Mới đó mà đã 7 năm, 7 năm từ cái ngày khủng hoảng nợ vay dưới chuẩn làm rúng động nền kinh tế toàn cầu. Khiếp! Suốt cả bấy nhiêu năm các ngân hàng trung ương in và trút tiền ra như nước với lãi suất bằng không! Nhưng có ai nhận ra chuyện lạ đời này, tiền in ra như nước mà chẳng có quốc gia phát triển nào có dấu hiệu lạm phát cả! Chẳng có nước nào thật! Nền kinh tế thế giới hình như đang nhào nặn một hình thái mới.
Cả thế giới ngóng đợi ngày hôm nay (hôm qua theo giờ Mỹ), ngày FED ra quyết định tăng lãi suất đồng USD. Thật ra thị trường tài chính nhốn nháo từ lâu vì chuyện này nhưng FED cứ treo như “mỡ treo miệng mèo”.
Giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0, đó là quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed ). Fed chưa muốn nâng lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức thấp, triển vọng kinh tế thế giới còn bấp bênh và thị trường tài chính chưa chắc đã hết lao đao.
Fed chưa tin rằng lạm phát sẽ dần quay trở lại mức mục tiêu 2%, dù thị trường lao động tiếp tục đã cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tháng 8-2015 đã giảm xuống chỉ còn 5,1%, thấp nhất kể từ tháng 4/2008.
Fed cho rằng lạm phát Mỹ chỉ ở mức 0,3% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 7 vừa qua. Chỉ số này nằm quá xa mức mục tiêu 2% từ hơn 3 năm qua.
Như vậy, chuyện tăng lãi suất đồng USD vẫn còn nhiều “cụp lạc”. Fed vẫn còn 2 phiên họp và thế giới tài chính lại phải “dài cổ” cho đến tháng 12-2015.
Đóng cửa giá kỳ hạn robusta London chốt mức 1564 USD/tấn, giảm 17 USD và arabica tăng 0.45 cts/lb đạt 118.55 cts/lb.
Khi để mở chuyện tăng lãi suất, những nước xuất khẩu hàng hóa lại phải nhiều phen “co giật”. Thật ra, luồng vốn đang được rút dần trên các sàn hàng hóa và từ các nước mới nổi. Ván bài đang được xóa nhưng chưa được chia lại để chơi ván mới!
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 11-2015 mở cửa chiều 18-9 tăng nhẹ đến không đổi.
Nguyễn Quang Bình
Giá lại xuống, khổ quá!
FED không tăng lãi suất về nguyên lý
– Sẽ không gia tăng dòng tiền đầu tư vào kênh tín dụng, trái phiếu…
– Dòng tiền giao dịch liên ngân hàng gia tăng
– Dòng tiền giao dịch giữa các tổ chưc tín dụng, nguồn quĩ với ngân hàng có thể gia tăng
Các yếu tố này có thể sẽ kích thích dòng tiền bơm vào thị trường hàng hóa nhiều hơn , trong đó có sàn giao dịch cà phê và nông sản, vấn đề là dòng tiền đó dùng để mở vị thế LONG hay SHORT? Nếu vị thế LONG chiếm ưu thế thì giá cà phê không có gì là mù mịt cả!
Chỉ sợ cà phê áp lực tồn kho còn nhiều và vụ mùa đang cận kề nên Short tiếp . Anh em nên nhớ mỗi một hãng kinh doanh đều có đội ngũ khảo sát riêng họ không tin bất kỳ ai vì đó là chiến lược kinh doanh nếu sơ xuất là họ sẽ ra đi thôi .
Mình là nông dân , văn thì dốt võ thì rát lên đọc bl của bạn NVH ,mình chả hiểu gì,theo cách nói nước ba nước tư của bạn ! Vậy lên , hỏi gọn bạn là sắp tới giá cà phê sẽ thế nào , bao giờ lên ,khi nào xuống , xuống bao nhiêu , lên nhiều không thể thôi !
Bạn cứ đóng đinh 1 quyết định để người đọc dễ hiểu chứ cứ Nếu với Không nếu thì nông dân chúng tớ chịu thua !
Mình xin đưa ra nhận định thế nay:
Hiện tại giá cà phê sàn London đang giao dịch ở quanh 1600usd/mt. Nhưng để mua được hàng thực thì phải mua với mức +90usd/mt trên sàn London. Thông thường giá hàng thực thường bị trừ lùi so với sàn London, giá hàng thực chỉ được cộng khi có thông tin mất mùa, khan hiếm hàng, khó mua hàng thực, nghĩa là hàng thực cao hơn giá sàn London. Vậy khi vào mùa vụ năm nay với tình hình sản lượng cũng không có gì là khả quan thì các giới đầu cơ kinh doanh cà phê sẽ giữ nguyên khoảng 1600usd/mt và ký hợp đồng giá cộng 80-90 hay đẩy thị trường lên cao để ký hợp đồng trừ lùi? hoặc ký hợp đồng có giá trừ lùi và ép người nông dân chúng ta sẽ phải chấp nhận bán thấp hơn giá hiện tại khoảng 2000-3000 đ nữa? Nếu xuống 2-3 ngàn đồng nữa thì người dân chúng ta có chấp nhận bán ra ồ ạt hay sẽ tiếp tục bán nhỏ giọt? Nếu tiếp tục bán nhỏ giọt thì mình cho rằng sẽ bị khủng hoảng cung và dẫn tới giá trên sàn London phải lên lại đó là qui luật của cung cầu. Mình vẫn đồng ý rằng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thì giới đầu cơ vẫn có thể dùng sức mạnh đồng tiền để làm lũng đoạn thị trường nhưng liên tục kéo dài năm nay sang năm khác đặc biệt với mặt hàng cà phê thì cũng không phải muốn là làm được khi nhu cầu tiêu dùng cà phê hàng ngày đang tăng. Vì vậy, giá cà phê đã bị ép xuống rất thấp và khá lâu nên trong thòi gian tới nó cũng phải bật lên lại. Mình nghĩ chuyện cà phê so sánh với cà pháo của bạn Phan thảo là chuyện ngày xưa rồi khó có chuyện lặp lại lắm.
Giờ thì đã có quyết định là Fed đã không tăng lãi xuất vậy theo bạn Phan Thảo thì tình hình cà phê trong thời gian tới sẽ ra sao cám ơn bạn nhiều
Chào HL nhé ! Cảm ơn bạn muốn tham khảo ys kiến của tôi . Nhưng xin nói thế này để bạn rõ ! Từ lâu tôi đã khẳng định Fed phải quyết định như bây giờ họ đã quyết định bởi tất cả cũng vì lợi ích của người Mỹ , Chính vì vậy mọi bl của tôi đều xét theo hướng này ,vậy mong bạn đọc lại những bl đã được đăng tải ở các lần trước .Mong bạn kd hiệu quả !
Xin bán Nguyễn Quang Bình giải thích giúp em.
Theo thông tin em được biết tồn kho tại Mỹ khoảng 6 triệu bao và của châu Âu là khoảng 12 triệu bao chưa kể hàng của các hãng rang xay. Với lượng tồn kho lớn như vậy thì xu hướng tới một thời điểm nào đó họ phải đảy giá lên để bán ra phải không bác? Xin bác trả lời giúp.
Xin cảm ơn!
Chào bạn thaonguyen,
Trong lượng tồn kho của GCA (Mỹ) và ECS (châu Âu) mà bạn nói, hãy tách số lượng tồn kho được xác nhận chất lượng của các sàn kỳ hạn hay tiếng Anh gọi là certifieds, riêng certified robusta thường ít được chủ hàng (một vài nhà kinh doanh) dùng để đưa thẳng cho rang xa tiêu thụ mà làm giá. Số còn lại là tồn kho dự trữ để tiêu thụ, có lô bán rồi chưa giao, có lô chưa bán nhưng sẽ bán để tiêu thụ…Phân định được lượng này rất khó.
Thường họ bán theo giá trừ lùi cộng tới, cá biệt chỉ bán cắt giá ngay khi họ tính toán có lời. Cách bán của họ không giống bạn nghĩ. Họ sẵn sàng bán lỗ hàng thực, nhưng lời trên hàng giấy khi tung tin ra gài bẫy, đầu cơ con nhảy vào, họ lời trên “chứng khoán tài chính” nhưng thua lỗ hàng thực. Song cái kia bù cho cái này.
Đúng họ dồn tồn kho đến mức cực lớn sẽ bán, nhưng chủ yếu tính trên trừ lùi cộng tới. Ví dụ trước đây họ mua loại 2, 5% đen bể trừ 50 thì nay bán cộng 80 USD, lời cơ học 130 USD.
Hiện nay, tồn kho certified robusta London hình như chưa đủ túc số để họ “trặt” con mồi vì nếu như các nước sản xuất bán ra mạnh, họ sẽ toi.
Với tình hình hiện tại, họ rất khó cho giá lên vì ai bán ra đâu mà mua, mà tích trữ. Bao lâu họ có điều kiện tích trữ, lượng hàng trong tay lớn, làm chủ được giá, bấy giờ họ mới cho giá lên chứ.
Hì hì, Xin cảm ơn bác nhiều.
Vậy là hiện tại chắc họ đang dằn mặt những người nông dân các nước dám kháng giá làm ảnh hưởng quyền lợi của họ nên chắc họ nghĩ phải ” dạy cho những người này một bài học để các năm sau không giám nghĩ chuyện kháng giá giữ hàng nữa” phải không bác Bình?
BẠN CÓ QUAN TÂM KHÔNG?
Năm 1994 giá cà phê robursta đạt đỉnh 4287 usd. 7 năm sau 2001 giá xuống đáy 360 usd. 7 năm sau nữa 2008 giá lại đạt đỉnh 2805 usd. Từ khi đó tới nay cũng đang là 7 năm, vậy liệu cuối năm nay giá có xuống đáy không ? và đáy là bao nhiêu? 1188 hay thấp hơn? .Chu kỳ thị trường đã bị các bố già tài chính định đoạt?
Lưu ý arabica cũng đi theo chu kỳ khác không giống robusta ,nhưng cũng đã đến thời gian phải xuống đáy.
Xin bổ sung thêm ý của bạn Thảo Nguyên: Fed có thể”nới lỏng định lượng” còn cà phê thì sản lượng không thể như Fed được.
Điều nhắc lại của bạn Hoàng Hiệp cũng là điều tôi suy xét rất nhiều , đây cũng là một yếu tố mà mọi người không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu về giá cà phê trong niên vụ tới !
Xin cảm ơn bạn đã cung cấp cho mọi người dữ liệu mà không phải ai cũng để ý được !
Cho tôi hỏi thật. Mọi người bình luận trên là chuyên gia cà phê hay là nhà đầu tư cà phê vậy. Hay chỉ là người trồng cà phê như tôi?
Mình nghĩ đa thành phần bạn Lu Van Tien ah!
Nhưng chính đa thành phần chúng ta mới có nguồn thông tin dồi dào, có bức tranh toàn cảnh hơn cũng như học được những kinh nghiệm, kiến thức từ mọi người để phân tích và lựa chọn cho chính mình.
Toàn là chuyên gia cà phê mơi lên nói vậy chứ bạn Lu Van Tien nhưng trong năm nay tôi theo dõi thì thấy chỉ có bác NGUYỄN QUANG BÌNH là nói đúng thôi, còn các nhà phân tích cà phê thì càng theo là càng chết ah. nhưng có nhiều người bàn luận thì mới có nhiều thông tin càng tốt.
Chào TN !
Tôi rất muốn bạn cho biết rõ : Bạn đã nghe ai để rồi càng nghe càng chết , bạn nghe họ khi nào và chết vì sao , mong bạn chỉ rõ chứ không lên chung chung như vậy ! Những ý kiến mà bạn cho là càng nghe càng chết thì tôi nghĩ nó còn trên diễn đàn này thì chỉ làm loạn , càng làm phân tâm cho bạn và cho mọi người chứ không phải càng có nhiều càng tốt đầu bạn .
cam on ban thaonguyen va ban tay nguyen da chia se cug . khong dau gi moi nguoi nam nay la lan dau tien toi dau tu gan 15 ha sap thu hoach .xuong gia the nay toi lo lamBạn cần viết tiếng Việt có dấu để được hiển thị – BQTFed ko nâng lãi suất thì đó là tin vui với cafe nói riêng và các hàng hóa giao dịch trên sàn dùng usd thanh toán nói chung.
Để đơn giản cho bà con ở đây dế hiểu: giả dụ giá cafe london đang là 1570 usd/tấn. Vậy khi usd mạnh lên thì nghĩa là hàng hóa được định giá thấp hơn. Cần ít usd hơn để mua được một tấn >> giá giảm.
Ngược lại khi usd yếu đi thì phải cần nhiều hơn 1570 usd mới mua được một tấn>> giá tăng.
Vậy khi fed vẫn duy trì lãi suất thấp nghĩa là đồng usd dễ được đẩy ra thị trường nhiều hơn. Mà cung tiền nhiều thì usd sẽ yếu đi( cung cầu). Về nguyên tắc giá sẽ lên.
Đuơng nhiên giá tăng hay giảm còn nhiều các yếu tố khác nữa.
Ai thật sự muốn thì inbox cho mình 0983432323 mình sẽ nói cụ thể hơn.Mình đồng ý với bạn Tuấn Đình và lý thuyết là như thể nhưng lý thuyết đó chỉ đúng trong dk bình thường . Còn hôm nay lý thuyết đó được áp dụng trong cơn lốc phá giá của các loại tiền đồng thì lý thuyết ấy không còn đúng nữa bạn ạ Trong cơn lốc đó , vàng , bất động sản , chứng khoán là những nơi an toàn hơn vì vậy nó trở thành nơi tránh ,, trú và như thế dòng tiền sẽ được hướng về đây ! Thế thì cái gì sẽ phải rút bớt vốn ra để chuyển về : bds , chứng khoán , vàng … thì cái đó sẽ bị bất lợi !