỉ nhờ giá cà phê Brazil rẻ, các nhà nhập khẩu mua để sẵn tiêu thụ dần.
“Mình chẳng biết nói sao, dù có muốn nói hướng giá sẽ tăng cũng khó lòng nói được,” lãnh đạo một công ty tư vấn kinh doanh cà phê Mỹ trần tình. Vì sao? “Tồn kho không giảm nhanh như các năm trước đây trong thời kỳ tiêu thụ mạnh”, bà ấy nói.
Tồn kho cà phê tại Mỹ do Hiệp hội cà phê Hột (GCA) quản lý cho biết tồn kho tháng 11 năm nay giảm 156.232 bao so với tháng 10-2015, so với cùng kỳ năm ngoái giảm rất mạnh đến 307.289 bao và mức giảm tồn kho bình quân trong tháng 11 của 14 năm liên tiếp đến nay là 194.966 bao/tháng.
Như vậy, tổng tồn kho trong tháng 11-2015 của GCA đạt mức 5.791.966 bao, là mức cao kỷ lục tính từ năm 2002, thua đỉnh của 12 năm lập trong tháng 8 vừa qua.
Đối với mặt hàng cà phê, tồn kho thường giảm trong các thời kỳ thu-đông và đắp cao lên lại vào dịp xuân-hè.
Một số nhà kinh doanh đoán rằng mức giảm tồn kho yếu sẽ làm giá cà phê trên các sàn kỳ hạn eo sèo không chịu tăng từ mức giá hiện nay, đang ở mức thấp nhất tính từ gần 2 năm nay.
Điều kiện để giá sàn kỳ hạn tăng là “ai cũng mong chờ tồn kho đạt chuẩn (certifieds) giảm, xuất khẩu Brazil chậm lại, tồn kho tại các nước tiêu thụ giảm,” một nhà kinh doanh giải thích, nhưng nay các điều kiện ấy chưa xảy ra.
Khi tồn kho arabica đạt chuẩn trên sàn New York giảm xuống mức thấp nhất tính từ tháng 8-2012, thì Brazil tăng mạnh xuất khẩu. Nông dân nước này đòi bán bán bán vì đồng nội tệ real Brazil BRL giảm xuống gần mức sâu kỷ lục so với đồng USD, giá bán nội địa vẫn có lời.
Xuất khẩu cà phê năm 2015 của Brazil dự kiến vượt qua năm kỷ lục 2014, bấy giờ là 36,3 triệu bao.
Các hãng rang xay tranh thủ giá xuống các mức thấp tính từ hai năm nay, chốt mua bảo vệ cho nhu cầu cho các ngày tháng sau, nên khi tồn kho cứ tăng mà ít giảm, nhiều người đặt ngược lại vấn đề do nhu cầu tiêu thụ thực hay vì giá rẻ mua trữ trước!
Quan Di Sơn, theo Reuters 17-12-2015
Không biết người dịch
bác Quang Bìnhcó nhầm lẫn không hay do nguồn tin từ nước ngoài sai?Nhưng theo số liệu hàng tồn kho tại Mỹ em kiểm tra lại hoàn toàn khác thông tin bài viết cụ thể như sau:
– ngày 30/10/2014 tồn Arabica có chứng nhận tại Mỹ là : 2.380.281 bao
– ngày 18/11/2014 là 2.359.200 bao
– ngay 28/11/2014 là 2.340.000 bao
So với năm 2015 là :
– ngày 30/10/2015 tồn là 1.900.242 bao
– ngày 18/11/2015 tồn là 1.860.301 bao
– ngày 30/11/2015 tồn là 1.843.854 bao
Nhìn vào số liệu thì không thể nói tồn kho tháng 11 của năm 2015 cao nhất trong những năm gần đây như bài viết được.
So sánh mức giảm thì mức giảm tại 3 thời điểm của tháng 11/ 2015 nhanh hơn rất nhiều so với tháng 11/2014.
Mong tác giả
bácxem lại giúp!Cám ơn bạn thaonguyen.
Các con số tồn kho đạt chuẩn arabica New York hay được cấp chứng nhận được phép đấu giá trên sàn arabica Mỹ (certifieds) của bạn là hoàn toàn chính xác theo các báo cáo của sàn.
Số liệu tồn kho của bản tin trên do Quan Di Sơn dịch cũng hoàn toàn không sai vì tồn kho mà Reuters đưa ở trên là tồn kho của Hiệp hội Cà phê Hột (GCA Mỹ).
Đây là số liệu tồn kho trên toàn Bắc Mỹ được báo cáo hàng tháng gồm tất cả các loại cà phê arabica, robusta, excelsa…nằm tại các kho cảng, trong đó chỉ có một phần nhỏ là tồn kho đạt chuẩn của sàn new York. Nếu như trong 1,8 triệu bao tồn kho đạt chuẩn của sàn arabica, ước chỉ có chừng 1/3 là nằm ở Mỹ, còn phần kia nằm tại châu Âu, 2/3 kia cũng không được đếm trong số ở trên.
Báo cáo tồn kho GCA bao trùm tồn kho đạt chuẩn, nhưng không phải toàn bộ mà chỉ phần nào nằm trên đất Bắc Mỹ.
Bạn có nhầm lẫn giữa 2 báo cáo tồn kho, chúng khác nhau đấy!