Nền kinh tế Nhật rơi lại vào suy thoái ở quý 3-2015. Nước Nhật trở thành một minh họa “cười ra nước mắt” mà các nước phát triển nào cũng phải lo: dân số già đi và dù cho đã cố gắng áp dụng biết bao nhiêu lần các chính sách kích cầu nhưng rồi cũng chưa đi đến đâu. Thế giới đã lâu rồi đi vào giai đoạn phát triển eo sèo hay tắt tị rồi chăng?
Tuy hàng ngày cứ ám ảnh chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất căn bản cho đồng USD nhưng hình như các nhà đầu tư và dự báo đều thấy giá cổ phiếu và giá hàng hóa đã và đang được cấy theo hướng này. Nếu vậy, sẽ có đợt tăng giá trên thị trường tài chính nói chung. Nhưng tăng lâu dài hay chỉ thời đoạn. Nhiều người tin rằng chỉ là thời đoạn.
Sản lượng cà phê thế giới sẽ thừa 3,7 triệu bao cà phê sau hai năm liên tiếp thiếu hụt vì hạn hán mất mùa tại Brazil, báo cáo thị trường của ngân hàng Rabobank (Hà Lan) phát hành ngày 14-11 nói vậy.
Niên vụ 2016-2017 ước Brazil sản xuất chừng 58 triệu bao cà phê, là mức cao nhất tính từ niên vụ 2010-2011, Carlos Mera, nhà phân tích hàng hóa kỳ cựu của Rabobank đoán vậy tại hội nghị cà phê Sintercafe.
Như vậy, con số này lớn hơn số ước 48,4 triệu bao của niên vụ 2015-2016 và 48,6 triệu bao của niên vụ 2014-2015.
Mức thặng dư ấy được ước sau khi thế giới thiếu 2,7 triệu bao trong niên vụ 2015-2016 và thiếu 6,1 triệu bao trong niên vụ 2014-2015.
Mera cho là thừa nhưng thị trường cà phê robusta hình như vẫn thiếu do vùng trồng cà phê robusta lớn nhất Brazil là Espirito Santo bị khô hạn và sản lượng Indonesia giảm, lý do rất có thể xuất phát từ hạn hán do El Nino đem lại.
Sản lượng cà phê robusta của Brazil ước sẽ nằm tại mức 16 triệu bao trong niên vụ 2016-2017 trong khi sản lượng arabica là 42 triệu bao, dự báo sơ khởi của Rabobank nói như vậy.
Sản lượng cà phê Brazil chắc sẽ vượt 60 triệu bao trong vòng 4 năm nữa, Mera nói trong hội nghị.
Nước sản xuất cà phê lớn thứ tư thế giới Indonesia ước sản lượn đạt chừng 10 triệu bao trong niên vụ 2016-2017, gồm 8,5 triệu bao robusta và 1,5 triệu bao arabica.
Như vậy, đối với Indonesia, lượng này giảm từ con số 12,5 triệu bao niên vụ 2015-2016 gồm 10,7 triệu bao robusta và 1,8 triệu bao arabica.
Tổng thế có thể nói rằng trên thế giới thị trường cà phê arabiac thừa 5,5 triệu bao nhưng robusta thiếu 1,8 triệu bao, Rabobank nói.
Ngân hàng này cũng đoán giá trong quí 1 và 2 năm 2016 trên sàn robusta London sẽ có giá bình quân 1720 USD/tấn so với hiện nay (1520 USD).
Rabobank cũng đoán giá arabica có mức cao nhất là 133 cts/lb vào quí 1-2016 so với mức hiện nay (112.15 cts/lb), tuy nhiên sau đó trong năm tới giá trên sàn arabica sẽ lắng dần về 120 cts/lb.
Trước đó, tập đoàn Olam nói trong trường hợp tốt nhất sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2016-2017 có thể đạt mức 60-62 triệu bao.
Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần hôm qua 16-11, sàn cà phê chè arabica New York chốt mức 118.20 cts/lb tăng 2.40 cts/lb; sàn cà phê vối robusta đứng 1560 USD dương 8 USD, mất 20 USD so với đỉnh trong ngày là 1580 USD/tấn.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 1-2016 mở cửa chiều 17-11 từ không đổi đến giảm nhẹ.
Nguyễn Quang Bình
Điểm lại các thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới trong 30 năm lại đây mình thấy chưa bao giờ khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá cà phê rớt xuống đáy cả. Năm 1997-1998 năm 2007-2008 và năm 2010-2011 là những năm cao điểm của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng những năm đó giá cà phê lại đứng ở mức rất cao. Thậm chí minh có cảm giác như khi khủng hoảng kinh tế thế giới thì cà phê lại được chọn làm kênh trú ẩn thì phải chứ ít bị tác động bởi khủng hoảng. Tác giả nói nhiều về các yếu tố khác tiêu cực nhưng thực tế thì khí hậu El Nino hạn hán khắc nghiệt đang làm cho nhóm mặt hàng “soft” tăng mạnh trong những phiên gần đây.
Giá như vậy không thể gọi là tăng mà là giảm sâu thì đúng hơn, lên mấy phiên được mấy trăm đồng xuống một phiên cả gần 2 ngàn thì không gọi là tăng mà là giá đi xuống đáy, cá mập thật là lợi hại.
giá cà phê tỉ lệ nghich vs giá xăng dầu.giá cà phê tăng ít giảm nhiều còn giá xăng dầu thì giảm ít tăng nhiều.giá cà phê xuống nhanh thì sẽ tăng nhanh thôi