(16-12-2015) Giá cà phê nội địa khó chịu thật

“Giá cà phê nội địa khó chịu thật”

Đó là nhận định của một đại lý thu mua tại Buôn Hồ, tỉnh Daklak. Giá sáng nay hầu như không đổi so với hôm qua. Rất ít người cần hàng nhưng do để giữ mối quen, nhiều người nâng 50 VND/kg để “có cái gọi là”, chủ đại lý nói.

Giá bình quân của cà phê nguyên liệu trên thị trường trong nước vẫn quanh mức 33.000 đồng/tấn, có nơi thấp hơn.

Hôm qua, giá kỳ hạn robusta London không tăng nổi dù mở cửa tăng khá như dự đoán, sau đó có lúc tăng 19 USD/tấn rồi sụp xuống lại để đóng cửa chỉ dương 2 USD so với ngày trước đó.

“Rõ ràng sức mua không có nên ít người đưa lên sàn chốt giá bảo vệ. Nhưng nói bán nhiều, tại sao giá không sụp?” một chuyên gia đưa ra câu hỏi.

Ở mức giá này, theo chủ đại lý nên trên, một số nông dân cần tiền, họ vẫn bán nhưng lượng hàng ra thị trường cực ít không gây ảnh hưởng gì đến giá. Nhưng từ nông dân chuyền qua tay đại lý hay nhà chế biến xuất khẩu, hàng sẽ nằm yên tại chỗ vì nếu chốt bán giá hiện nay là quá thấp, quá rủi ro; bán ra lỡ không mua được hàng cũng “chết”. Nhưng với tình hình hiện nay, chưa ai dám ôm hàng nhiều vì bán không được giá mong đợi.

Quan Di Sơn   

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. lamsonlinh

    Giá cà phê mãi không lên nổi. Rõ ràng nông dân trồng cà phê đang bị thị trường o ép làm giá vì hai năm trở lại đây sản lượng cà phê giảm và giảm rất mạnh. Chủ yếu là tâm lý thị trường mà giá cà phê xuống.
    Trong vài năm trở lại đây và đặc biệt là năm 2015 nông dân tại Tây Nguyên đã chủ động chuyển đổi cây trồng, bên cạnh giữ lại một số S cà phê thì một số S đã được chuyển đổi trồng các loại cây trồng khác như sầu riêng, ca cao, bơ … đây có thể coi là những cây trồng vừa đáp ứng cho nhu cầu ẩm thực vừa hổ trợ cho cây lương thực đảm bảo về an toàn lương thực cho nội địa nói riêng và toàn cầu nói chung trong thời gian tới, thời gian ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu. Từ đó chúng ta cũng có một cái nhìn lạc quan hơn về thị trường cà phê những năm tiếp theo. Tuy nhiên để đời sống của nông dân nói chung và người trồng cà phê nói riêng thì nhà nước đã có các mô hình phát triển nông nghiệp như dự án phát triển cà phê sạch, tăng diện tích trồng lúa gạo chất lượng cao thay vì chỉ chú trọng tăng sản lượng như trước đây… Nhưng theo tôi các dự án như vậy còn ít và mô hình tự phát còn nhiều dẫn đến hiệu quả còn thấp như trồng cây ca cao, cây mac ca … nếu không muốn nói là thất bại. Vậy nên đã đến lúc nhà nước ta cần có nhiều chính sách, nhiều mô hình hơn nữa về phát triển mỗi loại cây trồng riêng để sản lượng và đầu ra ổn định như vậy mới phát triển bền vững được. Để đạt được kết quả tốt thì phải có cơ quan quản lý nhà nước, các nhóm nghiên cứu cây trồng, nhóm nghiên cứu thị trường cho từng lại cây…

  2. Ngọc Hải

    cho tôi hỏi : Nhà báo ơi giá cà phê tuột dốc không phanh mà nhà báo còn viết giá không giảm là thế nào hả nhà báo

    1. Nguyễn Quang Bình

      Hình như bạn không theo dõi kỹ bài viết. Mong bạn đọc lại. Người ta hiểu rằng giá không giảm so với ngày hôm trước đó. Còn nếu nói giá giảm khủng khiếp thì phải nói thêm “từ 2 năm nay”. Tôi có cảm giác bạn không đọc nội dung bài viết kỹ mới ý kiến “trật chìa” thế này.

  3. Hòa Hoàng

    Hiện nay lượng cà phê đang thừa mứa trên thị trường thế giới, nhất là Brazin và Columbia được mùa và sản lượng 2015-2016 là rất lớn. Tuy rằng 2 năm nay Việt Nam có mất mùa, mỗi mùa khoảng 200 000 tấn. Nhưng điều đó chưa đủ cung thiếu cầu, vì vậy chưa có thể nói có cái nhìn lạc quan những năm tiếp theo. Theo tôi cần tới đâu, cần việc gì thì cứ bán chớ đừng vay Ngân Hàng rồi trữ cà cuối cùng phải chịu lỗ kép. Trong kinh doanh có câu: Lỗ thì cắt lỗ, lời thì chốt lời chớ đừng như năm rồi 2015 nhiều người vay tiền Ngân Hàng mua cà 40k để đến nay cà thì mốc meo trong kho, giá thì hạ, lãi Ngân Hàng thì phải trả… có đáng lắm không??

Tin đã đăng