Bà chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Ngân hàng Trung ương-Fed) Janet Yellen cách nay 2 tuần đã cố gắng làm dịu thị trường tài chính khi nói rằng bàn và các đồng sự dự kiến tăng lãi suất đồng USD trong năm nay, nhưng chỉnh lý tăng trưởng GDP Trung quốc và số liệu báo cáo về lao động ngoài nông nghiệp Mỹ lại làm dấy lên niềm tin của các nhà đầu tư rằng có khả năng trong năm nay Fed vẫn chưa thể tăng lãi suất đồng USD được. Báo cáo chỉ số lương ngoài nông nghiệp tháng 9-2015 không chỉ thấp hơn dự kiến nhưng số liệu tháng 8-2015 cũng bị chỉnh xuống đến 37.000 chỗ làm, cơ sở số liệu này củng cố ý nghĩ rằng Fed vẫn phải theo đuổi chính sách lãi suất bằng không. Trên cơ sở dự đoán như thế, giá các thị trường tài chính và hàng hóa phái sinh đều đua nhau tăng, trong đó có hai sàn cà phê, từ mấy ngày cuối tuần trước và đặc biệt ngày đầu tuần này. Các chỉ số trên các sàn chứng khoán chính châu Âu và Mỹ tăng từ 3,5% đến 6%. Các sàn hàng hóa phái sinh phục hồi nhanh, chỉ tính từ hai ngày cuối tuần trước giá đường ăn tăng 24,79% và giá cà phê arabica tăng 8,78% tính từ một tuần nay. Các quỹ đầu cơ nào đã bán khống nhiều trên các sàn hàng hóa (nên làm giá rớt trước đây) nay họ mua bù làm giá tăng gấp và cao.
Theo hướng đó, dù hoa cà phê Brazil có đẹp đến mấy, từng được nhiều nhà xuất khẩu và nông dân đánh giá là rất tốt trong tháng 9-2015 cộng với đồng Real Brazil (BRL) giao dịch có lúc ở mức 1 USD ăn 4,2478 BRL cách nay hơn một tuần, thì trong giai đoạn này khó thấy giá cà phê giảm mạnh.
Nhìn chung trên thị trường hàng hóa, chỉ số rổ hàng hóa CRB hôm qua lên trên mức 200 điểm, tăng 1,9% trong phiên, đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng tính đến nay CRB đạt được mức này.
IMF lại chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và cả năm sau khi đứng trước tình hình ngày càng khó khăn tại các nước phát triển như Brazil, Nga, Colombia…
Các chuyên gia kinh tế IMF đã hạ mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay xuống còn 3,1% và năm 2016 còn 3,6%, cả hai năm mỗi năm chỉnh xuống 0,2% so với dự báo phát hành trong tháng 7-2015. Tháng trước OECD cũng đã chỉnh mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 và 2016 xuống 3% và 3,6% tương ứng, so với đánh giá tăng trưởng kinh tế của chính họ là 3,4% cho năm 2014.
Giá cà phê đóng cửa sàn kỳ hạn robusta London giảm 8 USD/tấn còn 1614 USD/tấn cơ sở tháng 1-2016, sàn arabica New York lên 131.20 cts/lb tăng 0.50 cts/lb.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 1-2016 mở cửa chiều 7-10 giảm nhẹ đến không đổi.
Nguyễn Quang Bình
Mình cho rằng cả cà Arabica, Cà Robusta đều đã chạm đáy và xu hướng lên sắp tới là khá rõ ràng. Hiện tại mọi con mắt của giới đầu cơ và traders quốc tế đang đổ dồn vào vụ mùa Việt Nam cũng như tâm lý, thái độ bán hàng của nhân dân ta. Một số nhận định rằng khi giá lên 1700usd/mt thì dân Việt Nam sẽ bán hàng ra mạnh và mình hy vọng rằng nhận định đó sẽ sai như họ đã nhận định cuối tháng 8 đầu tháng 9 dân Việt Nam sẽ phải bán hàng ra ồ ạt.
Có thể vào vụ mới họ sẽ chơi bài tâm lý với nhân dân trồng cà phê chúng ta, giá có thể biến động lên xuống mạnh, thất thường để dò chúng ta. Vì vậy mình xin có ý kiến như sau:
– Khi giá chưa vượt qua ngưỡng 2000usd/mt sàn London thì nếu giá lên cần tới đâu bán tới đó, giá xuống đắp chăn nằm ngủ chờ sóng lên lại bán ra không vội vàng.
– Các chuyên gia phân tích kỹ thuật, các bài viết về thị trường cà phê nên phân tích, nhận định cùng tư vấn cho người dân cà phê nên xử lý trong trường hợp này như thế nào cho tốt nhất. Vì thị trường lên xuống là chuyện bình thường, do đó không nên viết theo kiểu giật gân gây hoảng loạn, hoang mang cho người dân cà phê dễ dẫn tới tình trạng bán tháo gây thiệt hại cho người dân. Chúng ta có thể thấy nhận định của Phan Thảo cho rằng cuối tháng 9 giá cà phê sánh với cà pháo đã không xảy ra. Nói vậy để chúng ta thấy rằng mình không nên nói cho sướng còn hậu quả người dân cà phê chịu. Vì đây là diễn đàn vì sự lớn mạnh của người dân trồng cà phê mong mọi người hãy làm theo tôn chỉ tất cả vì người dân.
Suy nghĩ của bạn @thaonguyen rất có trách nhiệm. Người uống cà phê (người tiêu dùng) thường không cảm thấy đắt hơn khi trả thêm 1000VND/ly. Nhưng để tăng mỗi ly 1000VND thì 1kg bột làm tăng thu 30000VND. Cho nên người nông dân và người kinh doanh có khoảng cách không hề nhỏ. Mình vừa làm nông Cà vừa kinh doanh, thấy rằng lợi ích phải được chia sẻ, không thể để nông dân cứ mãi ở cuối bảng thứ hạng về thu nhập mà lại đầu bảng về sự vất vả. Nhiều người vì lợi trước mắt cho bản thân quên đi trách nhiệm cộng đồng nên PHÁN như thánh về xu hướng làm 1 số bà con nông dân hoang mang, hoảng loạn như bạn vừa nhắc. Cảm ơn bạn thaonguyen!
Còn theo mình , nhận định là chuyện của người nhận định .
Người nghe có quyền không nghe , có quyền tham khảo , chứ ko thể chừi khi người ta nhận định xai được .
Không phải “sai” nhưng do không đúng ý trong bụng mình nghĩ thì đúng hơn.
Để kinh doanh hiệu quả , người kinh doanh phải biết cho được đồ thị của cả mùa và của từng tháng , phải bắt được đáy , phải chớp được đỉnh chứ không thể nói theo cảm tính hay suy đoán kiểu tôi nghĩ được . Nếu ai đã phải đi vay tiền để đầu tư chăm sóc cà phê , hay đã phẫu mua cà phê giá cao lúc đầu vụ thì không khỏi có tư tưởng chán chường . Cuối tháng 9 vừa qua đã có lúc một cân cà phê nhân không mưa nói 3 ký gạo như thế đã là thê thảm lắm rồi , cũng mấy nhờ sự tiết lộ của giới chức lđ Fed mà giá không xuống sâu và lâu , những như thế cũng là rớt thảm !
Các bạn , chắc chắn là người không kinh doanh cà phê lên mới có những phản hồi như thế . Chúng ta có rất nhiều người giỏi về phân tích giá cả xin hãy tự suy nghĩ ai đúng ai sai để mà áp dụng cho mình , con phản ứng như thế sẽ có người nghĩ :
Biết được thì để ta xài
Chờ đại chia sẻ ,người ngoài , không công !
Rất hoan ngenh anh Phan Thảo có những bài chia sẽ bổ ích .