Hiệp hội Nông dân Cà phê Colombia cho biết rằng lượng cà phê đưa ra chế biến trong tháng 9-2015 tăng 146.000 bao tức 16% nhiều hơn cùng kỳ năm trước, đạt 1,06 triệu bao. Như vậy, nay ta có con số cà phê arabica Colombia đưa ra chế biến xuất khẩu chính thức cả vụ trước 2014-15 là 13,33 triệu bao, tăng 1,21 triệu bao hay 10% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội này cũng cho biết xuất khẩu cà phê tháng 9-2015 tăng 32% hay 263.000 bao so với cách đấy 1 năm đạt 1,1 triệu bao. Tổng kết toàn niên vụ 2014-15, Hiệp hội này cho biết xuất khẩu toàn năm tăng 1,33 triệu bao, tăng 12% đạt cả thảy 12,291 triệu bao.
Trong cùng bản báo cáo, Hiệp hội này hình như cũng chẳng quan tâm đến các vấn đề xảy ra như El Nino hay thời tiết thất thường gì cả mà cho rằng họ tin niên vụ 2015-16 sản lượng cũng bằng chừng vụ cũ! Đây là một cách làm và nghĩ khác lạ so với nhiều Hiệp hội khác. Vì sao họ nói thẳng như thế? Tại sao họ không giấu nhẹm hay nói theo con số thấp như lời đồn để có thể có giá tốt hơn? Có hiệp hội năm bảy năm liền đều báo cao mất mùa 15-20-30% để mong giữ giá nhưng giá thị trường kỳ hạn và nội địa có giữ được vì ước báo thấp đâu! Xin để vấn đề này cho diễn đàn thảo luận.
Tại Honduras, người ta cũng tự tin mà nói rằng niên vụ mới này ước xuất khẩu cà phê của họ sẽ tăng 9% và hơn 5,5 triệu bao. Như vậy, thị trường ít lo lắng hơn về sản lượng cà phê arabica chế biến ướt như trước đây. Một ngạc nhiên khác tuy công bố rần rần như thế, giá cà phê mấy hôm thông tin đưa ra không giảm. Đây là một trò chơi mới chăng?
Đây là một kiểu làm tự tin có thừa, sẵn sàng công bố thẳng thừng với thị trường rằng “hàng cà phê tôi có thừa, sẵn sàng bán cho ai cần, cứ đến mà mua theo giá thỏa thuận…”, hay “thua keo này chúng tôi sẽ bày keo khác…”!
Trong khi đó, nhiều nguồn tin về robusta trên thị trường ước sản lượng cà phê robusta của Việt Nam niên vụ mới đạt chừng 28,5 triệu bao và lượng tồn kho vụ cũ mang sang ước chừng từ 5,8-8,3 triệu bao. Họ còn cho rằng đấy là con số khủng nhất từ trước tới nay. Xin nói rằng con số này không phải của người viết mà thông tin trên thị trường cà phê thế giới từ mấy ngày nay. Tin nay đưa ra giá vẫn không rớt thậm chí còn đi theo chiều ngược lại. Đôi khi thị trường nói con số sản lượng chẳng qua để cho có chứ hình như ảnh hưởng của nó không phải lớn hay nhỏ mà do cách mua bán. Vì chưng nếu hàng cực nhiều nhưng cứ cất trong kho thì thị trường có hàng đâu để mua mà luân chuyển trên thị trường để có giá. Như vậy, hãy xem thông tin sản lượng, cân đối cung-cầu, như một thành tố rất nhỏ để làm giá trên thị trường. Đôi khi vai trò nó lớn nhưng hầu hết đến nay đã bị kích động bởi các nhà đầu cơ, họ nói quá đi chuyện tăng giảm để đánh lừa dư luận thị trường nhằm giải quyết chuyện mua bán trước mắt hay ngắn hạn.
Hôm qua, đầu phiên nhiều sàn hàng hóa đồng loạt tăng nhưng sau đó đồng loạt giảm. Ngân hàng Macquarie (Mỹ) đưa ra nhận định giá nhiều sàn hàng hóa nông sản sẽ còn “cảnh máu chảy đầu rơi” như giá phân bón, cao su và đậu nành. Trong 10 sàn kỳ hạn hàng hóa, chỉ có 3 sàn có giá dương là đậu nành, đường ăn và bò.
Trên các sàn cà phê, kỳ hạn robusta cơ sở tháng 1-2015 đang tăng tốt mức 1624 USD/tấn vào lúc chừng 20:20 giờ thì sau đó lựng khựng và đổ nhanh xuống sâu, có khi giảm đến 1553 để rồi chốt 1573 USD/tấn khi đóng cửa, âm 41 USD/tấn. Giá sàn arabica cũng đi đúng như nhịp robusta với mức cao nhất 133.45 cts/lb và thấp nhất 127.75 cts/lb để đóng cửa mức 129.25 cts/lb, giảm 1.95 cts/lb.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 1-2016 mở cửa chiều 8-10 tăng nhẹ.
Nguyễn Quang Bình
Như vậy có thể thấy rằng khả năng niên vụ 2015-2016 sẽ tạo một mặt bằng giá mới ( từ 1.400- 1.700 usd ) thấp hơn so với niên vụ 2014-2015 ( từ 1.800-2000 usd ) .Yếu tố tác động chủ yếu do đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới ở mức thấp , đặc biệt là các nước mới nổi …!
Qua một số đóng góp thảo luận gần đây, tôi có cảm giá rằng mỗi người nhìn thị trường theo cách của mình. Nhiều bạn nông dân thì nhìn thị trường từ khu vườn của mình, người kinh doanh nhỏ to đều mong có hàng chứ không màng đến giá lắm (trừ người đã lỡ ghim hàng giá cao), người kinh doanh hàng giấy và kỹ thuật thì không cần hột cà phê nào trong tay, chỉ cần hô “đánh lên” rồi “đánh xuống” theo biểu đồ họ tin là đúng. Thật ra có ít người nhìn thị trường trong cái tổng thể của nó.
Nhìn Colombia/Honduras, không phải họ không thích giá tăng. Thích chứ nhưng nếu nói mất mùa thì chương trình tái canh của họ hiện nay đã hoàn thành, sản lượng tăng, hàng làm ra không bán thì để ai uống cho hết, dù nước họ là nước tiêu thụ cà phê không tồi.
Xin gợi ý như vậy đầu năm, mong bà con suy nghĩ về một phương thức kinh doanh mà trong đó ý kiến ai cũng quan trọng, miễn là đừng cố ý lôi kéo thị trường nội địa (hầu hết là nông dân) đi theo cách nghĩ của mình, dù đúng hay sai. Bây giờ bà con thấy rất rõ: mới nói tăng, thì giá giảm thê thảm, còn có lúc nói giá giảm chưa nuốt nước bọt thì giá tăng. Nông dân và người mua bán cà phê đang cần một cái gì đó để tranh rủi ro, còn chuyện thắng thua là chuyện thường trong kinh doanh.
Một nguyên tắc vàng trong kinh doanh là phải ít nhất bảo tồn được đồng vốn liếng trước khi nghĩ đến việc mong tìm lợi nhuận !
Đã là kinh doanh thì không thể coi thường chuyện thua – thẳng ! Thua – thẳng nó thể hiện tài năng, vận mệnh của người kinh doanh! Nó nhiều khi còn quyết định cả đến hạnh phúc và tương lại. Thậm chí đôi khi chuyện thẳng,thua còn là tính mạng của chính người kd ! Bởi thế cần hết sức cẩn trọng trong kinh doanh . Muốn thế phải đầu tư sở học , phải tham khảo nhiều người và lên hành động theo việc làm của người thành công mà mình biết , mình thấy !
Vấn đề là người mình thấy đúng nhiều lần , đến lúc mình theo 1 lần thì lại sai thế mới đau chứ anh .
Ngân hàng Macquarie là ngân hàng đầu tư và tư vấn lớn nhất của Australia
Người được cho là kinh doanh cà phê giàu nhất KT đã bị phá sản, mình thấy chưa có gì là tuyệt đối cả .Họ có cả một kho kinh nghiệm vậy mà….
Giàu nhất KT là gì bạn ?
Cảm ơn Mạnh Tuân đã quan tâm, không tiện và không được phép nêu tên của họ lên diễn đàn này nhưng: nếu các Đại gia buôn bán cà phê lớn trên các tỉnh Tây nguyên, Sài Gòn chắc đều biết .Họ không cao chạy xa bay, Là một Đại gia uy tín nhất từ trước đến nay, nhưng rồi….(ý mình nói không có gì là không thể… )ta bám theo họ liệu ta có tồn tại không.Đây là mình nói đến những người giàu làm ăn chân chính còn thứ mượn “đầu heo nấu cháo” thì nói làm gì. thân. (Giàu nhất nhì trong số kinh doanh cà phê tại KTum thôi bạn)
KT = Kon Tum?
đau lòng
hôm nay cá chín lai rai
thuê công hái được bốn mươi ký trón
chiếu vế bán trả ba mươi
cón lại mươi ký coi như tiền lời
đấu tư tiền thuốc phân tro
đêm năm nghĩ kỹ than ôi qúa béo
Theo mình nếu người kinh doanh cà phê mà mọi người cho là phá sản thì chắc chắn họ đã nằm trong 4 trường hợp sau :
– Cố tạo vỏ bọc để tạo lòng tin từ đó nuôi mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người khác sau đó chuyển tài sản đó đi nơi khác để sống ! Dạng này vài năm trước ở đâu cũng có ,nói phá sản nhưng lại có cả dãy phố ở SG ,hay BD …
– Vì có nhiều tiền , dễ kiếm tiền quá lên đầu tư việc khác , nhưng việc khác lại thất bại !
– Không hiểu biết về ptgc , không có người tư vấn mà muốn đánh quả , muốn giàu nhanh lên dính đòn phải phá sản
– Kiếm tiền đơn giản và dễ dãi quá lên chủ quan phát sinh những tật xấu làm mau chóng tan gia bại sản !
Một trương hợp hy hữu là do bệnh tật mang đến sự phá sản . Nhưng chỉ những người kd nhỏ lẻ mới chịu cảnh này mà thôi ,
Ngoài ra không có lý do gì để có thể làm người kd cp có thể phá sản ! Trên toàn Tây nguyên người kd cp thường có cuộc sống đủ đầy ,gia đình vui vẻ và hạnh phúc , đó là thực tế không thể chối cãi .
Tất nhiên là người làm cà phê mua trực tiếp của người nông dân , ứng phân bón tính lãi xuất thì luôn luôn có 1 khoản lợi nhuận ko hề nhỏ rồi anh .
Chỉ thua lỗ là những doanh nghiệp trung gian , mua của đại lý về sơ chế rồi bán cho nước ngoài thôi , lợi nhận bị ép sẹp lép luôn .
Bạn nói có lý lắm, những năm trước ai buôn bán cũng có thể làm giàu được. Chính vì điều đó nên ai cũng ham, chỉ cần một năm nay thôi nếu giá không tăng trở lại thì tài sản bao năm dành dụm không cánh mà bay chứ chả đùa.Không phải là họ không giỏi trong kd đâu bạn.
Vừa rồi mót được 5 bao quả tươi chà ra được có hơn 30kg à! Sao nhẹ kg quá, bình thường phải được gần 50 kg mới đúng nhỉ?! Theo dự dđoán vườn mình sẽ giảm sl 30-40% rồi, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cưa ghép cải tạo nữa!
Tôi trân trọng mục tiêu của cuộc đời và kinh doanh của bạn đọc. Đối với rất nhiều người, thắng thua rất quan trọng vì nó chứng tỏ với đời. Nhưng tôi từng thấy hôm nay thắng mai thua, hôm nay thua mai thắng và nghề kinh doanh của mình không lâi bền.
Tôi mơ tất cả chúng ta đều hành nghề, như 1 ông bác sĩ 40-50 năm. Khi ta tính chuyện hành nghề, thì tính bền lâu là quan trọng.
Huyện Krông Ana mấy năm nay ít nhất 10 đại lý kinh doanh cà fee phá sản rồi
không biết có phải họ kinh doanh dở không các bác nhỉ