Ảnh hưởng tiêu cực nhãn tiền của việc Ngân hàng nhà nước Trung quốc (TQ) phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT). Hôm qua, TQ nhấn thêm “ga” cho NDT rớt, tổng cộng chỉ trong 2 ngày NDT rớt 4%. Thế giới tài chính chao đảo, chính phủ các nước xuất khẩu nguyên liệu và phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu hàng nguyên liệu lớn nhất thế giới là TQ phải tính lại chính sách tiền tệ của mình.
Trên thị trường cà phê, Brazil và Việt Nam là hai nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã có phản ứng tức thì: phá giá đồng tiền của mình để bảo vệ hàng xuất khẩu.
Thật ra, bản thân đồng Real Brazil (BRL) đã yếu và đi trước một bước. Từ đầu năm đến hết tuần trước, đồng BRL đã mất giá đến 24,25%. Chính vì vậy, giá cà phê nguyên liệu arabica tại New York đã chao đảo và rớt mạnh. Lợi suất đầu tư trên sàn kỳ hạn cà phê trong 7 tháng đầu năm 2015 đã mất gần 23%, là một trong những sàn kỳ hạn “thò tay vào mua là lỗ, muốn trữ hàng kiếm lời cũng lỗ”. Trong khi đó, sàn kỳ hạn robusta London chống chọi với giá khá tốt vì VND của nước xuất khẩu số 1 loại cà phê này vẫn thích ra tay “cứu dân độ thế” nhờ đồng tiền mạnh.
Hôm qua, Ngân hàng nhà nước VN quyết định phá giá VND so với USD là một quyết định có lợi cho xuất khẩu, đặc biệt VN là nước xuất khẩu nguyên liệu, hàng thô mạnh. Thông tin này đã nhanh chóng đến sàn London.
Thị trường đón nhận tin này bằng cách nhiều nhà kinh doanh không đợi VND mất giá nữa (khuynh hướng này xem ra không cưỡng được trong cuộc chiến tiền tệ hiện nay), họ đã bán đón vì khi thị trường nội địa cà phê VN chạm các mức kỳ vọng với giá tiền VND, sẽ tạo ra một sức ép trên thị trường. Bấy giờ, họ sẽ thu mua giá nội địa cao nhờ một là đã bán đón giá cao, hai là trả bằng VND cao (nhưng thật ra thấp so với tỉ giá USD).
Ai theo dõi thị trường 12-8 đều thấy rằng chính London đá ngã New York. Giá chỉ tăng trong thời gian đầu, sau đó London “buông” do tin VND phá giá, đã giảm nhanh và kéo theo New York.
Lượng giao dịch trên hai sàn hôm qua rất lớn, NY với trên 76 ngàn hợp đồng và LDN gần 20,5 ngàn lô.
Giá robusta tại thị trường nội địa Brazil hiện nay đang ở mức tương đương gần 1565 USD/tấn. Theo nhận định của một nhà tư vấn kinh doanh, đấy là mức cao kỷ lục từ trước đến nay “nằm mơ không thấy”. Nhu cầu mua mạnh robusta Brazil đang làm giá robusta nội địa Brazil nóng lên hàng ngày.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London mở cửa chiều 13-8 giảm mạnh đến giảm nhẹ.
Khuynh hướng chung: Không mấy tích cực
Nguyễn Quang Bình
Phan Thảo tôi xin chào các bạn ! Hôm qua và hôm nay ( tính đến lúc này cà phê đang âm trên 20 Dola) , nhưng tôi cho rằng những ngày tới ca phê sẽ tăng giá rất mạnh ! Xin lý giải như sau:
– Dầu lửa hiện nay lực cung lớn hơn rất nhiều lực cầu . Mỹ đang cố ép Nga vậy giới đầu cơ không thể hy vọng có đường tìm lợi nhuận vào dầu lửa trong lúc này và ít nhất trong 10 tháng tới !
– Sau hơn 2 thập kỷ , nhờ sự hậu thuẫn của NN , nền kt TQ đã hùng mạnh , họ trở thành công xưởng của TG ! Họ phát triển toàn diện , giới TB chính quốc cũng đông đảo và có tiềm lực tc khá mạnh ! Lúc này TQ rất muốn : Đẩy TB ngoại quốc ra khỏi đại lục , tăng thị phần hàng hoá trên toàn cầu .Để làm được điều đó nhanh nhất không gì hơn phá giá đồng NDT ! Vậy thì : Đồng NDT sẽ tiếp tục được phá giá cho đến khi Mỹ , Nhật , Đức …phản đối mạnh mẽ, quyết liệt .Không còn cách đối phó nào hơn Cục dự trữ liên bang Mỹ dù không muốn thì tháng 9 tới cũng không thể tăng lãi xuất được ! Đồng tiền các nước tiếp tục bị lung lay và mất giá vì NDT , Đồng Dola không tăng lãi xuất thì sẽ là cơ hội để vàng tăng giá
– Cà phê không thiếu trong ít nhất 1 năm nữa vậy không có khả năng tăng cao trong trung hạn !
Như thế dòng tiền sẽ có xu hướng đổ vào vàng ! Do vậy thời gian tới cà phê sẽ tăng giá ,vàng sẽ đứng và giảm !
Căn cứ phân tích trên , tôi cho rằng sắp tới cà phê sẽ tăng mạnh , cuối năm vàng sẽ đạt giá kỷ lục !
Giá cả của 1 loại hàng hóa thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố chính như lượng cung cầu, nạn đầu cơ, thị trường tài chính. Cái mà bạn đang nói tới chỉ là 1 góc độ thôi, trong khi đó cái quan trọng nhất vẫn là lượng cung cầu. Hiện nay lượng tồn kho vẫn còn nhiều nhưng đã vơi khá nhiều sau 1 thời gian mất mùa và giảm diện tích canh tác. Trong trung hạn giá sẽ lên nhưng ko mạnh. Nếu năm nay tiếp tục mất mùa và diện tích canh tác giảm do dân đổ xô sang trồng tiêu thả cf ko chăm sóc thì năm 2016 sẽ là 1 năm hứa hẹn cho bà con. Nếu năm nay giá ko cao bà con cố trữ để sang 2016 có cái mà bán.hjhj